Một lần trên diễn đàn mạng có đề xuất vấn đề: Đối đãi như thế nào với một người rời xa bạn khi bạn rơi vào nghịch cảnh? Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lời khen ngợi đó là: “Người rời bỏ bạn trong nghịch cảnh không thể được coi là bạn”.
Thật vậy, thường khi ta ở trong nghịch cảnh, khi ở lúc sa cơ lỡ vận nhất mới có thể nhìn thấu lòng người. Khi còn trẻ, tôi cho rằng chỉ cần đối xử chân thành với nhau thì có thể đổi lấy sự cảm thông, tuy nhiên sau khi trải qua cuộc sống mới hiểu: Thế sự dễ thăng trầm, lòng người dễ đổi thay.
“Đường xa biết sức ngựa, lâu ngày hiểu nhân tâm”
Những người thực sự quan tâm đến bạn sẽ không khoanh tay đứng nhìn khi bạn sa sút, chỉ có những người lá mặt lá trái mới đứng nhìn ngọn lửa ở bờ bên kia khi bạn bè của họ xuống dốc.
Trong “Hồng Lâu Mộng”, gia tộc họ Giả gặp nạn bị tịch thu tài sản, bức tường lớn bị sụp đổ và mọi người dậu đổ bìm leo, không ai muốn đưa tay ra giúp đỡ, thói đời lạnh nhạt, vô tình. Chỉ có già Lưu nghe tin nhà họ Giả gặp nạn, chân tay đi lại không tiện, vẫn mang đồ ăn và cùng cháu trai Bản Nhi đến thăm nhà tù.
Vương Hy Phượng khóc kể với bà Lưu, con gái mình là Xảo Nhi đã bị bán vào lầu xanh. Cuối cùng, bà Lưu hứa trước mặt bày tỏ sẽ cứu con gái Vương Hy Phượng. Cuối cùng bà Lưu bán hết gia sản cứu cô gái, khi cô gái không có nơi nương tựa cho cô một ngôi nhà an toàn, ổn định.
Nếu bạn không rơi vào cảnh khốn cùng nhất sẽ vĩnh viễn không thể nhìn rõ sự lãnh đạm, thất thường của nhân tình thế thái. Chỉ khi rơi xuống một lần mới thực sự cảm nhận được sự lạnh lẽo và ấm áp của tình người.
Ở đỉnh cao, xung quanh chúng ta luôn có những người thêm gấm thêm hoa, vây quanh nịnh nọt, khi bị rơi dưới đáy vực sâu, những người sẵn lòng tặng than trong tuyết cho chúng ta ngược lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có người nói: “Không trải qua sự việc, thì không hiểu lòng người.” Quả thật, nhiều người, nhiều việc, chỉ sau khi trải qua mới biết được ấm hay lạnh, mới phân biệt được là thật hay giả.
Có hai vị hòa thượng nọ sống trong ngôi chùa trên hai ngọn núi liền nhau. Trong năm năm trời, mỗi ngày hai người đều lặn lội vượt núi băng đèo xuống núi gánh nước. Một ngày nọ vị hòa thượng tên Ất không xuống núi gánh nước, vị hòa thượng tên Giáp nghĩ rằng bạn mình ngủ quên nên không để ý. Tuy nhiên, cả tháng trời hòa thượng Ất không xuất hiện khiến hòa thượng Giáp thắc mắc nên quyết định tới thăm.
Khi đến nơi, thấy hòa thượng Ất đang vui vẻ đánh quyền với người khác, hòa thượng Giáp lo lắng hỏi bạn mình tại sao không thấy xuống núi. Hòa thượng Ất dẫn bạn ra sân sau chỉ vào một cái giếng và nói rằng, mỗi ngày mình đều cố gắng đào giếng một chút, nên bây giờ sẽ không còn phải xuống núi lấy nước nữa.
Bên cạnh nỗi buồn, một số người không khỏi thở dài: “Cùng nhau vượt núi băng đèo, gánh nước, đọc kinh, cùng nhau trải qua năm năm, cuối cùng cũng hiểu được đối phương không muốn vượt núi với bạn, tất cả những gì họ muốn là một cái giếng.”
Trong kiếp nhân sinh này, giày nên hợp với chân, người cần ăn ý, hòa hợp
Đối với những người không thể níu giữ, thay vì đau khổ, vướng mắc chi bằng hãy dùng tâm thái bình thản đối mặt, mỗi người mỗi đường.
Sống ở trên đời này cũng giống như cá uống nước, trên đường mưa gió mới tự biết ấm lạnh.
Không phải ai cũng có thể đồng cảm với bạn, và không phải ai cũng có thể hiểu và thông cảm cho bạn.
Một số việc chỉ có thể tự mình gánh vác, một số khó khăn phải tự mình trải qua.
Thay vì dựa dẫm, hãy học cách mạnh mẽ. Chỉ bằng cách học cách tự lập, con người ta mới có thể tiến xa hơn.
Trong cuộc đời này, ai cũng có những bể khổ cần phải vượt qua, thay vì đứng dưới vực thẳm mong người khác giúp đỡ thì tốt hơn hết bạn nên nỗ lực hết mình và học cách tự cứu lấy mình.
Bảo Hân.