Địa Tạng, Địa Tạng Vương là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Vương Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh. Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỉ-khâu trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Một số tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ - hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng của Đức Bồ Tát.
Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong 6 vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. 5 vị còn lại là các Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.
Đức Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ Tát của chúng sanh dưới địa ngục. Ngài cũng là vị Bồ Tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu.
Địa Tạng Bồ Tát được mô tả là một tỳ kheo với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.
Trong nhân gian có lưu truyền nhiều câu chuyện về tiền thân, hóa thân của ngài, có thể tóm lược câu chuyện về ngài như sau:
Trước kia rất lâu rồi, Địa Tạng Vương Bồ Tát vẫn còn là một cô gái Bà La Môn bình thường, mẹ cô là Duyệt Đế Lợi đánh sư chửi đạo, tu tập tà ma ngoại đạo. Sau khi chết, bà bị đọa xuống địa ngục để chịu khổ. Cô thương xót mẹ, vô cùng đau buồn, bèn bán hết gia sản, đem hết tiền bán được cúng dường Phật, Bồ Tát, một lòng niệm Phật. Tất cả công đức cô tích được đều hồi hướng cho mẹ cô, gieo trồng nhân thiện, đã đắc được quả thiện, mẹ cô nhờ vậy mà thoát khỏi địa ngục, được vào Thiên đạo. Cô thật là một người con hiếu thuận.
Xưa kia, rất xa xưa, một kiếp khác, Địa Tạng Vương Bồ Tát tên là Quang Mục Nữ, mẹ cô thích ăn trứng cá, phạm vào giới sát. Quang Mục Nữ thành kính cúng dường trước tượng Phật, khiến cho mẹ cô được sinh vào đạo người.
Rất nhiều kiếp trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã lập ra thệ nguyện, muốn cứu hết thảy các chúng sinh chịu tội khổ. Sau này Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có tướng mạo rất trang nghiêm, trong lòng hoan hỷ, bèn hỏi Phật làm thế nào mới đắc được tướng trang nghiêm như thế? Phật nói, phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh thoát khỏi biển khổ thì mới được, điều này càng kiên định tín tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ chúng sinh.
Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đã lưu chuyển ở cõi hồng trần, chuyển sinh thành quốc vương. Để cứu độ các quốc dân tạo ác nghiệp, ngài đã phát nguyện, nếu không độ hết các chúng sinh chịu tội khổ, thì quyết sẽ không thành Phật.
Một đại nguyện lớn biết nhường nào, đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Tuy đã công đức viên mãn, đạt đến trí huệ của Phật từ lâu rồi, còn quả vị thành Phật, thì vẫn ẩn ở trong công đức, chưa muốn thành Phật, không hiển Phật thân, với Bồ Tát thân thực hiện đại nguyện đại từ bi hóa độ chúng sinh. Trong “Địa Tạng thập luân kinh” gọi đó là: “Đại nhẫn bất động, như là đại địa, tĩnh lặng suy tư thâm sâu, như là cất giấu kỹ”. Không có tấm lòng rộng lớn và nhẫn nại như thế này, không có công đức thành tựu lớn như thế này, sao dám phát đại hồng nguyện: “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề”. Đại nguyện này vang động thập phương pháp giới, chấn động tâm linh chúng sinh.
Bất khi nào, người nào nghĩ đến đại nguyện “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề” này, linh hồn đều sẽ trải qua lần triệt ngộ, sản sinh ra tâm rời xa tự ngã, tuôn ra những xung động muốn lợi ích chúng sinh.
Bất kể lúc nào, người nào nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát, nghĩ đến việc ngài đã vì mẹ mà vĩnh viễn ở địa ngục, thương xót hết thảy chúng sinh, coi hết thảy chúng sinh như cha mẹ… thì trong lòng đều kính trọng, đều bất giác nghĩ đến cha mẹ mình, trong lòng liền nảy sinh niệm đầu tận hiếu, đều thành kính đảnh lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni ở cung Trời Đao Lợi đã ân cần căn dặn Địa Tạng Vương Bồ Tát: Ở thế giới Vô Phật, sau khi ngài viên tịch, và trước khi Phật Di Lặc thành Phật, thì Địa Tạng Vương Bồ Tát phải đảm nhận trọng trách hóa độ hết thảy chúng sinh ở thế giới Ta Bà. Thế giới ác Ngũ Trọc (tức kiếp trọc, kiến trọc, phiền não trọc, chúng sinh trọc và mệnh trọc), chúng sinh ương bướng khó hóa độ.
Địa Tạng Vương Bồ Tát rơi lệ cam kết với Phật Thích Ca, nhất định sẽ dốc hết sức hóa độ giải thoát cho hết thảy chúng sinh trong khổ nạn, khiến cho họ quy y tam bảo, rời khỏi khổ nạn đắc được an lạc, mong Phật Thích Ca hãy yên tâm. Thế rồi, ngài trước mặt Phật Thích Ca lập ra lời thệ nguyện hồng đại: “Vì các chúng sinh khi khổ trong lục đạo mà cấp phương tiện, khiến họ được giải thoát hết, thì bản thân mới thành Phật”.
Địa Tạng Vương Bồ Tát với hồng nguyện lớn, xả bỏ bản thân, ‘ta không xuống địa ngục thì ai xuống’, đã hóa thân thiên vạn ức, cứu độ hết thảy chúng sinh thập phương trong tam giới. Từng giờ từng phút đều đang lặng lẽ thực hiện sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh, luôn ở bên chúng sinh. Ở đâu khổ nhất thì đi chỗ đó, chúng sinh chỉ còn chút xíu thiện căn, ngài cũng không từ bỏ, nghĩ muôn vạn cách bằng các chủng phương tiện thiện xảo giáo hóa chúng sinh, cứu độ đến cùng.
Địa Tạng Bồ Tát có nhân duyên lớn với chúng ta như thế này, vậy khi chúng ta cúng dường ngài thì có công đức, ích lợi gì? Thực ra chúng ta nói không hết, công đức ngài rộng như hư không, sâu như biển cả, cao như Tu Di, ngay cả Chư Phật thập phương trong muôn vạn kiếp cũng không ngớt tán thán, nói ra cũng không hết công đức vị Đại Bồ Tát này.
Do Địa Tạng Vương Bồ Tát có thệ nguyện làm trống địa ngục, tức là độ hết chúng sinh ở địa ngục, nên mỗi ngày ba lần (sáng, trưa, tối), ngài đến địa ngục, thuyết pháp cho các chúng sinh đọa ác đạo, khiến họ được tiếp cận với thiện tri thức, gieo cái nhân thiện, hiểu rõ nhân quả, biết tội lỗi, biết hối hận. Dần dà, công đức sẽ hiển hiện, dựa vào Thần lực của Địa Tạng, thoát khỏi nỗi khổ địa ngục, tránh lưu lạc ba ác đạo, sớm sinh vào cõi Trời, người. Do đó nhiều chúng sinh niệm kinh Địa Tạng, niệm danh hiệu Địa Tạng, hồi hướng cho các người thân, chủ nợ của mình, dựa vào lực đại từ bi của ngài, thoát khỏi ác đạo.
Nhất Tâm.