Theo quan niệm dân gian, chim lợn kêu trước nhà người nào thì đó là điềm gở báo trước nhà đó sắp có chuyện buồn, vậy thực hư ra sao?
Chim lợn hay một số địa phương gọi là chim heo và cho rằng chim heo kêu thường báo hiệu cho sự dữ chẳng lành. Quan niệm dân gian thường cho rằng chim heo kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
Chim lợn (hay còn gọi là chim cú lợn) được biết đến trong dân gian là loài chim của sự chết chóc. Nhiều người cho rằng, chim lợn xuất hiện ở đâu sẽ mang đến sự tang thương, chết chóc ở đó. Vì lý do này, từ xưa đến nay, chim lợn thường bị xua đuổi, ném đá mỗi khi chúng xuất hiện. Vậy quan niệm chim lợn mang đến điềm xui xẻo có đúng không?
Chim lợn là một loài chim thuộc họ Cú lợn có danh pháp khoa học là Tytonidae. Loài chim này được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà động vật học Ridgway. Chim lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về ban đêm.
Món ăn ưa thích nhất của chúng ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác.
Chim lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú. Loài chim này có vẻ chậm chạp, điềm tĩnh và bí ẩn, nhưng chúng thực sự là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao.
Vì có tiếng kêu kỳ lạ cùng khuôn mặt khá đặc biệt mà trong dân gian người ta thường lấy tiêng chim lợn kêu để suy đoán về những điềm sắp xảy ra trong tương lai gần.
Từ xa xưa đến nay, chim lợn kêu được mọi người đồn đoán là một điềm báo xấu, xui rủi, thể hiện cho cái chết. Dù đây là loài chim mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn luôn bị xua đuổi khi gặp phải.
Dân gian đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra rồi báo hiệu. Ngoài ra, trong tiếng lóng của người Việt, “chim lợn” còn dùng để chỉ những người xấu, thường xuyên rình mò như cú hay những người làm ăn phi pháp.
Trên thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được quan niệm dân gian này. Trước đây, ở các vùng nông thôn, cây cối rậm rạp, dân cư thưa thớt, chim lợn xuất hiện nhiều và thường phát những tiếng kêu rùng rợn vào đêm khuya thanh vắng.
Ngày nay, ở nông thôn đã đông đúc, cây cối không còn nhiều và vì thế chim lợn gần như vắng bóng hoàn toàn ở nhiều nơi.
Chim lợn là một loài vật khá thông minh, có ích cho con người. Các chuyên gia chứng minh rằng chim lợn là loài vật có lợi cho mùa màng, nông nghiệp. Theo tài liệu, mỗi năm loài chim lợn lưng xám (Tyto alba) có thể tiêu diệt 300 - 400 con chuột phá hoại mùa màng, hỗ trợ cho người nông dân.
Như vậy, tiếng kêu của chim lợn hoàn toàn không phải là một điều kỳ bí, mang màu sắc tâm linh hay chỉ đem đến điều xui xẻo.
Chim lợn có khứu giác rất đặc biệt, có thể ngửi được mùi của người sắp chết. Các nhà khoa học nghiên cứu con chim lợn rất thính mùi, đặc biệt là mùi tử khí. Người sắp chết có toát ra một cái mùi thì người ta gọi là mùi tử khí. Chết rồi thì có mùi tử khí rất nồng nặc, trước khi chết hoặc sắp chết thì có thể có khí amoniac hoặc khí nitơ chẳng hạn bốc ra thì con chim lợn nó phát hiện được và nó bay đến. Cũng giống như chim lợn, quạ, kền kền cũng có khứu giác rất nhạy bén, có thể phát hiện được mùi xác chết và bay đến rất nhanh.
Tại sao chim lợn kêu là điềm báo có người chết? Khi chim lợn bay đến thì nó kêu, bản tính của nó là kêu. Và mấy hôm sau, chúng ta thấy ở đó có người mất thì đấy là do ở đó mùi tử khí bốc ra mà con chim lợn đến. Giống như con ong bay đến chỗ có hoa, có mật là bình thường; vì hoa có mật nên dụ ong đến. Vậy nên chim lợn không phải là loài chim đem đến những điềm xấu ác cho chúng ta.
Mỗi loài vật có một đặc tính khác nhau; chim lợn bị thu hút bởi mùi tử khí và bay đến nơi có người mất hoặc sắp mất. Chim lợn bay đến và kêu còn là vì miếng ăn; bởi chúng rất hay bắt chuột, chồn, hoặc động vật nhỏ để ăn. Chim lợn kêu không phải là mang điềm gở đến cho chúng ta.
Theo giáo lý nhân - duyên - quả của đạo Phật, vạn vật vạn loài, kể cả cuộc đời chúng ta đều vận hành theo luật nhân quả. Vậy nên, quan niệm về chim lợn mang đến sự chết chóc cho con người là không phù hợp với đạo lý nhân quả. Xui xẻo hay may mắn, sống thọ hay chết yểu đều phụ thuộc vào nhân quả, nghiệp báo của mỗi người như trong bài giảng “Phước đức không ai cho!”, Chúng ta phải tin chắc ở trên đời này, mọi cái chúng ta được thọ hưởng là do chính phước quả của mình. Chứ không có cái gì khác.
Theo đó thì hãy tạo điềm lành bằng việc thực hành lời Phật dạy: “Điềm gở hay điềm lành là do chúng ta tạo, nếu chúng ta muốn điềm lành thì hãy tụng và thực hành theo kinh Điềm Lành. Không phải do con vật, không phải do cái này, cái kia mang điềm gở đến cho chúng ta; nó chỉ là dấu hiệu báo trước sự việc hiện tượng sắp diễn ra với chúng ta thôi”.
Để tạo điềm lành cho chính mình, chúng ta nên học và thực hành theo lời Phật dạy trong kinh Điềm Lành. Khi chúng ta sống tốt đời, đẹp đạo như trong kinh Điềm Lành mà Đức Phật dạy thì phước báu sẽ được tăng trưởng và những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với chúng ta.
Chim lợn không phải là loài chim mang dấu hiệu của cái chết, sự tang thương mất mát. Chim lợn bay đến và kêu là vì tìm mồi hoặc do ngửi được mùi tử khí. Là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra đánh giá về một sự việc, hiện tượng để tránh rơi vào tà kiến, chấp trước. Từ đó, nương theo lời Phật dạy, tùy duyên thực hành Pháp theo đúng luật nhân quả để có được lợi ích thù thắng nhất.
T/H.