Tuổi Bính Tý hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Bính Tý sinh năm 1996 mệnh Thủy rất hợp với các màu trắng, màu đen, xanh dương hoặc bạc và kỵ màu vàng nhạt, vàng đất, nâu, đỏ, da cam.
Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như coi về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống tâm linh thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa tâm linh của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt, cúng các thiết bị đồ dùng theo tuổi gia chủ.
Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.
Việc chọn màu xe theo tuổi 1996 vô cùng quan trọng bởi màu xe hợp mệnh sẽ giúp người lái đi lại an toàn, ăn nên làm ra, xe cộ ít hư hỏng và thể hiện được phong cách của chủ nhân. Nhưng đâu là màu xe hợp tuổi Bính Tý? Với nữ 1996 khi chọn xe máy nên chọn trắng, màu xanh dương,... vừa thể hiện sự nữ tính của mình cũng như đem lại nhiều may mắn, an toàn trên đường đi. Với nam 1996 sở hữu gam màu đen sẽ thể hiện sự mạnh mẽ, nam tính, đẳng cấp của đàn ông khi đi chiếc xe máy hoặc ô tô màu đen.
Hãy cùng tìm hiểu tuổi Bính Tý. Nam nữ sinh năm 1996 mệnh gì? Hợp màu gì, tuổi gì, hướng gì và con số nào? Sinh năm 1996 đeo đá phong thủy, vòng tay phong thủy nào tốt cho sức khỏe, sự nghiệp, công danh và tình duyên?
Cả nam và nữ đều có chung các thông tin về năm sinh tuổi như sau
- Năm sinh dương lịch: 1936, 1996 và 2056
- Năm sinh âm lịch: Bính Tý tuổi con chuột – Điền Nội Chi Thử nghĩa là Chuột trong ruộng
- Mệnh Thủy
Màu tương sinh của tuổi Bính tý: Màu đen tượng trưng cho hành Thủy và chắc bạn cũng dễ dàng đoán ra người mạng Thủy hợp nhất với đen. Ngoài ra, những bộ trang phục, phụ kiện màu trắng cũng sẽ rất hợp với bản mệnh của tuổi bính tý vì Kim sẽ sinh Thủy.
Màu tương khắc của tuổi Bính tý: Theo quan hệ tương khắc thì Thổ là hành khắc hành Thủy, vì thế, bạn hãy tránh dùng các đồ vật, trang phục hoặc phụ kiện có màu vàng và vàng đất. Nó sẽ không được tốt cho người tuổi bính tý.
Người Bính Tý khá nhạy cảm, họ có trực giác tốt và trí tưởng tượng phong phú. Bề ngoài họ có vẻ là người kín đáo dè dặt nhưng trên thực tế thì lại không phải như vậy. Họ gần gũi, sống hòa đồng với mọi người, vì vậy mà xung quanh họ có rất nhiều bạn bè.
Người tuổi Tý luôn trân trọng các mối quan hệ xung quanh mình, có đôi khi họ thể hiện quá mức khiến người khác nghĩ rằng họ sống ỷ lại vào người khác. Một nhược điểm nữa của người tuổi này chính là sự khó tính, hay phàn nàn và soi mói người khác.
Màu trắng: Màu trắng được coi là đại diện cho sự hoàn hảo, vì nó là màu sắc tinh khiết và hoàn thiện nhất. Đó là màu đại diện cho sự tươi sáng và xóa bỏ mọi dấu vết của hành động trong quá khứ. Thế giới này có màu trắng tinh khiết nhất, cuối cùng sẽ được sơn bởi màu sắc được cung cấp bởi kinh nghiệm và lựa chọn cuộc sống của mình. Màu của sự tăng cường các quá trình phản chiếu, sáng tạo và thức tỉnh.
Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen gắn liền với sức mạnh, sự sợ hãi, bí ẩn, sức mạnh, uy quyền, thanh lịch, trang trọng, chết chóc, xấu xa và hung hăng, uy quyền, nổi loạn và tinh vi.
Màu xanh dương: Xanh dương là đại diện cho màu sắc của biển, của trời còn xanh là cây đại diện cho rừng núi, cây cối. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính “xanh dương còn có liên hệ mật thiết đối với trí tuệ và sự thông minh”. Quan điểm này đã được các nhà khoa học chứng minh là tồn tại và chính xác.
* Màu kiêng kỵ: Theo ngũ hành tương khắc Thổ khắc Thủy nên những người mệnh Thủy cần tránh sử dụng màu vàng, nâu đất vì đây là những màu sắc thuộc bản mệnh Thổ. Không nên sử dụng các loại đá: Mắt hổ vàng nâu, thạch anh vàng, mã não vàng, hổ phách…
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
- Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
- Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt).
Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được...
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
- Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)
- Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
T/H.