Tết Trung thu kể chuyện vì sao Hằng Nga bay lên cung trăng

Tết Trung thu kể chuyện vì sao Hằng Nga bay lên cung trăng

Những ngày Lễ Tết truyền thống luôn có những ý nghĩa cực kỳ phong phú, không chỉ lưu truyền những phong tục lễ tết náo nhiệt, mà còn lưu truyền rộng rãi ý thơ và nhã hứng ngắm hoa ngắm trăng của những người tao nhã.

Ngày mười lăm tháng tám âm lịch là ngày Tết Trung thu trong truyền thống Á Đông, còn gọi là Tết Cúng Trăng, Tết Bái Trăng. Trong quyển thứ tư của “Mộng Lương Lục” do Ngô Tự Mục thời Nam Tống sáng tác, có miêu tả cảnh tượng náo nhiệt của Tết Trung Thu: “Ngày 15 tháng 8 là Tết Trung Thu, đêm nay trăng sáng hơn bình thường, còn gọi là đêm trăng. Lúc này, gió thu thổi mát rượi, sương ngọc phả hơi mát, hương quế tỏa ngát hương thơm, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi. Công tử quyền quý, gia đình giàu có, không nhà nào là không lên lầu cao, ra hiên thưởng trăng, hoặc mở rộng đài tạ, chiếu đồi mồi trải khắp nơi, tiếng đàn cầm đàn sắt ngân vang, rót rượu cất tiếng ca, để vui chơi suốt đêm”.

 

“Nhân hữu bi hoan ly hợp
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết
Thử sự cổ nan toàn
Đãn nguyện nhân trường cửu
Thiên lý cộng thiền quyên”

Tạm dịch: Người có vui buồn hợp tan, trăng có sáng mờ tròn khuyết, xưa nay chuyện này khó vẹn toàn. Nhưng mong người dài lâu, ngàn dặm cùng ngắm trăng. Những câu này được trích trong bài thơ “Thủy điệu ca đầu” của Tô Đông Pha, bài thơ quả thực là một tuyệt tác hiếm có.

Thu phân tịch nguyệt (đêm trăng trung thu)

Nhưng văn hóa truyền thống của Trung Quốc dù sao vẫn là văn hóa truyền Thần. Trong mỗi một ngày Lễ Tết quan trọng, mọi người tất nhiên vẫn xem việc tôn kính trời đất và tôn kính thần linh là chính. Tết Trung Thu cũng như vậy, ngoài ngắm trăng ngâm thơ ra, Trung Thu cúng trăng là một truyền thống có ghi chép lịch sử từ lâu đời. Rất nhiều ý kiến cho rằng, Trung Thu cúng trăng là phong tục được tiếp nối từ thu phân tịch nguyệt (cúng trăng).

Thu phân là tiết khí thứ 16 trong 24 tiết khí theo lịch Trung Quốc. Tiết khí này đúng vào lúc vừa hết một nửa mùa thu, lúc này âm dương một nửa, ngày đêm bằng nhau và nóng lạnh cân bằng. Qua thu phân thì thời tiết mùa thu sẽ trở nên lạnh hơn, ngày ngắn đêm dài.

Trong “Nguyệt lệnh thất thập nhị hầu tập giải” của nhà Nguyên cũng có ghi chép: “Trong tháng tám, giải kiến thu phân, phân chính là một nửa.” chữ “phân” trong thời xưa có nghĩa là một nửa.

Từ “Trung thu” mà ngày nay chúng ta được biết đến, xuất hiện sớm nhất trong “Chu Lễ”: “Đêm trung thu, đón lạnh cũng như đón mây”. Nhưng mà từ “Trung thu” của khi đó chắc không phải nói đến Tết Trung Thu của ngày nay, mà rất có thể là đang nói đến một nửa của mùa thu, cũng tức là khí tiết “Thu phân”.

Trong phần Lễ Nghi Chí của “Tùy Thư” có nói: “Thiên tử lấy  xuân phân triều nhật tại phía đông, thu phân tịch nguyệt tại phía tây”. Trong bốn mùa của một năm, xuân phân triều nhật, hạ chí tế địa, thu phân tịch nguyệt, đông chí tế thiên đều là những nghi lễ cúng tế long trọng của các vua chúa thời ngày xưa. Địa điểm cử hành lễ cúng tế được thiết lập tại các hướng đông, nam, tây, bắc khác nhau, đây cũng là nguồn gốc của đàn tế mặt trời, đàn tế mặt đất, đàn tế mặt trăng, đàn tế trời.

Ngoại trừ các đế vương cúng trăng ra, vào thời nhà Đường cũng có rất nhiều ghi chép về tập tục cúng trăng trong dân gian.

“Khai liêm kiến tân nguyệt
Tiện tức hạ giai bái
Tế ngữ nhân bất văn
Bắc phong xuy quần đái”

Tạm dịch: Mở rèm thấy trăng lên, liền xuống thềm vái trăng, nói thầm không ai nghe, gió bấc thổi dây lưng. Bài thơ Đường “Bái tân nguyệt” của Lý Đoan miêu tả một bức tranh về người thiếu nữ thời nhà Đường trong sáng xinh đẹp trông thấy trăng vừa nhô lên liền vội vàng bước xuống dưới sân cúng trăng.

Câu chuyện “Hằng Nga bôn nguyệt”

Truyền thuyết về “Hằng Nga bôn nguyệt” (tức Hằng Nga đi vào cung trăng) cũng là một điển cố được mọi người kể đi kể lại nhiều lần trong ngày Tết Trung Thu hàng năm. Trong sách cổ “Quy Tàng” được sử dụng vào thời nhà Hạ và nhà Thương cũng có ghi chép về điện cố này, “đại minh vui quái, còn gọi là Nghệ bắn mười mặt trời, Hằng Nga đi vào cung trăng”.

Tuy rằng câu chuyện này ở Trung Quốc là không ai không biết, nhưng đến nay vẫn còn một thắc mắc chưa được giải đáp. Đó là tại sao chỉ có một mình Hằng Nga (Thường Nga) đi vào cung trăng? Tại sao không cùng Hậu Nghệ đi vào cung trăng? Trong dân gian cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng trong buổi biểu diễn “Thần Vận” mang đậm văn hóa Thần truyền của đoàn nghệ thuật Shen Yun, mọi người được nhìn thấy được một câu chuyện cổ xưa vô cùng cảm động.

Vào ngày mười lăm, trăng tròn như đĩa, cảnh sắc về đêm vô cùng tuyệt đẹp, hồ nước xanh biếc, nước lấp lánh như ngọc. Trong bầu trời đêm, có một đám tiên nữ bay qua bay lại thướt tha, Hằng Nga xinh đẹp cùng các tiên nữ nhân lúc cảnh đêm tuyệt đẹp, đã cùng nhau xuống dưới nhân gian dạo chơi.

Đột nhiên, một con rồng đỏ từ trong hồ lao lên, thèm thuồng vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Hằng Nga, nên muốn bắt Hằng Nga về làm vợ. Các tiên nữ vội vàng bay đi, nhưng Hằng Nga né tránh không kịp, bị con rồng đỏ xấu xá đánh bị thương, ngã xuống dưới đất.

Lúc này, đúng lúc có một người đi ngắm trăng đi ngang qua đó, đã cứu được Hằng Nga, người này chính là Hậu Nghệ. Nhìn thấy Hằng Nga bị thương, Hậu Nghệ cũng không biết phải làm sao.

Đột nhiên có một vị tiên bay đến, vị tiên này dùng tiên đơn chữa lành vết thương cho Hằng Nga. Ông tiên nhìn Hậu Nghệ, rồi lại nhìn Hằng Nga, trong lòng đã biết là chuyện gì. Thì ra Hằng Nga vì một mối nhân duyên mà đến, mối nhân duyên này mở ra câu chuyện thần thoại “Hằng Nga bôn nguyệt” nổi tiếng ngàn đời.

Ông tiên mỉm cười và nói: “Ta làm mai cho tướng quân và Hằng Nga, tác thành một mối lương duyên được không?”. Hậu Nghệ vô cùng vui mừng, Hằng Nga cũng cảm thấy rất hài lòng, mỉm cười nghiêng mình đa tạ tiên nhân.

Ông tiên thấy lương duyên đã thành, vì thế đem bình hồ lô có chứa tiên đơn bên trong tặng cho Hậu Nghệ và Hằng Nga, nói rằng: “Sau này hai người ăn tiên đơn ở trong bình này thì sẽ được thành tiên”, nói xong, tiên nhân bay đi.

Hằng Nga và Hậu Nghệ sống hạnh phúc dưới nhân gian một thời gian. Một hôm, Hằng Nga cầm lấy bình hồ lô, mời Hậu Nghệ ăn tiên đơn. Hậu Nghệ nhường vợ ăn trước, không ai chịu ăn tiên đơn trong bình trước, cứ nhường nhau qua lại. Cuối cùng, Hằng Nga đành phải ăn một viên, sau đó đưa bình hồ lô cho Hậu Nghệ. Lúc này, đột nhiên con rồng đó xấu xa đó lại đột nhiên lao đến, khua móng vuốt một cái liền đánh rơi bình hồ lô xuống dưới đất.

Sau khi Hậu Nghệ lấy mũi tên bắn chết con rồng đỏ, Hằng Nga xinh đẹp nhìn Hậu Nghệ, nhặt chiếc bình hồ lô ở dưới đất lên, đưa cho Hậu Nghệ. Hậu Nghệ cầm lấy chiếc bình hồ lô, thì phát hiện tiên đơn trong bình đã bị con rồng làm rơi ra ngoài hết rồi.

Hằng Nga và Hậu Nghệ thẫn thờ, bởi vì vốn dĩ hai người họ đều có thể thành tiên quay trở về trời. Bây giờ, chỉ có Hằng Nga được về trời thôi.

Lúc này, trên bầu trời có tiếng nhạc trời nổi lên, một vầng trăng sáng từ từ bay gần đến. Các tiên nữ từ Quảng Hàn Cung trong cung trăng bay ra ngoài, Hằng Nga bỗng nhiên bay lên, thời khắc Hằng Nga quay về trời đã đến.

Dưới sự vây quanh của những tiên nữ, Hằng Nga từ từ bay về Quảng Hàn Cung. Nhìn thấy tay của Hằng Nga tuột khỏi tay mình rồi từ từ bay lên, Hậu Nghệ đứng sững sờ nhìn theo. Từ đó, đôi vợ chồng ân ái thiên địa cách biệt, ngày đêm nhìn về nhau.

Một truyền thuyết đẹp để lại vô vàn dư vị như thế này, có lẽ chỉ có thể gặp được trong văn hóa Thần truyền mà thôi.

Châu Yến.

Tin bài liên quan