Phật gia nhìn nhận: khi con người làm điều xấu, thì sẽ bị quả báo ở đời này, hoặc cũng có thể sẽ bị quả báo ở đời sau; còn có báo ứng lên con cái và thân nhân của họ, thậm chí còn có linh hồn chuyên môn chuyển sinh vào nhà đương sự để báo ứng. Bất kể phương thức nào, nó thực sự là ứng với một câu nói cổ: “Không phải là không báo, mà là chưa đến lúc; Một khi đến lúc, tất cả đều bị báo ứng”...
Vào thời nhà Thanh, ở thôn Trường Thiên, Tức Mặc, Sơn Đông, có một vị tên là Vương Viên Ngoại, vốn là người hào phóng. Ông có một cậu con trai, năm 20 tuổi đỗ kỳ thi Đồng Sinh, sau đó, Vương Viên Ngoại lấy vợ cho con trai mình. Nàng dâu mới vừa bước qua cửa không lâu thì chết. Sau một thời gian, Vương Viên Ngoại lại tìm một nàng dâu mới cho con trai mình; tuy nhiên, nữ nhi đó đã chết trước khi bước qua cửa, và con trai của ông đột nhiên cũng đột ngột phát điên.
Trước sự bất hạnh của gia đình, Vương Viên Ngoại đã tìm đến một thuật sĩ để hỏi nguyên nhân. Thuật sĩ nói với ông rằng nó có liên quan đến tiền kiếp của ông. Kiếp trước ông là một phú ông họ Trần, lúc đó có một nhân sĩ nghèo khó họ Phạm nợ ông một trăm lượng bạc. Ông đã truy nợ rất gấp gáp; Phan Sinh không có cách nào trả nợ đã chọn cách treo cổ tự tử, vợ của Phan Sinh cũng chết theo chồng. Đứa con nhỏ tuổi của họ cũng chết vì không có cha mẹ chăm sóc. Họ Phan vì thế đã tuyệt tự.
Sau khi Phan Sinh chết, đã kiện Âm Phủ, Âm Phủ cho rằng nợ thì phải trả đó là Thiên ý, yêu cầu của họ Trần không sai, nhưng vấn đề là Phan Sinh có ý muốn trả nợ, chỉ là hành động của họ Trần quá cấp bách, dẫn đến cái chết cho 3 người nhà họ Phan. Chuyện xảy ra với gia đình họ Phan quả thực rất đáng thương. Hơn nữa nhà họ Trần giàu có, một trăm lượng bạc đối với ông ta cũng không nhiều, nhưng nhà họ Trần so đo từng tí, không chịu lùi một phân, thực là vi phú bất nhân, vì tiền mà không có lương tâm, sẵn sàng hành ác. Vì vậy, Âm Phủ đã phán quyết: Sau khi chuyển sinh, nhà họ Trần đã phải hoán mạng một con trai và hai con dâu để đền tội cho gia đình ba người họ Phan, kiếp này sẽ tuyệt tự.
Vương Viên Ngoại chính là chuyển sinh đời sau của họ Trần. Đây là nguyên nhân khiến hai người con dâu Vương Viên Ngoại chết, còn con trai ông cũng phát điên, thực ra chính là báo ứng.
Vị thuật sĩ cũng nói với Vương Viên Ngoại, vì kiếp này ông rộng lượng, nếu làm nhiều việc thiện hơn nữa thì có thể được vãn hồi. Vương Viên Ngoại đã thề trước Thần Phật, sẵn sàng làm việc thiện và tụng kinh Phật hàng vạn lần.
Qua một đoạn thời gian, Vương Viên Ngoại lại đến hỏi thuật sĩ, vị thuật sĩ nói rằng vì Vương Viên Ngoại đã hành thiện và tụng Kinh niệm Phật nên Âm Phủ đã ra lệnh cho Phan Sinh ân hạn báo ứng 20 năm, chờ đến khi con trai của họ Vương trưởng thành rồi mới trả mạng cho Phan Sinh. Kết quả là, cơn điên dại của con trai Vương Viên Ngoại sớm được chữa lành.
Phật gia nhìn nhận: khi con người làm điều xấu, thì sẽ bị quả báo ở đời này, hoặc cũng có thể sẽ bị quả báo ở đời sau.
Thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), có một phú gia tử (con nhà giàu) ở Vô Tích tên là Trương Ý Thu, là người đặc biệt có khả năng ăn chơi hưởng lạc. Khi cha cậu còn sống, ông vẫn có thể kiềm chế cậu một chút và không cho cậu quá nhiều tiền. Tuy nhiên, Trương Ý Thu vẫn vay nợ riêng sau lưng cha mình, và hứa sẽ trả nợ sau khi cha trăm tuổi, cậu ta đã vay nợ rất nhiều tiền.
Sau khi phụ thân qua đời, anh ta lại vung tiền một cách không còn e dè gì. Nếu chiếc vòng ngọc mua về không được như ý thì sẽ đập nó đi ngay lập tức, nếu áo da thú không vừa thì sẽ cho đi ngay lập tức. Về ăn uống, anh ta chi nhiều tiền để tìm kiếm cao lương mỹ vị; hàng xóm nhà anh ta nuôi một con chim hoàng tước, anh ta bỏ ra cả đống tiền để mua, chỉ để nướng nó lên ăn thôi. Theo phong tục địa phương, vào mùa xuân sẽ có các cuộc thi du thuyền, anh ta bỏ tiền ra thuê tất cả các thuyền từ trước, và không cho phép cho bất kỳ ai thuê lại. Có vô số hành động phóng túng tương tự…
Trong vòng chưa đầy hai năm, tài sản của Trương gia gần như bị mất sạch bởi Trương Ý Thu. Cũng may là vợ anh ta đã sống ly thân từ trước và còn có chút tài sản nên thỉnh thoảng giúp anh. Sau khi vợ chết, gia tộc họ Trương cho anh ta ba trăm lạng bạc mỗi tháng để sinh sống, nhưng anh ta vẫn tiêu cháy túi.
Trương Ý Thu, cả đời sống buông thả, già nua, không con cái, không làm được gì; chỉ lúc đó, ông ta mới vô cùng hối hận. Một đêm, ông nằm mơ thấy một vị Thần nói với ông: “Phá sản rồi, có thể đi”. Ngày hôm sau, ông mất.
Có người biết chuyện của gia đình ông nói: “Đây là báo ứng”. Hóa ra nguyên lai ông nội của Trương Ý Thu, là Trương Ông, từng tranh giành đất đai với người cùng làng là Kê Đạo Khôn, và đã đến Quan phủ để đấu kiện và bị thua. Sau đó, ông ta nghe theo kế của những người khác, lên Quan phủ cấp trên kiện Kê Đạo Khôn là kẻ côn đồ, và Kê Đạo Khôn bị lưu đày vì lý do này. Vào ngày Kê Đạo Khôn bị đi đày, Trương Ông đã mời họ hàng và bạn bè cùng một đoàn hát đến ăn mừng tại nhà.
Khi Kê Đạo Khôn đi ngang qua nhà Trương, ông ta càng tỏ ra khó chịu và nói: “Đợi đến khi tôi quay lại nhất định phải trả thù!” Sau khi Trương Ông nghe vậy, ông ta đã sai người đến mua chuộc những lính canh hộ tống và thuê họ giết Kê Đạo Khôn trên đường đi.
Sau đó, công việc kinh doanh của Trương Ông diễn ra rất thuận lợi, cuối cùng trở nên giàu có nhất vùng. Nhưng một ngày nọ, ông đột nhiên mơ thấy Kê Đạo Khôn; và cũng chính vào ngày này, cháu trai Trương Ý Thu của ông ra đời. Trương Ông nghi ngờ cháu trai của mình là do Kê Đạo Khôn đầu thai nên đã dặn con trai phải cẩn thận, thậm chí còn dùng một nửa tài sản của gia đình để mua nghĩa trang nhà họ Trương. Nghĩa trang chủ yếu để giúp những người bần khốn trong bộ tộc, và giúp việc tang trong họ tộc.
Điều mà Trương Ông trù liệu không sai, Trương Ý Thu chính là chuyển sinh của Kê Đạo Khôn, nhằm triệt tiêu gia sản nhà họ Trương và giải tỏa mối hận của kiếp trước. Anh ta đợi cho đến khi oan oán trả xong rồi mới chết.
Không duyên không nợ, đời này chẳng gặp nhau…
Thời Trung Hoa Dân Quốc, có một Nho sinh tên là Ngô Dục Đình ở trấn Đồng Lý, Tô Châu, Giang Tô, gia đình ông đã là học giả qua nhiều thế hệ. Con trai út của Ngô Dục Đình là Ỷ Hà, do thường xuyên mơ thấy nhiều danh nữ đến đòi mạng vào ban đêm, ăn ngủ không yên, nên cậu phải về nhà để dưỡng sức đang khi học đại học, nhưng cậu không nói cho cha mẹ biết nguyên nhân.
Chị họ của Ỷ Hà có mối quan hệ rất tốt với cậu nên cố gắng tìm cách hóa giải cho cậu, nhưng chị họ cậu thực sự có cùng một giấc mơ như cậu vào đêm đó, và qua hai ngày thì sinh bệnh. Cô kể lại với cha mẹ về giấc mơ của mình, nhưng cha mẹ cô đã cảnh báo cô không được nói với cha mẹ của Ỷ Hà.
Rất nhanh sau đó, Ỷ Hà lâm trọng bệnh, và cậu thường lẩm bẩm những điều vô nghĩa. Mẹ cậu vô cùng lo lắng nên đã nhờ một pháp sư có tiếng xem cho. Vị pháp sư nói rằng bệnh nhân biết chuyện gì đang xảy ra; mẹ của Ỷ Hà hỏi con trai mình và cậu đã kể lại cơn ác mộng.
Qua một thời gian, nguyên thần của Ỷ Hà đến Âm gian trong một giấc mơ, và quan Âm Phủ khiển trách cậu vì đã phụ bạc những nữ tử này. Ỷ Hà nói: “Tôi đời này thủ thân như ngọc, sao nói có chuyện này?” Tất cả các cô gái liền bước tới kể cho cậu nghe về chuyện phụ bạc của cậu từ tiền kiếp. Nghe xong, Ỷ Hà thở dài: “Hóa ra là oan gia từ kiếp trước!”
Không lâu sau đó, Ỷ Hà chết. Anh trai của cậu mơ gặp Ỷ Hà đang trên xe trên đường từ bệnh viện về nhà, hỏi cậu đã bình phục chưa? Ỷ Hà gật đầu và nói: “Khỏi rồi”, nhưng chiếc xe phóng đi rất nhanh và biến mất nhanh chóng. Đợi đến khi tỉnh lại, anh trai của cậu mới nhận ra Ỷ Hà đã chết từ lâu, những gì anh trai của Ỷ Hà gặp trong mơ chỉ là hồn của cậu.
Vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên thiện đãi với người khác, quảng kết thiện duyên, đề cao phẩm đức, chỉ có như vậy mới có thể tiêu tai giải nạn, tiêu trừ ác báo.
Châu Yến.