Tuổi Ất Dậu hợp cây gì, trồng cây gì theo phong thuỷ?

Tuổi Ất Dậu hợp cây gì, trồng cây gì theo phong thuỷ?

Cây xanh không chỉ mang đến không gian tươi mới, thoáng đãng cho gia đình bạn mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Lựa chọn cây cảnh theo tuổi cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Mỗi tuổi, mệnh khác nhau sẽ phù hợp với những loại cây khác nhau mang đại diện của mệnh Thổ, Kim, Thủy, Hỏa… nhờ đó mà hút tài lộc và vận khí cũng khác nhau. Vậy những người tuổi Ất Dậu hợp cây phong thủy gì, trồng cây gì sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Theo các chuyên gia, trồng cây cảnh phong thủy phù hợp với từng không gian và bản mệnh sẽ giúp mang lại sự may mắn, sức khỏe, hòa thuận và hạnh phúc cho gia đình. Do đó, cần phải có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi chọn cây cảnh phong thủy trong nhà. Chúng ta không thể tùy tiện cứ thấy cây nào ưng mắt, hợp sở thích là đưa vào không gian sống của mình. Bởi theo phong thủy, có loại cây mang lại may mắn, có loại cây lại mang đến sát khí, không tốt cho gia chủ. Đơn cử, một số loại cây cảnh có đặc điểm lá quá nhỏ, dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm có thể sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, gây ảnh hưởng không tốt đến vấn đề sức khỏe của mọi người.

Cây phong thủy cũng có rất nhiều loại khác nhau mỗi loại có một đặc điểm riêng biệt. Nếu muốn tìm hiểu về người tuổi Ất Dậu hợp cây phong thủy gì, đầu tiên bạn phải đối chiếu theo năm sinh và mệnh, từ đó sẽ có căn cứ và dễ dàng chọn được cây cảnh phù hợp nhất. Trong bài viết này xin giới thiệu tới quý bạn đọc hình ảnh, thông tin về một số loại cây phong thủy hợp tuổi Ất Dậu sinh năm 1945, 2005.

1. Thông tin chung tuổi Ất Dậu sinh năm 1945, 2005

- Sinh năm 2005, 1945 là tuổi con Gà

- Năm sinh âm lịch: Ất Dậu

- Mệnh: Thủy - Tuyền Trung Thủy - Nước trong suối

+ Ngũ hành tương sinh: Mộc, Kim

+ Ngũ hành tương khắc: Hỏa, Thổ

- Thiên can: Ất

+ Tương hợp: Canh

+ Tương hình: Kỷ, Tân

- Địa chi: Dậu

+ Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu

+ Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

2. Cây phong thuỷ hợp tuổi Ất Dậu

Người sinh năm Ất Dậu là người người thông minh, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không sợ gian khổ, sẵn sàng đương đầu với gian nan, sóng gió. Cuộc đời, vận mệnh của họ trải qua nhiều thăng trầm với lòng ngay thẳng, không vì lợi mình mà hại người nên cuộc sống dù có lâm vào hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn có thể tồn tại được. Tính cách hiện đại trong người khiến cho Ất Dậu có được những địa vị riêng trong xã hội. Bản tính mạnh mẽ khiến cho Ất Dậu có được công danh, tình duyên đều tốt đẹp.

Người tuổi Ất Dậu trong tử vi tuổi Ất Dậu được trời phú họ rất khéo tay, tỷ mỷ, cẩn thận và cần mẫn, đặc biệt là nữ giới. Do vậy, họ luôn có câu hỏi nữ Ất Dậu hợp với nghề gì thì sau cùng họ cũng nên tìm đến những công việc như liên quan đến hóa trang, may mặc hay lĩnh vực giải trí. Gia đạo không mấy êm ấm, có thể sẽ gặp trắc trở vào những năm 30 tuổi, tuy nhiên nếu như vượt qua được khó khăn thì bạn cũng có thể hạnh phúc viên mãn.

Công danh có phần hơi éo le vì chỉ có thể đi được nửa đường là đã gặp muôn vàn trở ngại,  chỉ đi được nửa đường vì gặp nhiều trở ngại nhưng sẽ có chiều hướng đi lên bắt đầu từ ngoài năm 28 tuổi. Sự nghiệp được vẹn toàn vào năm 27 tuổi nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể lơ là chủ quan, khó khăn có thể sẽ ập đến bất kì lúc nào.

Người tuổi Ất Dậu 2005 thuở nhỏ trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm, về già mới được sống cuộc sống thanh nhàn, sung túc. Cuộc đời họ thường không gặp nhiều may mắn, tiền vận cuộc sống có nhiều khổ đau, lớn lên thì cũng có chút may mắn về sự nghiệp, có thể kiếm tiền dễ dàng, tuy nhiên cũng không giữ được lâu.

Những cây dưới đây sẽ hợp với tuổi Ất Dậu – Mệnh Thủy của bạn:

- Những cây thuộc hành Thủy: Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Vạn Niên thanh cột, Tùng, Bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật..

- Nhưng cây thuộc hành Kim: Bạch mã hoàng tử, Lan chỉ, Lan tuyết, Bạch Lan, Ngọc ngân, Ngân Hậu, cây đuôi công Bách thủy tiên, Lan ý, Kim Cửu ly hương…

2.1. Tuổi Ất Dậu hợp với cây kim tiền


 

Cây Kim tiền hay còn gọi là cây Kim phát tài là một loài cây thân rễ với  thân to khỏe và mọng nước và có gốc cây phình to trữ nước, đây cũng là đặc điểm chung để nhận diện những loài cây trong nhà quen thuộc như cây kim ngân hay lưỡi hổ, ngũ gia bì…Ít ai biết được loài cây này có tên khoa học là Zamioculcas zamifollia và có nguồn gốc từ Châu Phi, thế nên sức sống của cây Kim tiền rất mạnh mẽ và dẻo dai trước nhiều môi trường khác nhau từ cái khô nóng nơi sa mạc cho đến cái lạnh và thiếu nắng, ít nước chốn công sở, văn phòng.

Cây Kim Tiền trong nhà được ưa chuộng một phần là vì vẻ đẹp cứng cáp, sắc sảo và hiện đại của những cành lá kép dạng to mọc san sát nhau, phiến lá đầy đặn có màu xanh thẫm sáng bóng sang trọng. Là loài cây nội thất có sức sống mạnh mẽ, mỗi nhánh cây lên đến 2 – 3năm, cây Kim tiền khi được chăm sóc và bảo dưỡng tốt sẽ hình thành thêm nhiều thân nhỏ và tiếp tục phát triển tuần hoàn theo thời gian.

Cây thuộc Mộc, nước tưới là Thủy, dinh dưỡng từ đất cung cấp cho cây là Thổ. Để cây Kim tiền hội tụ đủ 5 yếu tố phong thủy người ta thường treo lên cây những sợi chỉ, chiếc nơ màu đỏ hoặc những đồng tiền vàng để cây mang lại ý nghĩa nhiều hơn và cũng trông đẹp mắt hơn.

Lá cây có viền tròn mang tính âm phù hợp với phong cách trang trí hiện đại mang tính dương(mọi đồ đạc, thiết kế, kiến trúc vuông thành sắc cạnh). Để cân bằng và điều hòa không gian trong nhà cần những viền lá tròn mang tính âm của cây hòa hợp.

Cây Kim tiền có sức khỏe cứng cáp và dẻo dai nên có thể vững vàng trong nhiều điều kiện sống khác nhau. Đây cũng chính là đặc điểm khiến ý nghĩa cây Kim tiền trở nên đặc biệt trong cuộc sống, đó là sự mạnh mẽ, kiên cường mà mỗi người chúng ta cần có để  có thể đối mặt với những thử thách và khó khăn gặp phải trên đường đời. Thế nên khi bạn trưng bày một chậu kim tiền ở nhà hoặc văn phòng thì sức sống và năng lượng của loài cây này chắc chắn sẽ khiến bạn có thêm niềm tin và nhiệt huyết thực hiện những dự định của mình. Ngoài ra, việc tặng ai đó một chậu Kim tiền còn mang đến thông điệp chúc họ luôn gặp thuận lợi và thành công trong những dự định và gia đình luôn giữ được cuộc sống hạnh phúc, no ấm, con cháu đủ đầy.

2.2. Cây phú quý rinh tài lộc cho gia chủ tuổi Ất Dậu


 

Cây Phú Quý có tên khoa học là Aglaonema hybrid, có nguồn gốc từ Indonesia. Cây Phú Quý là loại cây được lai tạo bởi nhà thực vật học Gregori vào năm 1982, ông đã chuyển đổi nó từ sắc xanh sang đỏ hồng để cho loài cây này rực rỡ hơn. Ngoài tác dụng làm cây trang trí vì màu sắc khá nổi bật. Cây Phú Quý còn có tác dụng lọc sạch không khí, giảm bớt khói bụi, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh. Cây có ý nghĩa phong thủy mang đến cho gia chủ sự may mắn, giàu sang và phú quý cho gia chủ đúng với tên gọi của loại cây này.

Màu đỏ là màu của may mắn, do đó cây Phú Quý trong phong thủy là cây biểu tượng cho những điều tốt lành. Đồng thời, giống như tên gọi mà người ta đặt cho cây, Phú Quý mang  đến sự giàu sang, tài lộc, phú quý cho người trồng. Nếu bạn tặng cho ai đó hoặc được người khác tặng cây Phú Quý thì có nghĩa là cầu chúc những điều tốt đẹp, mong muốn một cuộc sống thịnh vượng, phát tài.

Theo các chuyên gia phong thủy, những người mệnh Hỏa có màu sắc của bản mệnh là đỏ, cam, hồng, tím. Ngoài ra mệnh Hỏa rất hợp với màu xanh lá cây thuộc hành Mộc. Cây Phú Quý lại đáp ứng đầy đủ những điều kiện đó. Lá cây màu xanh thẫm, viền bọc quanh lá màu đỏ, thân cây màu hồng. Chính vì thế, cây Phú Quý hợp mệnh gì, câu trả lời là hợp mệnh Hỏa.

Người mệnh Hỏa trồng cây Phú Quý như giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí bốc đồng, gia tăng thêm vận khí tốt, tài lộc càng hanh thông để họ có thể phát triển sự nghiệp ở vị trí cao hơn.

2.3. Cây Lan Ý phong thủy hợp tuổi Ất Dậu

 

 

Cây Lan Ý còn được biết đến với nhiều tên gọi: vỹ hoa trắng, bạch môn, huệ hòa bình, buồm trắng Tên tiếng Anh: Peace Lily, với bông hoa màu trắng muốt hình chiếc thuyền cong cong rất duyên dáng. Lan ý có Tên khoa học: Spathiphyllum wallisii, thuộc họ  Ráy – Araceae,  có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Châu Mỹ.

Cây lan ý thuộc loại cây thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-70 cm. Cây lan ý từ gốc đến ngọn.Thân cây mảnh mai, màu xanh đậm và bóng, mọc thành bụi dày dặn. Lá lan ý hình bầu dục, dầy dặn, thuôn nhọn ở hai đầu, rìa lá hơi dập dờn lượn sóng, nổi rõ gân lá. Hoa lan ý hình trái tim như chiếc vỏ sò cong cong, uốn lượn, màu trắng tinh khôi hoặc trắng xanh, ở giữa có nhị như đầu chiếc micro dài dài. Điểm độc đáo của hoa lan ý chính ở bông hoa, nhiều người làm tưởng hoa là phần trái tim nhưng đó chỉ là lá bắc, hoa lan ý chính là cái nhị. Lá bắc bền nên hoa lan ý rất bền, đến hơn 1 tháng.

Cây xanh giúp tạo ra bầu không khí trong lành cân bằng độ ẩm cũng như cung cấp oxy cho ngôi nhà của bạn. Cây lan ý có ý nghĩa to lớn trong phong thủy và sức khỏe của con người. Cây lan ý còn được gọi là cây bạch môn hay vĩ hoa trắng hoặc huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp. Loài cây này có hoa hình trái tim tượng trưng cho niềm hạnh phúc của phụ nữ nghĩa là nếu bạn trồng lan ý tình yêu và niềm vui sẽ tràn ngập trong ngôi nhà bạn.

Lan ý lúc nở hoa đem đến cho con người cảm nhận về một vẻ đẹp quý phái, lá cây xanh mướt chen giữa những bông hoa trắng mướt tạo nên sự thanh cao và trong trắng.

Phong thủy cây lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí điều hòa và hấp thu năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hòa. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, tinh khiết của bông hoa màu trắng luôn vươn thẳng gợi lên sự thanh cao, khoáng đạt đêm đến cảm giác thư giãn, yên bình cho gia đình bạn.

3. Lưu ý khi trồng cây phong thuỷ

Đối với cây cảnh phong thủy trồng trong nhà, không những để làm cảnh mà khi chọn được loại phù hợp, sẽ còn giúp đem lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình nên cần dựa vào nhiều yếu tố để chọn cây.

* Về hình dáng:

- Không nên trồng những loại cây có lá quá nhỏ, cành dài loằng ngoằng, mọc quá um tùm, hoặc có nhiều gai nhọn... có thể chứa khí xấu khiến các thành viên trong gia đình tranh cãi, gây mâu thuẫn hay có những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.

- Tốt nhất, nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, tán lá rộng theo không gian trồng, có màu sắc tươi tắn, đậm đà thì nó sẽ mang lại những điều vô cùng tốt đẹp cho bản thân người trồng.

* Về mật độ trồng cây:

- Nếu trồng nhiều cây, dày quá thì sẽ làm hạn chế đi lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, từ đó làm giảm dương khí, gây ra những tác động tiêu cực đến vận may của người trồng. Thế nên không cần trồng nhiều, chỉ cần trồng đủ và phải có chế độ cắt tỉa phù hợp.

* Vị trí đặt cây:

- Vị trí đặt của từng loại cây khác nhau dù là trên bàn làm việc, phòng khách hay phòng ngủ, chân cầu thang cũng rất quan trọng. Chỗ đặt phải tuân theo đặc tính sinh trưởng của cây và phù hợp với vận mệnh của người trồng thì cây mới xanh tốt, mới phát huy hết hiệu quả phong thủy của nó.

Cần lựa chọn vị trí đặt cây đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển bình thường. Nếu trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thì mỗi ngày, cây cần có khoảng 2 - 3 giờ hấp thụ ánh sáng. Nếu không thì cần chuẩn bị thêm đèn phát ra ánh sáng để giúp cây luôn xanh tốt, có thể quang hợp được. Đối với những cây cảnh trong nhà không cần tưới nước nhiều sẽ gây ngập úng, chỉ cần tưới một lượng vừa đủ khi thấy đất trong bình bị khô quá. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm bình phun để phun cho cây, tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng hiệu quả quang hợp của cây và cho cây xanh tốt hơn.

Vì là cây đặt trong nhà, ở bình thường sẽ có lỗ thoát nước ở dưới nên cần có đĩa đệm ở phía dưới chậu. Như vậy thì khi tưới nước sẽ không lo chảy lênh láng khắp nhà. Trong quá trình cây sinh trưởng cũng không thể bỏ qua bón phân, tăng cường dưỡng chất cho cây duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, cây cảnh thường đã được tạo dáng trước, nên không được bón nhiều, khiến cây phát triển mạnh sẽ làm mất dáng. Có thể khoảng nửa tháng/ lần bón phân vừa đủ cho cây.

– Tại vị trí cửa chính tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng, không trồng quá nhiều hoặc chỉ độc một cây. Lời khuyên cho những ai trồng cây phong thủy trong nhà là nên đặt nơi cửa chính sốchậu hoặc cây chẵn (thường là hai). Cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm là tối kỵ tại vị trí này.

– Phòng khách là nơi trọng điểm trong nhà vì đây được cho là vị trí thu hút tài lộc. Bên cạnh đó, bạn có thể gây ấn tượng tốt cho các vị khách đến nhà vì tạo được bầu không khí dễ chịu, tươi mới tại đây. Do đó cần chú trọng chọn những cây mang lại nhiều may mắn và luôn xanh tốt quanh năm như kim ngân, kim tiền, phú quý, phát lộc hoa, ngọc bích, kim tiền, thường xuân, …

– Phòng ngủ là nơi nên ít được đặt cây nhất vì sẽ dễ phải hít khí cacbonic mà cây thải ra về đêm. Nếu bạn vẫn muốn thêm sự thuận hòa cho gia đình thì vẫn có thể cân bằng mọi thứ bằng những chậu cây nhỏ và tươi tắn. Vì có thuộc tính âm nên phòng ngủ không được đặt cây to, xù xì và sậm màu – dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người.

– Gian bếp cũng không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây vì nhiệt độ cao do quá trình nấu nướng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo một không gian hài hoà phong thuỷ và tràn đầy sức sống tại đây. Hãy chọn những cây có mùi hương dễ chịu hoặc có thể sống đượ c trong điều kiện khô hạn để trồng tại đây.

– Cây cảnh ở phòng làm việc không được có màu sắc quá sặc sỡ hay tỏa hương thơm nồng vì sẽ khiến tâm trí của bạn xao động, không thể tập trung vào công việc. Điều mà chúng ta cần tại vị trí này là những cây có thể giúp cân bằng được trạng thái an tĩnh và sự bình yên cũng như cảm giác thoải mái, tự tin nhất.

– Phòng tắm cũng có thể được trang trí thêm một vài cây cảnh nhỏ, chịu được bóng, ẩm và phù hợp với tính cách của bạn.

4. Một số điều cần lưu ý khi trồng cây trước nhà

Ngoài việc nắm rõ những loại cây phong thủy trước nhà, bạn cũng nên lưu ý đến hướng nhà của bạn.  Chẳng hạn như nhiều người hay thắc mắc nhà hướng tây nên trồng cây gì thì sẽ thịnh vượng và may mắn hơn, câu trả lời là bạn không nên trồng cây ở hướng Tây. Vì hướng Tây đại diện cho hành Mộc nên nếu bạn trồng cây sẽ khiến phong thủy nhà bạn yếu hơn.

Đối với nhà có cửa trước ở hướng Tây và bạn muốn trồng cây để trang trí thêm cho ngôi nhà, thì tốt nhất là bạn nên chọn những loại cây hoa có màu sắc tươi như hoa hướng dương, hoa mười giờ, hoa dâm bụt, v.v. để không phạm phong thủy

* Không trồng cây đối diện hướng cửa trước nhà bạn

Một trong các cách bố trí cây cảnh trước nhà cần lưu ý là bạn không nên trồng cây đối diện cửa nhà. Đúng là càng nhiều cây trong sân của bạn, càng tốt cho phong thủy của ngôi nhà, nhưng bạn nên tránh trồng cây đối diện cửa nhà. Vì các loại cây này có thể che nhà bạn và chặn ánh sáng mặt trời, làm cản trở luồn năng lượng tốt đi vào trong nhà bạn.

* Tránh những cây có gai nhọn trước nhà

Ngoại trừ hoa hồng thì những cây có gai hoặc hình dáng giống gai được cho là sẽ phá vỡ dòng năng lượng tích cực đến nhà bạn. Do đó, bạn nên tránh trồng bất kỳ loại cây nào như vậy trước nhà, vì nó có thể phá vỡ phong thủy ngay tức khắc.

* Dành thời gian cắt tỉa cây phong thủy trước nhà

Bất kể bạn trồng loại cây gì để tăng phong thủy trước nhà, chúng cần phải được chăm sóc và cắt tỉa gọn gàng. Cây lòa xòa hoặc sắp héo sẽ phá vỡ năng lượng tích cực mà phong thủy mang lại cho ngôi nhà của bạn, thậm chí có thể khiến mọi thứ tệ hơn.

* Trên đây là thông tin cung cấp cho bạn đọc tham khảo, hy vọng hữu ích cho bạn.

Tin bài liên quan