Nghiệp lực của con người là điều không thể nghĩ bàn, luật nhân quả báo ứng xưa nay không hề bỏ sót một ai… Câu chuyện dưới đây hy vọng sẽ giúp chúng ta tin tưởng hơn về điều này.
Bác sĩ có thể nhìn thấy vô vàn những ca tử vong của con người, từ góc độ của y học cũng như góc độ khoa học mà nói, tất cả nhưng ca tử vong đều có nguyên nhân của nó. Có thể là do tuổi tác đã cao, các bộ phận trong cơ thể lão hoá đến hồi kết của sinh mệnh, hay các yếu tố khác tạo thành, nói chung là đều có nguyên do.
Nhưng có rất nhiều cái chết, nếu chúng ta ‘điều tra’ chi tiết thêm một bước nữa thì sẽ phát ra được sự thực đằng sau đó. Luật nhân quả, đó là điều mà khoa học cũng như y học ngày này không thể thấu hiểu và nghiên cứu chứng thực được rõ ràng.
Dưới đây là câu chuyện ly kỳ được kể lại bởi một pháp y nhiều năm trong ngành, sự việc xảy ra vào 1 ngày mùa đông…
Vào một đêm mùa đông, cục cảnh sát nhận được điện thoại thông báo có người tự vẫn trên một cây cầu ở ngồi làng ngoại ô thành phố.
Pháp y được thông báo sẽ cùng cảnh sát nhận nhiệm vụ lên đường đến hiện trường vụ án. Tới nơi, họ phát hiện trên cầu là một phụ nữ trẻ treo cổ tự vẫn, thời gian chết vẫn chưa được lâu. Pháp y kiểm tra sơ bộ xong kết luận rằng quyết tâm muốn chết của người phụ nữ này rất là kiên định, hầu như không có một chút do dự nào cả, sau khi lấy dây buộc vào cổ xong liền nhảy xuống dưới cầu tạo ra lực rơi rất mạnh, đến cả gân cổ còn bị đứt.
Rốt cuộc thì đã xảy ra chuyện gì khiến một người con gái còn thanh xuân như vậy phải quyên sinh, bỏ đi sinh mệnh của mình? Sau khi cảnh sát điều tra đến ngôi làng gần đó để tìm hiểu về thân nhân của nạn nhân, lúc tới nơi, lại gặp một cảnh khiến người ta không khỏi kinh động.
Khi vào nhà của người phụ nữ kia, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt phía cảnh sát đó là cảnh tượng một đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi bị chết cóng trên giường. Cạnh đó, cha đứa trẻ đang khóc lóc bi thương trước cái chết của con mình. Cha đứa bé thấy cảnh sát vào nhà thì liền khóc lóc thảm thiết hơn, vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện về nỗi uất ức của mình, nhưng cũng không hề hay biết tin gì về cái chết của vợ.
Hoá ra do hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau, mà sự việc cũng không có gì lấy làm phức tạp. Khi người chồng ra ngoài gặp gỡ bạn bè uống rượu, vợ ở nhà một mình trông con. Sau khi người chồng trở về, người vợ nổi giận đùng đùng trách mắng chồng ra ngoài cặp bồ, có quan hệ qua lại bất chính với một người nào đó.
Khi thấy vợ đổ oan cho mình, người chổng nổi cơn tức giận không thể kìm chế, cảm thấy vợ mình tự nhiên vô duyên vô cớ gây chuyện, bản thân cùng lắm cũng chỉ là ra ngoài tụ tập bạn bè uống chút rượu, giờ tự nhiên lại bị vợ vu oan giá hoạ cho cái tội ngoại tình. Vậy là đôi bên lớn tiếng cãi nhau không ngừng, người chồng tức quá lại tiếp tục đi tìm bạn uống rượu tiếp.
Vợ ở nhà thấy vậy lại càng tức giận hơn, cho rằng chồng vô tâm, vợ chồng lấy nhau chưa được bao lâu đã thay lòng đổi dạ, đã vậy lại còn ra bên ngoài gặp gỡ người khác, uống rượu lại còn mua vui. Điều tức giận hơn nữa là thà chết chứ không chịu nhận.
Trong lúc nhất thời nghĩ không thông, cho rằng như này thà chết cho xong chứ sống làm gì nữa. Nghĩ rồi liền nhắn tin cho chồng nói: “Anh về nhà mà trông con, tôi không trông con nữa”. Người chồng thì trong lúc uống rượu không để ý tin nhắn, đến khi say mềm rũ rượi thì mới trở về, về nhà vợ chẳng thấy đâu, chỉ thấy đứa con trên giường bị chết vì lạnh, có lẽ trong lúc không có người trông nom, đứa bé cọ quậy đạp chăn ra khỏi người, rồi bị lạnh hoặc sặc sữa mà chết. Thường thì vì nhà ở nông thôn, phòng ngủ không được giữ ấm, trời lại lạnh hơn 10 độ.
Người chồng tội nghiệp vẫn không hề hay viết vợ mình treo cổ tự vẫn nên cảnh sát mới đến, ra sức phân bua rằng do vợ mình không chăm sóc con, bỏ mặc đi đâu mới dẫn đến cái chết của con mình. Khi cảnh sát bắt buộc phải thông báo cho người chồng về cái chết của vợ mình, nghe xong người chồng đau khổ tột cùng mà lăn ra ngất xỉu.
Một việc đơn giản lại gây ra cái chết oan uổng cho hai sinh mệnh, một phụ nữ tuổi đời còn quá trẻ, một đứa trẻ non nớt đáng yêu, cả hai sinh mệnh bị huỷ đi trong chớp mắt thật khiến cho người ta không khỏi đau lòng. Sự việc có lẽ cũng chỉ là sự hiểu lầm nhưng lại gây ra cái kết quá bi thương, thoáng chốc người chồng trẻ phải mất đi những người thân yêu nhất, gia đình trở nên tan nát. Đời người còn dài, tương lai còn rộng, đâu đến mức phải bịt đường bít lối nhất định phải chết như này, quả thật là oan uổng.
Vụ án đơn giản, sau khi xác mình rõ mọi chuyện đây chỉ là vụ tự sát đơn thuần, mọi việc đi vào kết thúc một cách nhanh chóng. Nhưng mà trong quá trình điều tra án mạng, phía cảnh sát lại phát hiện một việc, đây chính là nguồn cơn gây ra mọi chuyện thị phi.
Ở đầu thôn bên cạnh đường quốc lộ có một người họ Lưu làm nghề chữa xe máy, người này ngoài 50 tuổi, đã ly hôn vợ và sống cuộc sống đơn độc một mình. Vì thôn làng ở ngoại ô cũng nhỏ, hầu hết mọi người trong làng đều đến đó sửa xe và quen biết, người này bản thân sống một mình buồn chán nên thường ngày thích nói chuyện đưa đẩy đặt điều thị phi làm trò tiêu khiển cho hết thời gian.
Không cần lý do, người này tuỳ hứng bản thân mà đơm đặt chuyện của người khác. Ông ta nói với người phụ nữ kia rằng chồng cô đã cặp với người khác, đã thế lại còn miêu tả sống động như thật. Điều này khiến cho cô vợ tin chắc rằng chồng mình đã có bồ thật dẫn đến xảy ra sự việc đau lòng sau đó.
Phía cảnh sát sau khi điều tra chứng thực tất cả mọi chuyện này đều là lời đơm đặt của người họ Lưu, mọi người trong thôn ai nấy đều bừng bừng nổi giận tố cáo với cảnh sát: Họ Lưu kia thường ngày thích nhất là đặt điều thị phi, thêm mắm thêm muối vào nhiều sự việc làm cho rất nhiều gia đình quanh đây vì thế mà trở nên xung khắc. Ngược lại, khi mọi người bị hiểu nhầm cãi nhau thì họ Lưu kia lại vô cùng hả hê vui vẻ, mỗi khi nghe được ai đó vì mình mà cãi nhau thì rất phấn khích. Lúc cao hứng ra quán uống rượu lại đem ra khoác lác như thể là sự việc rất đáng để tự hào.
Tuy vì sự đặt điều của họ Lưu kia mà dẫn đến cái chết oan uổng của hai mẹ con thiếu phụ, nhưng việc này lại không thể kết thành tội danh hay liên đới trách nhiệm gì. Phía cảnh sát cũng chỉ đành giáo huấn cho người họ Lưu kia một trận rồi thôi, hi vọng sau này có thể bỏ thói hư tật xấu này đi.
Nói đến cũng thật ly kỳ, sau đó mấy tháng, pháp y nhận được thông báo của phía cảnh sát, nói rằng người họ Lưu kia trong một lần đi chơi uống rượu về khuya, sau khi về nhà nửa say nửa tỉnh lại muốn lấy rượu ra uống tiếp. Đầu óc mơ màng với tay lấy một chiếc bình tưởng rằng đó là rượu đưa lên miệng.
Điều đáng tiếc xảy ra, đó lại là một bình khí hoá lỏng để dùng khi sửa chữa xe, đây là một chất có nhiệt độ cực thấp, khi tiếp xúc vào sẽ có phản ứng bỏng lạnh cực nhanh, chỉ một, hai giây là khiến vị trí tiếp xúc bị bỏng nặng. Không cần nghĩ thì mọi người cũng biết điều gì sẽ xảy ra. Toàn bộ lưỡi và khoang miệng của người họ Lưu bị bỏng lạnh đông cứng lại, ông ta đau đớn ngã gục xuống đất hôn mê.
Rất may là có người phát hiện kịp thời đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng mà đối với loại vết thương kiểu này thì bác sĩ cũng đành bó tay, không thể vãn hồi gì được, lưỡi đã tổn thương quá nặng nề, không những vậy nguyên cả vòm họng cũng đã biến dạng rồi. Tuy tính mạng được bảo toàn nhưng cả đời về sau phải dùng ống dẫn thức ăn trực tiếp vào dạ dày, tình cảnh rất bi đát.
Vị pháp y chứng kiến toàn bộ câu chuyện này là một Phật tử, đối với tín ngưỡng thì luôn một lòng thành kính. Kinh nghiệm nhiều năm đối diện với rất nhiều kỳ án, muôn hình vạn trạng đã khiến rút ra một kết luận rằng: Y học và khoa học ngày này còn có rất nhiều điều hạn chế, nó khiến cho nhận thức của con người cũng bị bó hẹp. Có rất nhiều những điều mà cả y học và khoa học hiện đại không thể nào giải thích được.
Vị pháp y trải qua những kinh nghiệm mở rộng điều tra, phân tích chi tiết nhiều vụ án, ông phát hiện rằng điều mà nhà Phật giảng về nghiệp lực của chúng sinh, về ‘thiện có thiện báo, ác có ác báo’ là vô cùng chân thực, là chân lý muôn đời bất biến.
Luật nhân quả có những lúc biểu hiện ra không hề rõ ràng, khiến người đời khó lòng phát hiện. Nhưng mà trong thực tế, quy luật ấy đích thực là có tồn tại, cho dù là nó không báo ứng ngay tại đời này thì cũng báo ứng trong đời khác. Câu chuyện trên đây có lẽ chính là một sự báo ứng ngay tại đời này.
Vậy nên, con người chớ vội vàng quy kết ‘không thấy thì không thể tin’. Bởi có những điều mắt của chúng ta không nhìn thấy, nhưng không phải là chúng không tồn tại.
Yên Ly.