Khi chọn được thời điểm phù hợp nhất để lau dọn bàn thờ dịp tháng cô hồn, chúng ta nên chú ý tuân thủ theo những kiêng kị dưới đây để đảm bảo dọn dẹp đúng cách, vừa không phạm phong thủy lại đem đến tài lộc và may mắn cho cả gia đình và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ nhất là vào dịp rằm tháng 7 tháng cô hồn, người dọn tốt nhất nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề.
Sau đó người này chuẩn bị một đĩa hoa quả, đứng trước bàn thờ gia tiên thắp một nén hương xin phép bắt đầu thực hiện công việc lau dọn bàn thờ. Khấn xong, cần phải chờ nén hương này cháy hết thì mới được tiến hành lau dọn.
Nhiều gia đình tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau nên sẽ bài trí các vật dụng trên bàn thờ theo phong cách, mật độ dày hay thưa. Không chỉ vào dịp rằm tháng 7, mỗi khi lau dọn bàn thờ, dù các vật phẩm thờ cúng nhiều hay ít, chúng ta đều cần hết sức cẩn thận, tránh và kiêng làm rơi hoặc làm vỡ đồ thờ cúng. Đặc biệt, trong tháng cô hồn, việc đánh rơi, làm vỡ đồ thờ cúng được xem là đại kị.
Cần hiểu rằng, việc bao sái bàn thờ ngày nay ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ chỉ cần chú ý làm cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại.
Bởi lẽ đồ thờ cúng trên bàn thờ luôn được coi là những vật phẩm linh thiêng trong nhà, vừa thể hiện sự tôn kính đồng thời cũng giúp con cháu đời sau tỏ rõ tấm lòng dành cho tổ tiên, ông bà và người thân đã khuất trong họ hàng. Tránh đổ vỡ tức là mong mỏi sẽ đem lại may mắn và tốt lành trong khi lau dọn.
Theo các nhà tâm linh, ngày thường và dịp tháng cô hồn này chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kị không nên làm, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.
Khi lau dọn bàn thờ dịp tháng cô hồn, chú ý kiêng đánh rơi, làm vỡ vật phẩm thờ cúng và hạn chế di chuyển bát hương. |
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng để lau. Nước dùng để lau dọn phải là nước ấm và sạch, không được dùng nước lạnh. Hoặc dùng rượu gừng để bao sái ban thờ.
Khi lau bàn thờ, cần lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Lau bài vị tổ tiên trước rồi sau đó chuyển sang lau bát hương. Dùng khăn mềm lau các bức tượng để tránh tượng bị xước hay phai màu sơn. Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là bát hương.
Gia chủ có thể tỉa các chân hương và chỉ nên để lại 3 chiếc. Việc để quá nhiều chân hương khiến bàn thờ nhanh bụi, điều này sẽ không tốt cho gia chủ. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. Khi sạch bàn thờ đã sạch bụi thì gia chủ mới tiến hành thay nước. Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
Theo ông Hà Thanh, tối kị rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.
Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. Người xưa không làm như thế, mà quan niệm đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.
Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng nên tháng cô hồn và các dịp quan trọng khác, tránh đặt bàn thờ ở gần lối đi lại ồn ào. |
Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Tránh đặt bàn thờ ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, dễ hao tài. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.
Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.
Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.
Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp.
Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.
Thời điểm tốt nhất để lau dọn bàn thờ tháng cô hồnTheo Ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người) lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn ở thời điểm này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt”. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa. |