Những giai thoại nổi tiếng về bậc thầy phong thủy Tả Ao

Những giai thoại nổi tiếng về bậc thầy phong thủy Tả Ao

Tả Ao tiên sinh là một trong những bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhất nhì của Việt Nam. Những giai thoại về ông được lưu truyền rộng rãi cho đến tận ngày nay, trở thành những câu chuyện hết sức ly kỳ. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa.

Tả Ao tiên sinh, tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh (1545 – 1788), là một bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhất nhì nước Việt. Nhà Tả Ao nghèo, cha mất sớm còn mẹ bị bệnh lòa mắt, vì thế nên ông  đến giúp việc cho một ông thầy thuốc người Tàu ở trong huyện, trước lấy tiền trị mắt cho mẹ sau học thêm được nghề bốc thuốc chữa bệnh. Chính vì thế mà ông chữa được bệnh mắt lòa cho mẹ.

 

Ông thầy Tàu thấy Tả Ao có chí lớn, nên khi về lại bên Trung Hoa đã dẫn ông theo để dạy thêm nghề thuốc. Trên đất khách, gần nhà ông thầy thuốc, có một thầy địa lý rất giỏi, cũng đang bị bệnh về mắt, Tả Ao liền được thầy phái sang chữa trị thay ông ta.

Thầy địa lý nói rằng, nếu Tả Ao chữa khỏi bệnh mắt cho mình thì ông sẽ thưởng 50 lượng vàng. Tả Ao nhờ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh mắt cho mẹ, nên đã chữa khỏi bệnh cho thầy địa lý, nhưng ông không nhận vàng mà chỉ xin ông ta truyền cho nghề xem phong thủy.

Vì ơn nghĩa, nên thầy địa lý bằng lòng, truyền dạy hết tinh hoa địa lý phong thủy cho Tả Ao, đến khi học thành tài, ông xin cả 2 ông thầy cho về nước.

Trước khi cho Tả Ao về Việt Nam, ông thầy địa lý muốn thử lần cuối sự hiểu biết của Tả Ao, ông ta làm ra 100 mô hình đất kết trên bãi cát, dưới mỗi huyệt có yểm một đồng tiền, rồi đưa Tả Ao 100 cây kim ra đó tìm huyệt để điểm.

Tả Ao điểm đúng 99 lỗ của đồng tiền, còn một cây điểm ở mép, mà huyệt này lại là huyệt thứ 100. Đây là huyệt ảo, vì mô hình tạo dáng rất huyền bí, ẩn hiện dưới những mô đất nhấp nhô, những thầy địa lý giỏi cũng khó phát hiện ra đúng huyệt đạo.

Khi Tả Ao về đến quê hương, ông chỉ lo hành nghề bốc thuốc, ít khi sử dụng đến khoa địa lý, chỉ khi nào cần thiết ông mới ra tay xem thế đất giùm mọi người, tuy vậy danh tiếng xem địa lý, phong thủy của Tả Ao lại nổi hơn nghề thầy thuốc.

Cũng chính vì ông không hành nghề xem phong thủy cho ai, nên không có hậu bối. Khi Tả Ao mất người nhà chỉ tìm thấy 2 bộ sách viết về địa lý phong thủy, là Địa đạo diễn ca và Dã đàm Tả Ao. Nhưng trong dân chúng có nhiều sách được in ra nói là sách do chính Tả Ao viết. Còn các nhà địa lý phong thủy, khi đọc xong 2 quyển sách trên, đều cho đây là sách quý.

- Tả Ao cứu vua nhờ mộ kết

Một ngày nọ thầy phong thủy Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh, khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.

Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi: “Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui”.

Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão: “Cháu mời ông dùng cơm…”

Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối.

Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân: “Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy phong thủy Tả Ao đây”.

Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền cúi đầu xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp: “Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ”.

“Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai”.

“Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quý trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho”.

Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha mình. Tả Ao xem xong mới nói: “Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi”.

Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn.

Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn: “Anh nhớ không cho ai biết chuyện này! Một trăm ngày nữa, vào ngày Mùi tháng Ngọ, đúng giờ Tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: ‘Con xin cứu ngài!’, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết!”.

Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu. Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời.

Và quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to: “Thưa ngài, con xin cứu ngài!”

Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy có vẻ sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngủ.Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh.

Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Rồi nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.

Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Thì ra ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.

- Dạy dỗ kẻ tham lam

Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ. Các vị chức sắc trong làng biết danh Tả Ao nên khẩn khoản nhờ ông đổi lại hướng đình làng để cả làng phát khoa bảng, muốn đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay.

Tả Ao nghe xong chỉ cười, sau đó ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong cáo biệt đi thẳng. Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí.

Nhưng không hiểu sao, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu. Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Rồi thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo. Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ.

Các cụ chức sắc lúc ấy mới hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây. Nhưng cũng hiểu rõ, tại họ quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao dạy dỗ. Từ đó có giai thoại Tả Ao chuyên dùng phép trị kẻ tham, kẻ ác.

 

 

- Thế đất “phượng hoàng ngậm thư” ở ngôi làng cổ nhất VN (Làng Nam Trì (xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) có trên 1.000 năm tuổi vốn từ xưa được ca tụng nằm tại thê đất “phượng hoàng ngậm thư”, dược Cao Biền và Tả Ao  – hai thầy địa lý nối danh đánh giá rất cao.)

May mắn, làng Nam Trì còn được đích thân hai thầy phong thủy nảy chọn đất xây đình, đặt cửa đê ngirời làng vể sau phát đmrng công danh, tài lộc. Nhung chẳng hiểu vì sao việc chọn đất, xây đình đểu theo ý của hai thầy phong thủy này nhung con đường khoa cử công danh của người dân trong làng không được như ý. Suốt lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam, số ngirờỉ làng đậu đạt lại vô cùng hiếm hoi, ngày nay SỊT học càng tụl dốc khỉ đa số dân làng đểu theo nghề nông, bán sức lao động để kiếm sống.
Đất “phượng hoàng ngậm thư"… mãi không phát?

Làng Nam Trì hiện nay không nhà cổ, cũng chẳng từ đường bề thế như tưởng tượng về những ngôi làng cổ nổi danh khoa bảng mà chúng tôi vẫn thường gặp. cả làng Nam Trì là hệ thống các ngôi nhà ngói đơn sơ, san sát nhau gọi cho người ta nhớ về những gian nhà của một thời bao cấp đã xa. Khung cảnh của ngôi làng cổ này như muốn mách hết cho những vị khách thập phương như chúng tôi về đời sống kinh tế còn bộn bề khó khăn, vất vả. Chính vẻ bề ngoài của làng Nam Trì đã mang đến sự bất ngờ đến khó tin cho chúng tôi trong chuyến hành trình tìm hiểu văn hóa ở nơi được ca tụng là có thế đất “phượng hoàng ngậm thư”.

Từ xưa, vị trí đắc địa của ngôi làng cổ này đã đuợc ca tụng và nổi danh suốt chiều dài lịch sử. Vị trí đắc địa này còn được hai thầy địa lý là Cao Biền và Tả Ao đánh giá rất cao.

Tương truyền với thế đất “phượng hoàng ngậm thư” thì đây là vùng địa linh, nơi sản sinh nhiều bậc văn nhân tài danh cho đất nước. Cũng theo tương truyền, chính vì địa thế hiếm có này đã khiến Cao Biền và Tả Ao bỏ công, bỏ sức giúp làng chọn đất xây đình, mong dân làng sớm có nguời vinh hiển. Cũng chính vì những câu chuyện phong thủy ly kỳ trên mà không ít người chưa một lần đặt chân đến Nam Trì đều nghĩ rằng đây phải là làng khoa bảng, nơi xuất thân của nhiều bậc hiền tài.

Tuy nhiên, trong chuyến khám phá ngôi làng cổ này, những gì chúng tôi thu thập được lại khác xa với sự tuởng tượng ban đầu. Nói về khoa cử công danh thì làng Nam Trì chưa hề được phất lên, thậm chí còn thua xa nhiều làng cổ khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Số người đậu đạt xuyên suốt cả lịch sử khoa cử thời phong kiến cũng chỉ có một hai người. Điều này được xem là không hề tương xứng với những gì suốt nhiều thế hệ ca tụng vị trí phong thủy đắc địa của ngôi làng cổ này.

Danh bất hư truyền hay hu danh… vô thực?

Để tìm hiểu sâu hơn nghịch cảnh khoa cử so với vị trí đắc địa của làng Nam Trì. chúng tôi đã tìm đến ngôi đình nơi duy nhất hiện nay thờ Cao Biền và Tả Ao – hai người nổi tiếng giỏi về địa lý làm thành hoàng làng.

Theo quan sát của chúng tôi, đình làng Nam Trì hiện nay được xây trên một gò đất bao quanh hoàn toàn là nước, lối vào duy nhất là cây cầu bê tông nối đình với đường làng. Vị trí ngôi đình này được xây lại trên khuôn viên do chính Cao Biền tự tay chọn đất truớc đây. Người làng vẫn tin đình làng được xây trên thế đât “cổ con rồng”. Theo lời kể của ông Vũ Công Điền, thủ từ đình Nam Trì, sở dĩ đình làng Nam Trì do Cao Biền chọn đất gắn liền với câu chuyện cách đây hơn một thiên niên kỷ trước. Vào giữa thế kỷ IX, Cao Biền từng đi qua vùng đất làng Nam Trì ngày nay, bằng nhãn quan của một nhà địa lý, Cao Biền cho rằng làng này có thế đất “phượng hoàng hàm thư”. Đây là thế đất rất quý, với thế đất này thì Nam Trì về sau sẽ sinh ra bao bậc tài danh lập nên nhiều công trạng lớn. Chính thế đất đẹp hiếm có của Nam Trì đã khiến Cao Biền bỏ công giúp làng chọn đất xây đình với mong muốn cho Nam Trì mau chóng có người hiển đạt, vinh quy!?

Tương truyền, nơi Cao Biền chọn đất để xây đình là nơi có “hoàng long địa mạch, song long tứ nhãn, nhị nhãn hiện nhị nhãn ẩn, thuỷ nhiễu chu viên”. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, có một điều lạ, kể từ khi Cao Biền chọn đất, làm đình cho đến thế kỷ XVI thì người làng Nam Trì chẳng một ai đạt được công danh như lời ông Cao Biền truyền lại. Cái thế phong thủy “phượng hoàng ngậm thư” của làng coi như chẳng phát huy được tác dụng nào. Chẳng hiểu vì lý do gì từ ngày Cao Biền chọn đất xây đình cả làng không có nổi một người đậu đạt. Chính điều này khiến cả làng hoài nghi. Đến thế kỷ XVI, nghe danh Nam Tri có thế đất quý, thành địa lý Tả Ao đến làng. Chính ông đã khuyên dân làng dời đình đi nơi khác, không để ở vùng đất Cao Biền lấy trước đây.

Ông Điền kể lại rằng, người Nam Trì chúng tôi đến nay vẫn truyền tụng nhau rằng, Tả Ao tiên sinh từng sinh sống ở làng 38 năm. Vì quý cái thế đất của làng Nam Trì nên ông đã ở mãi nơi đây đến lúc về già. Lý do mà ông Tả Ao ở lại lâu như vậy đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Lý do vì sao thầy địa lý Tả Ao quyết định dời đình làng sang một vị trí mới, nam ở phía Tây của làng đến nay không ai trả lời được. Đình làng nơi Tả Ao chọn đất đã bị bom cày nát trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, vị trí đất đó đã bị nguời làng tự ý xây nhà lên ở. Cũng từ khi Tả Ao chuyển đình sang chỗ mới thì làng Nam Trì mới bắt đầu có người đậu đạt. Tuy nhiên cũng chỉ vỏn vẹn đuợc một ông tiến sỹ, một ông quận công. Sự thực 1.000 năm qua cho thấy thế đất “phụng hoàng ngậm thư” của Nam Trì chưa thể phát đường công danh tài lộc như hai ông thầy địa lý Cao Biền, Tả Ao phán trước đây.

Cao nhân tất hu cao nhân trị

Cao Biền (821- 887), người U Châu (Bắc Kinh, Trung Quốc), nhờ có công đánh bại quân Nam Chiếu xâm chiếm phương Nam nên năm 868, Cao Biền được vua Đường cho trấn giữ Giao Chỉ giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ và giữ chức này đến năm 875. Dân gian cho rằng, Cao Biền là người có thuật phong thuỷ kỳ lạ và mưu đồ xấu. Nhiều câu chuyện kể lại, khi Cao Biền giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, ông thường “cưỡi diều” đi khắp nơi, hễ đâu có thế phong thuỷ đẹp thì yểm, phá long mạch để không cho những đất đó sinh thành ra các bậc tài danh. Ngay nay, ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hay đất Đường Lâm (Sơn Tây), Ba vì, Hà Nội vẫn truyền tụng những câu chuyện tương tự. Còn Tả Ao, có thông tin, ông sinh vào thế kỷ XVI, ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông là thầy địa lý, phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam.
Một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam được cho rằng, ông là tác giả. Ngày nay, ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên (Hà Nội), núi Hàm Rồng (Thanh Hóa). Ngoài ra, còn có các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa. Làng này có tục nọ, nghề kia là do Tả Ao chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu, khanh tướng là do Tả Ao tìm long mạch, huyệt đạo đặt mồ. Việc hai ông thầy địa lý được cho là có tài năng này cùng chọn đất xây đình cho làng Nam Trì theo cách khác nhau nhưng chẳng hiểu sao làng này mãi không phất lên được?

- Một số tác phẩm: Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được cho là do Tả Ao truyền lại gồm: Tả Ao chân truyền di thư (左 幼 真 傳 遺 書), Tả Ao chân truyền tập (左 幼 真 傳 集), Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏), Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局), Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca 本國左⿰氵幻先生地理立成歌

 

 

Theo sách vở và cả truyền miệng thì Tả Ao có những tên sau: Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên, Nguyễn Đức Huyền hiệu Phủ Hưng, Hoàng Chiêm, Hoàng Chỉ. Ông sinh vào thời Lê sơ (1428-1527), có sách nói thời Lê – Mạc (1533-1592), thời Lê – Trịnh – Nguyễn (1592-1789), có người khẳng định ông sinh năm Nhâm Tuất (1442) có sách còn nói Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (tức là đời nhà Đường ở thế kỷ IX). Tuy nhiên, qua những chuyện kể có liên quan đến Mạc Kinh Độ nên hiện nay người ta dễ chấp nhận ông sinh vào thời Lê sơ. Quê quán, có sách nói ông sinh ở làng Tả Ao (Hà Tĩnh). Có sách lại nói gốc ở Sơn Nam (vùng Hải Dương, Hưng Yên), sau đó gia đình phiêu bạt và định cư ở làng Tả Ao. Do các sách đều ghi Vũ Đức Huyền (hợp với ngoài Bắc còn miền Trung trở vào là họ Võ). Từ suy đoán này có thế chấp nhận ông sinh ở vùng Sơn Nam (Hải Dương, Hưng Yên) phiêu bạt và định cư về xã Ao Cầu (sau này tách thành 2 xã Tả Ao và Tiên Cầu), phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có đền thờ Tả Ao, giếng Tả Ao. Ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có đền thờ 3 thượng đẳng phúc thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công) và Cao Biền (Cao Vương) và Bản cảnh thành hoàng Tả Ao. Bởi nơi đây Tả Ao đã chọn đất lập làng để làng thịnh vượng và phát triển. Tại sao ngài lại giỏi địa lý như vậy? Có 2 nguồn truyền miệng về việc Tả Ao tầm sư học đạo nên nggười. Một truyền thuyết kể rằng, Tả Ao cứu một thầy địa lý người Trung Quốc chết đuối ở sông Phù Thạch xứ Nghệ.

Tin bài liên quan