Vì sao nói: Phúc báo của con cái đều có liên quan tới cha mẹ?

Vì sao nói: Phúc báo của con cái đều có liên quan tới cha mẹ?

Lão Tử nói: ‘Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân’. Tạm dịch: Đạo trời không thiên vị, thường giúp người thiện lương. Có rất nhiều thứ đôi khi người khác có thể mang tới cho chúng ta, nhưng phúc báo của chúng ta không nhất định có thể có được nó. Nếu hiểu được đạo lý này, cuộc sống của chúng ta sẽ giảm bớt được rất nhiều đau khổ và phiền muộn!...

Có rất nhiều người đi phá thai chỉ vì một nguyên nhân: ‘sợ không nuôi nổi con!’ Với họ nuôi được nổi một đứa con đã là việc vô cùng vất vả chứ đừng nói sinh thêm một đứa nữa. Trong tiềm ý thức chúng ta đều cho rằng, đứa trẻ này là do tôi nuôi lớn, gia đình này là do tôi gánh vác chống đỡ...

Kỳ thực không phải như vậy, trước tiên chúng ta nên hiểu một đạo lý, và cũng là quy luật của vũ trụ, mỗi người khi sinh ra đều có phúc báo riêng của mình. Khi một đứa trẻ tới đầu thai là mang cả phúc báo của chúng tới, nhìn bề mặt ta thấy rằng cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng, nhưng trên thực tế là phúc báo của bản thân đứa trẻ đang nuôi dưỡng chúng.

Một sự việc cuối cùng có thể đi tới thành công, là phúc báo của tất cả mọi người chung sức tạo nên, chính là sự tích lũy phúc báo chung của mọi người. Ác nghiệp cũng lại như vậy. Hiện nay trong khi môi trường đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng, mỗi người chúng ta đều đừng nên đi trách móc người khác, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là một nhân tố tạo nên điều đó.

Khi chúng ta sử dụng túi nilon, và hầu như tất cả những vật dụng sinh hoạt hằng ngày... thì đều là đang sử dụng những sản phẩm có liên quan tới các loại hóa chất. Việc sử dụng đó của chúng ta mỗi ngày chính là đang phá hoại môi trường.

Đạo Trời không có tình thân cũng không thiên vị bất kể một ai, cho dù đó là con của bạn, bạn cũng không thể chuyển phúc báo của mình cho chúng. Mỗi người đều có số mệnh riêng của mình! Có rất nhiều người không hiểu được điều này, vì muốn con thành thiên tài liền tìm đủ mọi cách để con được học tập trong trường nổi tiếng.

Kỳ thực điều trước tiên cần xem xét đó là đứa trẻ đó có số mệnh trở thành thiên tài hay không. Cũng giống như việc nuôi một đứa trẻ, cho dù tiền dùng chi tiêu cho chúng là tiền của cha mẹ chúng, nhưng hao tổn lại là phúc báo của bản thân đứa trẻ đó.

Có đôi khi cha mẹ có thể cung cấp có thể mang lại cho đứa trẻ nhiều tiền bạc của cải, nhưng mệnh của đứa trẻ đôi khi không nhất định có thể tiêu. Vì chúng ta cần xem số mệnh của đứa trẻ đó có hay không, đây chính là đạo lý ‘thiên đạo vô thân’. Có người nhất mực yêu thương con cái tới mức cho rằng có thể chi càng nhiều tiền nuôi con càng tốt.

Kỳ thực nếu bạn tiêu nhiều tiền quá mức cho con, ngược lại sẽ càng làm con tổn càng nhiều phúc báo của chính chúng. Sau khi mất đi nhiều phúc báo, lớn lên đứa trẻ sẽ không có thành công cũng như tiền đồ danh vọng. Vì vậy chúng tôi thường khuyên mọi người: Khi con đến tuổi đi học, hãy để chúng học tập trong điều kiện như mọi người bình thường, vận mệnh của chúng có thể đi theo con đường học hành thì sẽ tự có được, hãy để mọi thứ tùy kỳ tự nhiên. Nếu đường đời của chúng không thể theo sự nghiệp học hành thì dù bạn có tìm cho con người thầy tốt nhất cũng vô dụng.

Cổ nhân xưa vẫn thường mời thầy về để dạy dỗ con cháu, tuy nhiên điều họ làm khác biệt rất lớn với con người hiện nay. Trước đây khi mời thầy dạy cho con, người thầy đó phải dạy học trò của mình về nhân phẩm, nhân cách làm người. Tiếp sau đó mới dạy về kỹ năng, kỹ thuật, phải làm một bài văn như thế nào, cách viết một bài thơ ra sao,...

Con người hiện nay thì không thế, không dạy con về nhân phẩm cũng như nhân cách làm người, những thứ dạy con đều là về tri thức khoa học và kỹ thuật, do vậy mới không có nhiều ý nghĩa.

Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng. Điều bạn cần làm trước tiên là hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được là không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực, sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.

Người xưa cũng dạy: ‘Nhất đại tố quan cửu đại oan’ Tạm dịch: Một đời làm quan, chín đời chịu oán. Tại sao lại nói như vậy? Nguyên nhân là nếu bạn làm một vị quan tốt, lo nghĩ cho dân cho nước thì chính là tích phúc báo lớn cho con cho cháu sau này. Còn nếu bạn làm một vị quan không tốt, chiếm hữu của công thành của tư, mượn công danh để mưu đồ bất chính thì chính là đang tạo nghiệp, và điều lưu lại cho con cháu đều là nghiệp chướng, tổn phúc báo của con cháu và tới tận chín kiếp sau con cháu đều phải ‘làm trâu làm ngựa’ để trả nợ cho những ác nghiệp tích lại đó.

Việc bạn cần làm là tích lũy thật nhiều âm đức, thì mới có thể lưu lại cho con cháu sau này; nếu muốn con cháu bạn sau này phát tài, hãy bố thí tiền bạc cho những người nghèo; nếu bạn muốn con cháu sau này được khỏe mạnh, hãy bố thí nhiều thuốc cũng như niềm vui cho người khác. Đây chính là đạo Trời luôn giúp người thiện lương.

Việc hiếu thuận với cha mẹ cũng lại như vậy.

Đôi khi chúng ta cho rằng mua nhiều đồ bổ dưỡng cho cha mẹ thậm chí là những thứ không cần thiết hoăc tổ chức tiệc mừng thọ hoành tráng là biểu biện của lòng hiếu thuận. Kỳ thực chúng ta nhìn thì thấy là náo nhiệt là vui vẻ, nhưng kỳ thực đó lại là hành động làm tổn phúc báo của chính bản thân họ chứ không phải là biểu hiện của sự hiếu thuận.

Thời xưa có một gia đình nọ có người cha già qua đời, để tỏ lòng hiếu thuận thương tiếc người con trai tổ chức ma chay linh đình làm tới ba trăm bàn tiệc. Vài ngày sau ông lão hiện về trong mơ nói với con trai, lẽ ra ông được lên thiên đàng để hưởng phúc, nhưng vì cậu con trai tổ chức đám tang lớn quá, sát sinh quá nặng quá nhiều, làm cho ông phải chịu khổ dưới địa ngục mà không ra được!

Qua câu chuyện này chúng ta có thể thấy mặc dù tiền con cháu ông lão đó chi ra, nhưng người bị mất phúc báo lại chính là ông lão đó.

Cha mẹ tiêu càng nhiều những khoản tiền vô vị cho con, cũng chính lại là đang làm tổn phúc báo của con, đây chính là quy luật đại đạo của vũ trụ ‘thiên địa vô tình’. Do vậy việc tổ chức sinh nhật cho con, hay việc tổ chức mừng thọ nhìn bề mặt người thường tưởng là tốt, kỳ thực lại đang làm tổn phúc báo của chính bản thân người được tổ chức.

Cho dù con cái có học hành giỏi giang đến mấy cũng đừng nên tự hào đi khoe khoang khắp nơi quá sớm. Hãy nên nghiêm khắc với con một chút, sẽ có lợi nhiều hơn cho sự phát triển sau này của chúng.

Có rất nhiều thứ cho dù người khác có thể cho chúng ta, tuy nhiên phúc báo của chúng ta không nhất định có thể dùng được chúng.

Kiên Định.

Tin bài liên quan