Ai cũng từng nghe qua câu tục ngữ “Cứu một người bằng xây bảy tòa bảo tháp”. Trong thế giới này sinh mệnh con người là đáng quý nhất, con người là anh linh của vạn vật. Người xưa lại có câu thành ngữ cổ “Nhân mệnh quan thiên” nghĩa là: Sinh mệnh con người có liên quan tới trời.
Cuộc sống và sinh mệnh con người đều do Trời định đoạt, do vậy từ cổ tới nay sát sinh luôn là tội ác tạo nghiệp lớn nhất bao gồm cả tự sát. Việc cứu giúp tính mạng người khác chính là việc giúp bạn tích đức rất lớn. Và đức đó sẽ giúp bạn đắc phúc báo bởi “có đức sẽ giúp bạn đi khắp thiên hạ”.
Cổ nhân từng dạy: Thái độ đối đãi của một người đối với cha mẹ mình, có ẩn chứa phần tính cách chân thực nhất của họ. Có một số người khi đối xử với người thân trong gia đình mình thường giữ tư tưởng độc đoán bảo thủ. Thế nào là độc đoán bảo thủ? Chính là áp đặt tư tưởng quan điểm của mình lên cha mẹ lên người thân. Bởi tư tưởng bảo thủ độc đoán gia trưởng đó, rất nhiều khi họ sẽ tự làm tổn thương tới bản thân cũng làm tổn thương tới cha mẹ mình!
Sinh mệnh cuộc sống của con người là do ông trời ban cho con người, trừ khi người đó bị phán tội tử hình, không có ai có quyền tước đoạt đi mạng sống của họ cả. Tuy nhiên rất nhiều người hiện đại ngày nay đã không còn biết tới khái niệm trân trọng mạng sống của bản thân cũng như của người khác. Trong xã hội mới xuất hiện nhiều hoàn cảnh như tự sát vì bị phá sản, nạo phá thai, thuê mướn giết người, giết người hại mệnh,… Tất cả những việc làm những hành động đó đều sẽ gặp phải báo ứng vô cùng thảm khốc.
Phóng sinh tạo phúc hay tạo nghiệp?
Luận “Đại Trí độ” trong Phật giáo viết: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Như vậy phóng sinh là công đức rất lớn, vừa tránh cho người ta tội sát sinh, vừa có phúc báo của việc hành thiện cứu sinh linh khỏi bị sát hại.
Bản thân việc phóng sinh là việc thiện, là hành thiện, và theo luật nhân quả là sẽ tạo được phúc báo. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ đạo lý thì phóng sinh sẽ trở thành làm việc xấu, tạo nghiệp mà không tự biết.
Phật giáo cũng khuyên không nên cầu phúc hữu lậu, tức là được phúc báo về danh lợi. Bản thân việc hành thiện để cầu phúc báo hữu lậu thì tuy có phúc mà vẫn đau khổ, bị trói buộc vào danh, lợi, tình.
Như vậy việc phóng sinh để cầu phúc báo là phúc hữu lậu. Người theo Phật chân chính (Tăng ni, Phật tử, cư sỹ, tín chúng) sẽ không cầu phúc hữu lậu mà sống theo đúng luật nhân quả và giữ giới, thì sẽ tránh được cái ác, tránh tạo nghiệp. Sống theo nhân quả, tuy không cầu mà phúc báo tự đến.
Yêu thương, trân trọng cha mẹ, kết thiện duyên sẽ có quý nhân phù trợ
Cha mẹ là người cho chúng ta cuộc sống, là người cho chúng ta có cơ hội trải nghiệm cuộc sống này. Qua hai câu chuyện trên có thể thấy thái độ đối xử với cha mẹ sẽ dẫn chúng ta đi theo những hướng khác nhau trong cuộc sống và mang đến cho ta những điều khác nhau như thế nào.
Con người thường cố gắng truy cầu thành công, mong cầu được nổi danh phát tài. Nhưng khi đã có được công danh địa vị tiền tài, quay đầu nhìn lại thấy người thân, thấy cha mẹ mình buồn rầu rơi lệ vì mình thử hỏi thành công ấy liệu có ý nghĩa gì không?
Đừng lấy cha mẹ làm bàn đạp cho sự thành công của chính mình. Thành công không phải ở đâu xa xôi bên ngoài, nó luôn ở trong nhà bạn. Sự thành công của bạn không phải là tiếng vỗ tay cổ vũ của người ngoài xã hội, mà là khả năng bảo vệ cha mẹ bạn, giúp họ không cảm thấy ủy khuất, oan ức trong chính ngôi nhà mình!