Vào thời Trung Quốc cổ đại, toàn bộ xã hội đều ở trạng thái vô cùng thiện lương, mọi người tôn trọng đạo đức và tôn sùng đạo, nhận thức đối với thân thể, sinh mệnh khoa học đều hết sức độc đáo từ đó lưu lại những di sản văn hóa khác nhau. Chỉ riêng về gương soi, trong các thư tịch cổ cũng lưu lượng lớn những ghi chép truyền kỳ, vượt xa mức độ khoa học viễn tưởng, khiến người khác không thể tưởng tượng nổi.
Dân gian xưa thường có câu: “Vạn vật đều có linh”. Cát Hồng (283-343), danh y, đạo sĩ nổi tiếng thời Tấn từng nói: “Vạn vật nơi thế gian trải qua thời gian sống càng lâu, thì linh hồn của chúng có thể mượn xác người mà sinh sống và đi mê muội con người thế gian. Chỉ có đứng trước gương, chúng mới không thể biến đổi và hiện nguyên hình”. Vì vậy vào thời cổ đại, một số đạo sĩ khi đi vào núi, sau lưng thường mang một chiếc gương có đường kính dài chín tấc. Những yêu ma quỷ quái trong núi sợ gương chiếu ra diện mạo chân thực của mình nên không dám tùy tiện đến gần đạo sĩ. Thậm chí từ trong gương còn có thể phát hiện, có dấu chân là sơn thần hoặc là thần tiên tốt trong núi; không có dấu chân thì chính là yêu ma.
Trong tác phẩm “Động Minh Ký” của tác giả quách Hiến thời Đông Hán có đoạn ghi chép như sau: “Thông qua kính thanh kim rộng bốn thước nhìn thấy con cóc ngồi trên lầu gác. Năm Nguyên Quang thứ nhất, Kính Quốc dâng tặng kính này. Chiếu lên nhìn thấy yêu ma, trăm ngàn quỷ mị không thể ẩn hình”. Năm Nguyên Quang thứ nhất thời Hán Vũ Đế (134 TCN -129 TCN) Kính Quốc dâng biếu chiếc gương này cho Đại Hán. Trong sử sách ghi chép, chiếc gương này chiếu lên có thể nhìn thấy ma quỷ, khiến trăm nghìn loại quỷ không thể lẩn trốn.
Theo ghi chép trong Tây Kinh tạp ký và Long giang lục, khi Hán Tuyên Đế (91 TCN -48TCN) còn nhỏ, thường mang một chiếc gương bảo vật bên mình.
Năm Chính Hòa thứ hai thời Hán Vũ Đế ( 91 TCN) bùng nổ “Vu cổ chi họa” Vệ thái tử Lưu Cư, Thiếp Thất Sử Lương Đệ, “Sử hoàng tôn” Lưu Tiến đều bị hại. Khi đó, Lưu Bệnh con trai của Lưu Tiến mới mấy tháng tuổi cũng bị liên đới nhốt trong ngục. Mãi cho tới khi lên 5 tuổi mới được thả ra.
Khi Lưu Bệnh là một đứa trẻ bị giam trong ngục, trên người có đeo một cái gương của Ấn Độ cổ kích thước giống như tám thù tiền. Chiếc gương này có thể soi ra yêu ma quỷ quái, người đeo vào người có thể được Thần Phật bảo hộ, che chở.
Năm Nguyên Bình thứ nhất (năm 74 TCN), sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Lưu Bệnh đăng cơ xưng đế, gọi là Hán Tuyên Đế. Tuyên Đế thường đeo chiếc gương này bên mình. Vì thuở nhỏ trải qua biến cố mới có được bình an nên mỗi lần cầm lấy chiếc gương đều nghẹn ngào hồi lâu. Sau khi Tuyên Đế băng hà, chiếc gương này cũng biến mất không còn tung tích.
Theo tư duy nhìn nhận của người hiện đại, chiếc gương này có khả năng kiểm soát an toàn siêu việt hơn bình thường, chỉ có điều vật nguy hiểm mà nó phát hiện ra không phải là đao kiếm hay súng đạn, mà là những người xảo trá hoặc yêu ma quỷ quái.
Ở Châu Âu thời trung cổ, đã có những ghi chép về việc sử dụng gương để bói toán để dự đoán việc đời. Ở Trung Quốc cổ đại, nhiều đồ vật, chẳng hạn như mai rùa, vỏ sò…, có thể được sử dụng như một phương tiện để bói toán. Trong các tài liệu cổ đại, một số tấm gương không chỉ có thể dự đoán thế giới mà còn có chức năng hiển thị như một chiếc TV, triển hiện phơi bày các sự kiện sắp xảy ra một cách sống động.
Theo “Vân Tiên Luc”, vào thời nhà Đường, có một chiếc gương thần kỳ ở kinh đô Trường An của dòng họ Vương, có sáu mặt, thường phát ra mây khói. Nếu soi vào ba mặt trước của gương, có thể biết trước được việc tương lai.
Vào cuối thời nhà Đường, Hoàng Sào (835-884) tập hợp quân lính nổi dậy chống lại nhà Đường. Trước khi ông ta tấn công Trường An, nhà họ Vương đã soi gương và nhìn thấy xuất hiện binh sĩ cũng như áo giáp, hình ảnh rõ ràng giống như đang xuất hiện trước mặt mình.
Trong cuốn sách y học kinh điển thời nhà Minh có tên “Bản thảo cương mục”, danh y Lý Thời Trân đã trích dẫn các tài liệu cổ và giới thiệu những chiếc gương cổ thần kỳ thời xa xưa đó. Ví dụ, vào thời nhà Tùy, vị quan tên Vương Độ có một chiếc gương cổ. Một năm nọ xảy ra ôn dịch, Vương Độ đến làng với chiếc gương cổ này trên tay. Bất cứ ai bị nhiễm bệnh đều có thể được chữa khỏi bằng cách soi gương này.
“Tiều mục nhàn đàm” ghi lại, khi Mạnh Xương của Hậu Thục (sau này là Hậu chủ), Trương Địch có được một chiếc gương cổ, đường kính khoảng một mét, và ánh sáng chiếu vào phòng ngủ sáng như một ngọn nến. Điều càng thần kỳ hơn, cả nhà không ai ốm đau nữa, nên gọi là “gương vô bệnh”.
Năm đó ôn dịch hoành hành, các nước chư hầu vì để tiêu trừ dịch bệnh, đã tiêu hao nhân lực, vật lực và tài lực nhưng đều không hiệu quả. Vi khuẩn vẫn lây lan không ngừng nghỉ. Để tiêu trừ vi khuẩn, mọi người dùng lửa, dùng cồn, nhiệt độ cao để diệt vi khuẩn. Gương thần bí trong thời cổ đại có khả năng diệt và loại bỏ vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Việc này nếu đặt vào lĩnh vực khoa học viễn tưởng, thực sự sẽ khiến tự duy đại não được khai mở.
Trong Bản Thảo Cương Mục cũng ghi chép rất nhiều truyền thuyết về khả năng phát hiện bệnh thần kỳ của gương cổ. Ví dụ tại hầm đá Võ Khê huyện Lao có một chiếc gương lớn hình vuông, đường kính dài ba trượng, có thể soi thấy lục phủ ngũ tạng của người ta. Tương truyền, đó là chiếc gương chiếu cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Có một câu chuyện trong “Tây kinh tạp ký” như sau, Lưu Bang, hoàng đế của nhà Hán, lấy được chiếc gương vuông của Tần Thủy Hoàng, rộng 4 thước và cao 5 thước, gương sáng từ trong ra ngoài. Có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của một người hoặc vật thể khi nhìn vào gương. Nếu ai đó bưng trái tim trên tay và chiếu vào gương, có thể nhìn thấy dạ dày và ngũ tạng của cơ thể. Nếu người bệnh soi mình vào tấm gương vuông này có thể biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu một người phụ nữ có tâm địa bất chính, trái tim sẽ hốt hoảng nhảy nhót.
Gương vuông này tiên tiến hơn so với máy chụp cắt lớp vi tính hiện đại (CT, hoặc chụp cắt lớp vi tính) và máy chụp X-quang. Mặc dù các máy CT hiện đại có thể chiếu sáng bên trong cơ thể người, nhưng chúng không thể được kích hoạt nếu không có năng lượng điện. Bức xạ do máy X-quang phát ra cũng có hại cho cơ thể con người. Hơn nữa, mặc dù máy móc y tế hiện đại và phát triển cũng có thể kiểm tra nguyên nhân nhưng chúng không thể phát hiện suy nghĩ của một người là tốt hay xấu, không có khả năng phân biệt. Những chiếc gương này lại vô cùng độc đáo đoán biết được.
Vào thời nhà Đường, có một đạo sĩ nổi tiếng Diệp Pháp Thiện (616-720) ở bên cạnh Đường Huyền Tông, đó là vị đạo sĩ huyền thoại đã từng đưa Đường Huyền Tông đi thăm Nguyệt Cung. Theo “Cựu Đường Thư” ghi chép, Diệp Pháp Thiện “rất ít truyền bùa trú, đặc biệt có khả năng chỉ rõ nhận biết ma quỷ”. Người này tu đạo rất có thành tựu, tinh thông về thần thông và phép thuật, để lại rất nhiều truyền thuyết kỳ diệu”. Diệp Pháp Thiện có một chiếc gương sắt, soi sáng mọi vật thể như nước. Người nào có bệnh, soi gương có thể phát hiện mắc bệnh ở chỗ nào trong nội tạng”. Khi một người bệnh nhìn vào tấm gương này, anh ta có thể nhìn thấy lục phủ ngũ tạng của mình.
Theo ghi chép của “Tống sử”, có một người nông dân bình thường ở huyện Tần Ninh tình cờ có được một chiếc gương, đường kính một thước và hai thước, chiếu xuống có thể nhìn thấy đáy nước, dường như ánh sáng hơn ánh mặt trời. Những người đang bị sốt, nhìn vào gương này có thể khiến trái tim và xương phát rét.
Những chiếc gương quý giá này không chỉ có khả năng thấu thị nhân thể mà còn có thể phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh của mọi người. Có thể hoạt động bình thường không cần nạp năng lượng. Đằng sau những giai thoại được ghi lại trong các tài liệu cổ, phải chăng việc người xưa nghiên cứu cơ thể người và các ngành khoa học đời sống và tìm ra một hướng đi mới?
Bình Nhi biên dịch.