Việc khai quang điểm nhãn trong Phật giáo là việc rất quan trọng nhưng nếu làm quá đi thì sẽ trở thành mê tín, dị đoan, đó là việc cần tránh.
Theo quan niệm trong Phật Giáo, chư vị Bồ Tát có ngũ nhãn và được hiểu rằng:
- Nhục nhãn chính là trong suốt, nhìn thấu được tất cả;
- Thiên nhãn: Mắt của thiên cõi trời sắc giới, vô lượng, vô hạn;
- Pháp nhãn: Mắt trí tuệ, quan sát cùng tột của các pháp;
- Huệ nhãn: Mắt của các vị tu tập đắc đạo, thấy được chân tướng, cứu độ chúng sanh;
- Phật nhãn: Mắt của chư Phật, thông suốt vạn pháp.
Ngày nay, chúng ta thường thấy nhiều ngôi chùa thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn khiến chúng ta nhầm tưởng đó là một trong những sự kiện quan trọng của đạo Phật.
Nhất là các chùa sau khi tôn tạo xong tượng Phật hay Bồ tát thường tổ chức lễ khai quang điểm nhãn. Từ đó cho nên một số Phật tử khi muốn thờ Phật tại nhà thường thỉnh các sư về nhà làm lễ này.
Hoặc khi có người mang đến Cúng dường cho Chùa tượng Mẹ Quan âm hay một tượng nào đó thì chùa tập trung các quý Thầy đứng ra làm phép khai quang.
Thực tế là việc khai quang điểm nhãn có chùa thực hiện nhưng có nơi lại không, việc này tùy thuộc vào việc quý thầy trong chùa có thầy chuyên làm hay không và nó đơn giản chỉ là một nét văn hóa đẹp mà thôi.
Theo Phật giáo, mọi việc đều phải xuất phát từ tâm, Đức Phật cũng chưa bao giờ chỉ cho các học trò của mình cách thực hiện lễ khai quang điểm nhãn bao giờ. Vì thế, việc cho rằng khai quang điểm nhãn để tượng Phật có thần lực không cho ma quỷ chiếm phần công quả là không có cơ sở.
Ngài chỉ nhấn mạnh về nhân quả do chính chúng ta gây ra, không khuyến khích việc miệng thì cầu khấn mà hành động thì sai trái. Tạo nghiệp lành thì gặt quả lành gieo duyên ác ắt gặp lại điều ác. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này đều tuân theo luật nhân quả, thờ Phật, Bồ tát không phải là để cầu xin ban phước ban lộc. Qua những bài dạy của Ngài chỉ hướng đến tu tâm, dưỡng tính, giúp con người tu tập mong vượt thoát khỏi khổ đau của luân hồi.
Do đó, cũng cần phải hiểu việc thờ Phật và Bồ tát tại chùa cũng như tại gia vốn có ý nghĩa là nhằm nhắc nhở mọi người nhớ đến gương sáng là Đức Phật, từ đó làm theo lời dạy của chư Phật mà chăm chỉ tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ.
Nguồn gốc của việc này không trên cơ sở của Đạo Phật, chuyện khai quang hay an vị là vì xuất phát từ quan niệm từ người và truyền tai nhau mà thôi. Niềm tin này xét về phương diện giáo lý của đạo Phật là không tồn tại, chưa kể việc dùng kính đàn có hơi hướng bắt chước các thầy cúng. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là hoạt động tín ngưỡng chứ không hề có một văn bản chính thức nào nói về nghi lễ này liên quan tới đạo Phật cả.
Thậm chí, không ít kẻ lợi dụng việc này để kiếm tiền, vì thế chúng ta phải tỉnh táo phân định đâu là khai quang điểm nhãn trong đạo Phật ghi nhận như là tấm lòng của chúng ta hướng về Ngài hay là các ông thầy cúng bày ra để kiếm ăn.
Một trong những sai lầm phổ biến của chúng ta đó là thần thánh hóa việc làm lễ khai quang. Điển hình là việc cho rằng, nếu không làm lễ tức là đưa Thần Lực của Phật an ngự vào tôn tượng, thì có những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường.
Hoặc cũng có người cho rằng, nếu không được khai quang điểm nhãn hay hô thần nhập tượng trong đạo Phật thì tượng thờ đấy nhưng Phật không về phù hộ, giúp cho mọi ước nguyện của họ thành sự thật. Đó là những người không có hiểu biết về khai quang điểm nhãn trong đạo Phật.
Để tránh hiểu nhầm, trước hết phải hiểu khái niệm khai quang điểm nhãn như sau: Khai quang là khai mắt cho tượng Phật.
Trong buổi hành lễ, khi vẽ xong một tượng Phật để thờ phượng người ta làm lễ đọc chú và điểm vào cặp mắt Phật gọi là lễ khai quang điểm nhãn sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật.
Nếu quý thầy nào kỹ lưỡng sẽ dùng nước sạch có hoa lài bỏ vào trong nước rồi đọc những kinh kệ vào nước đó rồi sau đó vẩy nước lên vật đó mà trì chú làm phép.
Nhìn chung, hầu hết các thầy chỉ để vật khí ấy lên chánh điện rồi cho vật khí đó nghe kinh kệ. Có thể thấy những việc này cũng không đúng cho việc khai quang trì chú.
Nhãn trong phật pháp đã bao hàm nhiều tầng nghĩa. Thế nên việc suy luận trần tục về một nghi lễ liên quan đôi khi sẽ gián tiếp tạo nên góc nhìn lệch lạc, ảnh hưởng đến việc tu tập đạo đức của nhân sinh làm biến thiên tính chất cao đẹp vốn có của đạo Phật.
Nên nhớ rằng khai quang điểm nhãn chỉ nhằm tạo niềm tin cho Phật tử hướng về Phật, Bồ Tát. Những hình ảnh này là lời nhắc nhở, khích lệ mọi người nhớ tới bao gian khổ của các Ngài đã tìm ra ánh sáng cho chúng ta noi theo và tiếp bước, nỗ lực tu hành để trí của mình được thông tuệ.
Việc khai quang điểm nhãn đúng là rất quan trọng nhưng chỉ là về ý nghĩa chân thật của nó. Có thể tạm hiểu rằng việc này cũng giống như chúng ta ngưỡng mộ hình tượng một vĩ nhân và muốn tưởng nhớ về họ, chớ nên thần thánh hóa họ quá mức gây mê tín dị đoan.
Vì thế, việc không được bỏ qua đó là ngay trong đại lễ nhất định phải thuyết minh rõ cho đại chúng nói rõ nhân vật đó khi còn ở đời và họ có cống hiến đối với đại chúng trong xã hội. Phải giảng giải rõ ràng, tường tận để những người nghe và nhìn lên hình tượng đó liền khởi tâm niệm muốn làm theo.
Hơn nữa cần phải hiểu rõ việc thờ Phật và Bồ tát tại chùa cũng như tại gia là nhằm nhắc nhở mọi người sống theo lời dạy của chư Phật, chư Bồ tát tu tập hướng đến giải thoát. Việc thờ cúng không phải là để cầu xin quý ngài ban phước ban lộc cho chúng ta bởi vì đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này mình gieo gì gặt nấy, không thể cúng bái là được.
Khai quang là dịp để giáo dục thế hệ ngày này tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ như ánh mặt trời soi rõ mọi thứ nhỏ nhoi nhất trong thế gian này. Như vậy, mục đích của việc hành trì nghi lễ khai quang điểm nhãn trong đạo Phật là để nhắc nhở mọi người hằng ngày phải luôn luôn ý thức được việc tu thân.
Khai quang không phải là hình thức mê tín. Mà nghi lễ khai quang là lễ cúng dường Phật Bồ Tát, hay nó giống như một nghi lễ khai mạc cho một bậc vĩ nhân. Nghi lễ là dịp thuyết minh cho chúng sinh hiểu rõ hơn về Đức Phật, để đại chúng thấy được hình tượng thiện lành, khởi tâm niệm Phật muốn noi theo.
Việc khai quang điểm nhãn giúp đại chúng hiểu rằng: Mọi việc trên đời này đều có nhân quả, thờ Phật, Bồ Tát không phải để cầu xin ban lộc phước. Cuộc đời con người, nếu tạo thiện nghiệp sẽ được ban quả ngọt, còn gây ra ác nghiệp ắt hẳn gieo thêm quả báo.
Khai quang cũng chính là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ soi sáng chốn nhân gian. Chính vì vậy, nghi lễ khai quang điểm nhãn chính là nhắc nhở đại chúng luôn hành trì Phật pháp, tịnh tâm để đạt đến quả vị Phật.
* Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo.