Theo đuổi hạnh phúc

Theo đuổi hạnh phúc

Hầu hết mọi người đều cho rằng, mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của cuộc sống. Kỳ thực, con người mưu cầu danh lợi cũng là vì đi tìm hạnh phúc. Aristotle là một triết học gia người Hy Lạp, đồng thời là học giả có sức ảnh hưởng đến lịch sử phương Tây. Ngoài những tư tưởng lớn về tôn giáo và triết học, ông cũng đặt nền tảng trong việc định nghĩa cuộc sống hạnh phúc. Vậy theo phương pháp và cách nhìn của ông, hạnh phúc thực sự là gì?

Trước tiên chúng ta phải phân biệt giá trị bên ngoài với giá trị bên trong, phương tiện và mục đích. Ví dụ, học tập có thể là một phương pháp, thông qua việc học tập tốt sẽ thi vào một trường tốt, từ một trường học tốt, sẽ có được một công việc tốt và thu nhập tốt, tương lai có thể sống ổn định. Và đối với một số người, bản thân họ xem học tập là một mục đích, học vì lợi ích của việc học, sống là để học tập, họ thấy không bao giờ là quá già để học, bởi vì học tập mang lại cho họ niềm vui.

Một ví dụ khác: một số người tập thể dục là vì họ muốn tốt cho sức khỏe, vận động cũng là phương tiện và phương pháp có ý nghĩa cho sức khỏe, sức khỏe có thể khiến người ta tự làm được những điều mình thích; hoặc chính sức khỏe làm bản thân con người hạnh phúc. Trong trường hợp này vận động vừa là phương pháp có ý nghĩa, vừa là mục đích. Còn một số người chỉ yêu thích bản thân môn vận động này, như vậy, vận động chính là một mục đích đối với anh ta.

Sự khác biệt giữa giá trị nội tại và giá trị bên ngoài thay đổi từ người này sang người khác. Ví dụ, bạn nghĩ rằng học tập chỉ là một thủ đoạn để kiếm được một công việc tốt, nó có giá trị bên ngoài; nhưng đối với những người khác mà nói, anh ta có thể học vì mục đích học tập, đối với anh ấy việc học có giá trị nội tại. 

Nhưng Aristotle đã nói: Hạnh phúc chỉ có giá trị bên trong chứ không phải giá trị bên ngoài, điều này áp dụng cho tất cả mọi người, cũng có nghĩa là, mọi người đều coi hạnh phúc là mục đích cuối cùng hơn là phương tiện; không có ai nói tôi muốn hạnh phúc để đạt được kim tiền, danh vọng hay tình yêu; hạnh phúc chỉ có thể là mục đích chứ không phải phương tiện. Cho nên ai ai cũng đều tìm kiếm, ai ai cũng đều mong muốn, ai ai cũng đều nỗ lực phấn đấu.

Vậy hạnh phúc ở đâu? Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu xem hạnh phúc là gì? Aristotle nói hạnh phúc đầu tiên là sự hoàn mỹ, là tự túc, hài lòng với chính mình, tức là sau khi chúng ta đạt được hạnh phúc rồi thì không còn mong cầu gì khác nữa.

Tiếp theo, hạnh phúc phải tự mình đạt được chứ không phải nhờ người khác. Điều đó có nghĩa là, không ai khác có thể mang lại cho bạn hạnh phúc ngoại trừ chính bạn.

Rất nhiều người coi danh vọng là mục đích cuối cùng của cuộc sống. Nhưng theo Aristotle, nổi tiếng không phải là hạnh phúc, bởi vì danh vọng có được ít nhiều cũng phải nhờ dựa vào sự chấp thuận của người khác, nói cách khác, để lưu danh thiên sử, trở thành bất tử, được người đời khen ngợi không thể không có sự giúp đỡ của người khác. 

Vậy, làm thế nào để chúng ta không phụ thuộc vào người khác mang đến hạnh phúc cho chúng ta? Aristotle nói: Hạnh phúc không là thứ tự nhiên sinh ra, nó yêu cầu một sự nỗ lực tìm kiếm, vô luận giàu nghèo, miễn là bạn thông qua cuộc sống hàng ngày, suy nghĩ bằng trái tim và chăm chỉ thực hành để đạt được sự hoàn hảo về đạo đức, nó có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Bởi vì đức hạnh, như Grahamian – nhà kinh tế học người Anh nói: "Có thể mang tất cả những điều tốt đẹp lại với nhau, đó là trung tâm của hạnh phúc. Đức hạnh làm cho bạn cẩn thận, sáng suốt, thông thạo, trí tuệ, dũng cảm, trung thực… Tất cả điều đó làm cho bạn trở thành một con người hoàn hảo. Đức hạnh và trí tuệ là chìa khóa của hạnh phúc, là sự biết hài lòng về bản thân.

Không có gì đáng yêu hơn đức hạnh, cũng không có gì đáng ghét hơn cái ác. Chỉ có đức hạnh là tồn tại chân chính, tất cả mọi thứ khác đều là giả. Chính đức hạnh quyết định tài năng và sự vĩ đại chứ không phải may mắn. Chỉ có đức hạnh là tự túc, nó mới là điều khiến chúng ta trân quý cuộc sống và nhớ mãi. Sự hoàn hảo lớn nhất của tất cả mọi thứ trên thế giới là trở thành một người hoàn hảo về mặt đạo đức".

Gia Viên.

Tin bài liên quan