Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như đề cao về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt.
Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.
Xác định rõ ngũ hành bản mệnh của mình là mệnh gì, hành gì? Từ những phân tích đó sẽ xét xem hành bản mệnh của mình do hành nào sinh ra, hành nào khắc, hành nào phản sinh, phản khắc. Cùng tìm hiểu về ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc, ngũ hành phản sinh, ngũ hành phản khắc.
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
– Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
– Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt)
Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được…
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
– Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
– Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với mình không chỉ về phong thủy mà còn có sự tương sinh, tương khắc giữa các cung mệnh. Vậy những người tuổi Tỵ cụ thể là tuổi Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Quý Tỵ, Tân Tỵ, Kỷ Tỵ hợp màu gì và kỵ màu sắc nào nhất?
Năm sinh dương lịch: 1905, 1965, 2025
Năm sinh âm lịch: Ất tỵ
Mệnh Hỏa
Màu tương sinh của tuổi Ất tỵ: Tuổi Ất tỵ nên chọn những đồ đạc, quần áo có màu xanh nhẹ nhàng sẽ khiến cho bạn thêm tươi mới. Vì bản mệnh của bạn rất hợp với màu xanh lục(vì Mộc sinh Hỏa). Đặc biệt, nếu có làn da trắng, tươi tắn bạn có thể chọn màu đỏ hoặc hồng, màu tím (vì nó là màu bản mệnh của Hỏa) để luôn nổi bật giữa những chốn đông người.
Màu tương khắc của tuổi Ất tỵ: Nếu bạn sinh năm Ất tỵ, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu đen, xanh nước vì màu đen tượng trưng cho hành thủy, mà mà thủy khắc hỏa, không tốt cho người tuổi Ất tỵ.
Năm sinh dương lịch: 1917, 1977 và 2037
Năm sinh âm lịch: Đinh tỵ
Mệnh Thổ
Màu tương sinh của tuổi Đinh tỵ: Người tuổi Đinh tỵ có khá nhiều sự lựa chọn màu cho màu sắc trang phục. Bởi họ rất hợp với màu đỏ, màu hồng (Hỏa sinh Thổ), còn màu vàng và vàng đất lại chính là màu bản mệnh của Thổ nên càng tốt hơn.
Màu tương khắc của tuổi Đinh tỵ: Người tuổi Đinh tỵ nên tránh dùng màu xanh, xanh lục trong trang phục, đồ đạc vì Mộc khắc Thổ không tốt cho tuổi Đinh tỵ.
Năm sinh dương lịch: 1929, 1989 và 2049
Năm sinh âm lịch: Kỷ tỵ
Mệnh Mộc
Màu tương sinh của tuổi Kỷ tỵ: trên thực tế, có khá nhiều người tuổi Kỷ tỵ yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu của bản mệnh của tuổi Kỷ tỵ và những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người tuổi Kỷ tỵ cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen, vì đen, xanh đen tượng trưng cho hành Thủy, mà Thủy sinh Mộc nên rất có lợi cho người tuổi Kỷ tỵ.
Màu tương khắc của tuổi Kỷ tỵ: Người tuổi Kỷ tỵ nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, người tuổi mậu tý hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc của Kim.
Năm sinh dương lịch: 1953, 2013 và 2073
Năm sinh âm lịch: Quý tỵ
Mệnh Thủy
Màu tương sinh của tuổi Quý tỵ: Màu đen tượng trưng cho hành Thủy và chắc bạn cũng dễ dàng đoán ra người mạng Thủy hợp nhất với đen. Ngoài ra, những bộ trang phục, phụ kiện màu trắng cũng sẽ rất hợp với bản mệnh của tuổi Quý tỵ vì Kim sẽ sinh Thủy.
Màu tương khắc của tuổi Quý tỵ: Theo quan hệ tương khắc thì Thổ là hành khắc hành Thủy, vì thế, bạn hãy tránh dùng các đồ vật, trang phục hoặc phụ kiện có màu vàng và vàng đất. Nó sẽ không được tốt cho người tuổi Quý tỵ.
Năm sinh dương lịch: 1941,2001 và 2061
Năm sinh âm lịch: Tân tỵ
Mệnh Kim
Màu tương sinh của tuổi Tân tỵ: Hãy chọn cho mình những bộ đồ hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì màu vàng (Thổ), mà Thổ sinh Kim nên rất tốt cho người tuổi Tân tỵ. còn màu trắng là màu tượng trưng cho bản mệnh nên cũng tốt cho người tuổi Tân tỵ.
Màu tương khắc của tuổi Tân tỵ: Nếu bạn sinh năm Tân tỵ, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim, không tốt cho người tuổi Tân tỵ.
Màu đỏ: Màu đỏ là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, lòng nhiệt huyết, sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ đôi khi dưới ý nghĩa tiêu cực, cũng là biểu tượng của chiến tranh, sự tàn khốc. Đối với người Á Đông, màu đỏ thường tượng trưng cho tình yêu, lòng nhiệt huyết, một số dân tộc coi màu đỏ là màu của sự dũng cảm, sự hy sinh và đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, màu đỏ đậm thường tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ, phù hợp với những người lãnh đạo. Màu đỏ nhạt tượng trưng cho sự đam mê, hưởng thụ và sự nhạy cảm. Màu đỏ tím tượng trưng cho sự nữ tính, lãng mạn, tình yêu và tình bạn.
Màu cam: Màu cam cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu cam là sự pha trộn giữa màu đỏ và màu vàng, nên nó có ý nghĩa là mạnh mẽ và hạnh phúc. Màu cam mang đến sự vui tươi, phấn khởi, là biểu tượng cho sự nỗ lực, sáng tạo và cuốn hút. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sử dụng đồ vật màu cam có thể tăng tính tư duy và sáng tạo, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.
Màu tím: Màu tím cũng là màu thuộc hành Hỏa, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa tương hợp. Màu tím là sự pha trộn giữa màu đỏ và màu xanh, nên nó có ý nghĩa mạnh mẽ và vững chắc. Màu tím tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, giàu có và thèm khát. Trong nghệ thuật, màu tím là màu của sự sáng tạo và huyền bí. Đây là màu sắc ít thấy trong tự nhiên.
Màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu hợp mệnh Hỏa, có ý nghĩa
tương sinh (Mộc sinh Hỏa). Màu xanh là màu của thiên nhiên, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện. Ngoài ra, màu xanh ô liu là màu của hòa bình và hữu nghị.
Màu vàng: Màu vàng là màu nắng, màu của ánh mặt trời ấm áp, nuôi dưỡng sự sống trên trái đất, nên màu vàng thường đi liền với cảm giác thụ hưởng hạnh phúc, của sự sống tràn trề. Màu vàng thường được liên tưởng tới ánh sáng nên nó cũng là màu của trí tuệ, sự thông thái, anh minh. Màu vàng thường mang lại cảm giác ấm áp, làm con người thấy thoải mái, hoạt động dưới nắng vàng làm tăng sự linh hoạt trí óc. Màu vàng nhạt mang đến sự thu hút, tuy nhiên màu vàng chói lại mang đến sự khó chịu, giận dữ, đặc biệt trẻ em dễ bị phản ứng khó chịu trong các căn phòng màu vàng chói. Ở phương Đông, màu vàng là biểu tượng của hoàng gia, quý tộc, mang ý nghĩa danh dự và lòng trung thành.
Màu nâu: Màu nâu là màu của sự bền vững và chắc chắn. Đồng thời nó cũng là màu sắc tượng trưng cho sự nam tính. Một số dân tộc coi màu nâu là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc.
Màu trắng: Màu trắng là biểu tượng của sự hoàn mỹ và cái thiện. Màu trắng mang ý nghĩa của sự đơn giản, nhã nhặn và an toàn. Đây là lý do vì sao bệnh viện thường sử dụng màu trắng, thiên thần thường mặc trang phục màu trắng,...
Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen cũng là màu của quyền lực, huyền bí, giàu có và quý tộc.
Màu xanh dương: Xanh dương là màu của trời và biển. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính. Ngoài ra, nó còn là màu của sự trung thành, tin tưởng, thông thái, tự tin và trí tuệ.
Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng và mỏng manh, trong mối quan hệ, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.