Vì sao nói thời khắc "Xuân phân" đáng giá ngàn vàng?

Vì sao nói thời khắc

“Xuân phân” là một trong tứ đại tiết khí trong một năm. Từ thời xa xưa, có một câu tục ngữ rằng “Thời khắc xuân phân đáng giá ngàn vàng”. Đạo lý ở đây là gì?

“Xuân phân” phản ánh tiết khí của đại tự nhiên, mà trong văn hóa cổ truyền, nó triển hiện tinh thần “Thiên nhân hợp nhất” như thế nào?

1. “Xuân phân” – thời điểm tinh khí trời đất an hòa

Vào ngày “Xuân phân”, mặt trời mọc từ chính đông, ngày và đêm dài bằng nhau, âm và dương trung hòa, dương khí cùng với mặt trời lên dần tăng trưởng, vạn vật cùng sung túc. Trong 24 tiết khí, xuân phân là đạt đến điểm trung hòa, lúc đó khí âm dương thiên địa điều hòa, không tranh không đoạt, chính là thời điểm tuyệt đẹp của vạn vật.

Lão Tử nói: “Thiên địa chi khí, mịch đại ư hòa, hòa giả, âm dương điều, nhật dạ phân, cố vạn vật xuân phân nhi sinh, thu phân nhi thành, sinh dự thành, tất đắc hòa chi tinh”. Y tứ là: Khí thiên địa tuyệt vời nhất khi trung hòa, khi đạt đến trung hòa, âm dương cân bằng, ngày đêm phân minh, vạn sự xuân phân mà sinh, thu phân mà thành, sinh trợ thành, ắt đạt được tinh thần an hòa

Trong “Thông huyền chân kinh” nói rằng, tuy thu phân cũng là thời điểm ngày đêm quân bình, nhưng thu phân là thời điểm nóng lạnh bình hòa, so giữa xuân và thu thì là nhất sinh nhất thu (xuân là mùa sinh sôi, thu là mùa thu hoạch), vừa khớp thành một cặp đối bỉ.

Bào Chiếu thi cú triển hiện vẻ mỹ hảo của thời khắc xuân phân đáng giá ngàn vàng, trong thi phẩm “Thiên kim cố tiếu mãi phương niên”:

“Xuân phong đạm đãng hiệp tư đa
Thiên sắc tịnh lục khí nghiên hòa
Đào hàm hồng ngạc lan tử nha  
Triêu nhật chước thước phát viên hoa”  

Tạm dịch là:

Gió xuân lặng nhắn khách tư đa  (hiệp khách đa tâm tư)
Sắc trời thanh tịnh khí nghiên hòa
Đào ngậm hồng đài, mầm lan tím
Tinh mơ lóng lánh trổ lụa hoa

Còn những vần thơ của Lý Bạch thì như gieo rắc vần xuân trong gió xuân, vịnh xuất khúc ca mùa xuân của Thiên – nhân hợp nhất: 

“Thượng hữu hảo điểu tương hòa minh,  
Gian quan tảo đắc xuân phong tình.  
Xuân phong quyển nhập bích vân khứ,  
Thiên môn vạn hộ giai xuân thanh.” 

Tạm dịch:

Thiên không chim quý hòa điệu hót,
Nhân gian sớm đắc xuân phong tình.
Gió xuân cuốn nhập mây ngọc bích,
Ngàn gia vạn hộ đẫm xuân thanh.

Nói đến loài chim quý (hảo điểu) của mùa xuân, chim én là đại biểu. Chim én là một loài huyền điểu. Chúng đến vào tiết xuân phân, đi vào tiết thu phân. Chúng thích xây tổ dưới mái hiên nhà, đại biểu cho sức sống của mùa xuân. Lễ cầu tử (cầu con) của cổ nhân được cử hành vào xuân phân, bởi đây là quý tiết mỹ hảo nhất của mùa sinh mà thượng thiên ban tặng.

2. Lý lễ hợp nhất – Thiên nhân hợp hòa

Tại “xuân phân”, từ Địa Cầu mà quan sát lộ tuyến vận hành của Mặt Trời (đường hoàng đạo), chính là xuyên việt xích đạo của Địa Cầu từ nam hướng bắc. Nơi tương giao này chính là “điểm xuân phân”, được định là điểm 0 độ của đường hoàng kinh. Tại thời khắc này, ngày và đêm, nóng và lạnh đều quân bình. Sự hình thành tự nhiên của thời khắc thiên địa hòa hợp này chính là thời cơ đẹp nhất để sinh mệnh vạn vật sinh ra.

“Xuân phân” trong văn hóa Trung Hoa được vận ứng, triển hiện tinh thần của văn hóa Thiên – nhân hợp nhất như thế nào?

Vào ngày xuân phân, “Mặt Trời ở chính đông”, Thiên tử (hoàng đế) nghênh xuân tại đông đường (cung điện phía đông) và cử hành đại lễ tế Thần. Ngoài lễ tế tự của Thiên tử, triều đình cũng ra chính lệnh trọng thị nuôi dạy sinh mệnh trưởng thành, chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ mồ côi; Thực hành chữ “nhân”, coi trọng nhân đạo, giảm nhẹ hình phạt, tha tội nhỏ, dừng ngục tụng. Những việc này đều là thực thi chính trị thuận ứng với thiên địa hợp hòa. Dịp xuân phân, theo “Lễ kí – Nguyệt lệnh”, phần tử trí thức cần noi theo tố dưỡng văn hóa của một “quân tử trai giới”, người thường cũng cần “xuân phân không sát sinh” (Trích “Trai nhân nguyệt lệnh”).

Loài chim của xuân phân – chim én hót dưới mái hiên nhà, đánh thức mọi người xuân phân đang đến. Vào ngày xuân phân, Thiên tử đích thân truyền lệnh cho chín hoàng hậu và thần thiếp theo sau, cử hành lễ tế, hướng “Cao Môi” thỉnh con trai nối dõi. “Cao Môi” (禖 “Môi”) là vị Thần sinh sản tối cao, chủ quản tử tự (con trai nối dõi) trên Thiên Thượng.

Theo “Minh đường nguyệt lệnh”

Khi ngọn gió đông của Xuân phân (còn gọi là minh thứ phong) thổi, quốc quân thuận ứng thời điểm hoàng kim cho việc canh tác, “Tu phong cương, lý điền trù” – xây dựng biên thùy, sửa sang ruộng đồng (theo “Bạch Hổ Thông”). Nông gia cần cù trồng trọt canh tác, hoan tụng “xuân phân mạch khởi thân, nhất khắc trị thiên kim” – Xuân phân lúa mạch trổ thân, thời khắc đáng giá ngàn vàng.

Trong khí tiết trung hòa, long đài đầu thi vũ bố sinh cơ – chính là lúc rồng ngẩng đầu thi triển phép tạo mưa phân phát sinh cơ cho vạn vật. Từ Kinh trập đến Xuân phân của ngày 2 tháng 2 Hoàng lịch, truyền thuyết nói đó là ngày rồng ngẩng đầu, nguồn gốc của truyền thuyết này đã có từ rất xa xưa. Đông Hán “Thuyết văn” ghi chép về rồng” như sau: “Xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi nhập uyên” – Xuân phân bay lên trời, thu phân bay về tổ – Con rồng này là rồng thi triển mưa, cổ nhân gọi là “Ứng Long”, nó mang mưa xuân cho đại địa, mang sinh cơ cho sinh mệnh toàn đại địa.

“Dân ca Thiểm Bắc Tuyển – Lãm Công Điệu” có câu hát: “Nhị nguyệt lí lai long đài đầu, trường công đoản công thông xuất ngưu”, ý tứ là tháng hai rồng ngẩng đầu, việc dài việc ngắn đều thông suốt. Trong “Đế kinh cảnh vật lược – Xuân trường” thời Minh có ghi chép một câu dân dã: “Nhị nguyệt nhị nhật viết long đài đầu, tiên nguyên đán tế dư bính, huân sàng kháng, viết huân trùng nhi, vị dẫn long, trùng bất xuất dã”, chính là nói vào ngày này, nông phu cần tận lực làm nông sự, trong nhà cần hun khói thơm giường chiếu, dẫn rồng lên trời, khắc chế trùng bọ làm phiền người; Những loại bánh cúng còn dư sau Tết Nguyên Đán cũng lấy ra vào thời điểm này để tiên hương hưởng dụng (thắp hương rồi hưởng). Dân gian còn có các hoạt động như Xuân phân lập đản, ăn rau xuân, tống xuân ngưu… đều là những biểu hiện đón chào nghênh tiếp sinh khí của sinh mệnh.

Lắng nghe chim én hót, mau mau xuống ruộng, sinh kế cả năm nằm tại tiết xuân. Thời Nam Bắc triều, nhân gian vào ngày xuân phân trong nhà thường trữ các loại mạ non. Một khi nghe chim hót véo von, bác nông phu liền khẩn trương ra đồng trồng trọt canh tác. “Kinh Sở Tuế thời ký” viết, nếu bỏ lỡ dịp xuân phân, sẽ bỏ lỡ mùa màng thu hoạch cả năm.

3. “Xuân phân” – thời khắc đáng giá ngàn vàng

Nguyên Chẩn, một thi nhân thời Đường, đã viết bài thơ “Vịnh 24 khí thi – Xuân phân nhị nguyệt trung”, mô tả tiết khí xuân phân âm dương hòa hợp, vạn vật đều hướng tới nhân gian mà triển hiện sắc thái tươi sáng đáng yêu:

“Nhị khí mạc giao tranh, xuân phân vũ xử hành  
Vũ lai khán điện ảnh, vân quá thính lôi thanh  
Sơn sắc liên thiên bích, lâm hoa hướng nhật minh
Lương gian huyền điểu ngữ, dục tự giải nhân tình”  

Tạm dịch:

Thiên Địa chẳng giao tranh, xuân phân mưa giăng khắp.
Mưa đến coi ánh chớp, mây qua dẫn sấm vang.
Sắc núi xanh biêng biếc, hoa rừng hướng nhật minh.
Lương gian huyền điểu hót, như muốn giải nhân tình.

Xuân phân được sản sinh dưới sự vận hành của Thiên Địa, là món quà của đại tự nhiên, ngay cả khi dùng tận ngàn vàng của nhân gian, cũng không thể mua lại một khắc xuân phân, chỉ có thể quý tiếc nó mà thôi! Con người, nếu có thể không vì bản thân mà phá hoại sự cân bằng của thiên nhiên, mới có thể khiến Thiên Địa vĩnh viễn trường tồn!

Hương Thảo.

Tin bài liên quan