Tại sao tội lỗi kiếp trước lại được tha thứ và vận mệnh ở đời này được cải biến?

Tại sao tội lỗi kiếp trước lại được tha thứ và vận mệnh ở đời này được cải biến?

Phật gia nói về vận mệnh của con người, hết thảy các nghiệp báo họa phúc ở kiếp này đều là hiển hiện của nhân quả. Người như thế nào sẽ được thay đổi tuổi thọ, vận mệnh làm quan…? Làm thế nào để mệnh xấu được chuyển hóa?

Con trai hiếu thuận, vận mệnh tạo lại ở kiếp này 

Ngô Nhị là một người dân bình thường sống ở Lâm Xuyên. Cậu tận lực phụng dưỡng mẹ già, cố gắng hết mức giúp bà vui vẻ. Một buổi tối, cậu mộng thấy Thần nói rằng: “Trưa ngày mai nhà ngươi sẽ bị sét đánh chết?” 

Ngô Nhị nói: “Mẹ tôi tuổi đã cao rồi, cần tôi chăm sóc, ngài có thể miễn chết cho tôi không? 

Vị Thần nói: “Đây là thiên mệnh, không thể miễn được”. 

Ngô Nhị lo rằng mẹ sẽ sợ hãi, sau khi chuẩn bị tốt bữa sáng cho mẹ, cậu nói: “Con trai có việc phải ra ngoài một chuyến, mời mẹ đến nhà em gái ở tạm ít ngày”. Tuy nhiên người mẹ lại không đồng ý. 

Chẳng mấy chốc, bầu trời đen kịt và mây đen ùn ùn kéo đến, tiếng sấm vang dội. Ngô Nhị lại càng lo lắng sợ mẹ bị dọa mà kinh hãi. Liền đóng cửa để mẹ ở trong nhà, sau đó một mình đi ra chỗ cánh đồng không người, chờ đợi Trời phạt. Không lâu sau thì bầu trời đen kịt dần dần tản ra và không phát sinh sự việc gì. 

Ngô Nhị vội vã về nhà, ôm lấy mẹ nhưng trong lòng vẫn không khỏi suy nghĩ về hoàn cảnh nguy hiểm chưa được hóa giải, cậu cũng không dám nói về những nguy hiểm mà bản thân đã trải qua cho mẹ biết. Một đêm khác, Ngô Nhị lại mộng thấy Thần nói với mình: “Tấm lòng chí hiếu của nhà ngươi đã cảm động Trời cao, cho nên đã miễn cho nhà ngươi tội nghiệp đã nợ ở kiếp trước, muốn ngươi tôn kính mẹ mình nhiều hơn nữa”. Từ đó về sau Ngô Nhị càng thêm hiếu thuận, cung kinh chăm sóc mẹ cả đời.

Con dâu hiếu thuận, nghiệp đã nợ được hóa giải

Dụ Thị là vợ của Chi Tổ Nghi ở Thê Ấp, Tứ Xuyên. Nàng phụng dưỡng mẹ chồng vô cùng hiếu thuận, tính tình của mẹ chồng cũng rất nghiêm khắc, nóng nảy và khó chiều. Dụ Thị cung cung thuận thuận phụng dưỡng, chưa từng phàn nàn lời nào. 

Một đêm, Dụ Thị có một giấc mơ. Trong mơ, vị Thần nói cho nàng biết: “Kiếp trước nhà ngươi là vợ của Mâu Dung, năm 30 tuổi, bị bệnh nặng, nằm liệt giường hơn một năm trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Mẹ chồng hơn 70 tuổi đã nấu cháo cho nhà ngươi ăn. Nhà ngươi bởi vì miệng đắng chán ăn đã khóc mắng to nhiều lần. Đến lúc sắp qua đời, trong lúc tuyệt vọng đã kêu trời: “70 tuổi còn chưa chết, ta mới 30 tuổi đã phải chết rồi, ông trời thật không công bằng!” Quan ti mệnh hỏi Thiên Đế, Thiên Đế hạ lệnh đốt cháy thi thể nhà ngươi, lúc đó hơi thở nhà ngươi đã tắt rồi. 

“Hiện tại đã tới lúc kết thúc nghiệp chướng này, để nhà ngươi chết dưới búa rìu sấm sét, không lâu nữa sẽ chấp hành mệnh lệnh. Bởi vì kiếp này ngươi phụng dưỡng mẹ chồng hết mức có hiếu nên trước hết phải báo cho nhà ngươi biết”. Dụ Thị chợt bừng tỉnh. Dạng sáng nàng tắm rửa sạch sẽ, mặc lên người bộ đồ mới, bái kiến mẹ chồng nói: “Con về làm dâu đã được 3 năm, hầu hạ mẹ chồng không chút sai sót. Hôm nay, con muốn xin phép mẹ cho về nhà mẹ đẻ ít ngày, chỉ sợ trên đường đi gặp bất trắc mà qua đời, mong mẹ buông tâm lo nghĩ, cũng chớ đau buồn”. Mẹ chồng nghe thấy con dâu nói những lời không bình thường, bà cảm thấy vô cùng kinh ngạc khó hiểu. 

Dụ Thị trở về nhà tạm biệt cha mẹ đẻ, kể lại cho họ biết mọi chuyện trong mơ. Sau đó nàng bước ra ngoài, tay cầm nén nhang đứng dưới gốc cây phía Nam căn nhà, ngước lên Trời cầu xin nói: “Dân nữ sẵn sàng đợi chết, đây là nghiệp mà bản thân tạo ra từ kiếp trước, xin nhận không chối từ. Nhưng nghĩ đến mẹ chồng tuổi đã cao, chồng còn nghèo khó, ai có thể chăm sóc phụng dưỡng họ? Cha mẹ đẻ từ nhỏ đã dạy bảo rằng cần phải ăn ở cho tốt, hiện tại dân nữ bị Trời diệt sẽ đem đến sỉ nhục cho cha mẹ. Hiện tại ta đang mang thai được 7 tháng, nếu như đó là một bé trai, thì như vậy là có đại phúc rồi. Nghĩ tới hai sự tình trước mắt đều không thể tránh, nợ của một mình tôi, cầu xin Thượng đế kéo dài hình phạt sau 3 tháng, chờ sinh nở xong mới để cho dân nữ chết”.

Vào thời điểm đó, giữa ban ngày, mây đen bao phủ bầu trời, gió và sấm sét ầm ầm, thiên địa bao phủ một màu hắc ám. Lúc đó Văn Xương Đế Quân biết được tình hình của Dụ Thị, Ngài đã báo cáo với Thiên Đế dùng Mã Thị thay thế cho Dụ Thị. Mã Thị là vợ của Trương Thực, người cùng quê với Dụ Thị, là người hung ác phản nghịch, tà dâm, làm trái với đạo lý con người, vô lễ với mẹ chồng, trong lúc nổi giông sấm sét bị thiên lôi đánh chết, còn Dụ Thị thì được miễn tội. 

Người con có hiếu khiến hổ già cảm động, cha tăng thêm thọ

Từ Nhất Bằng, tên tự là Quý Tường, là người Ngân Địa (người Cảnh Chi Đông thuộc tỉnh Chiết Giang). Ông hết lòng phụng dưỡng cha mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình lại nghèo khó, ông đành phải rời nhà đến vùng ven biển dạy học nhận đồ đệ. Một tối, ông đột nhiên gặp một giấc mộng kỳ lạ, thấy bản thân nói với chủ nhân: “Cha của tôi chỉ sợ là đã bị ốm rồi”. 

Ông vội vã trở về nhà, ngày đêm không nghỉ. Lúc đi ngang qua một ngọn núi trong đêm, ông đột nhiên gặp phải con hổ già, ngăn trở đường về. 

Ông đã cầu xin con hổ già: “Vì cha ta bị bệnh, ta đang vội vã trở về nhà, dù cho răng nanh nhe ra trước mắt, ta sao có thể vì thế mà sợ?” 

Khi về đến nhà, người thân đã nói cho ông biết, cha ông bệnh rất nặng, thần trí không rõ ràng nữa rồi. Lúc Quý Tường đến gần bên cha mình, người cha đột nhiên tỉnh dậy và nói với ông: “Vừa rồi trên đường về nhà, con có gặp con hổ già không? Cha vừa bị đưa đến công phủ, thấy một người mặc áo đỏ nói: “Mệnh của nhà ngươi đã đến hạn rồi, lòng hiếu thảo trong sáng của con trai ngươi khiến con hổ già cảm động mà nhường đường. Bởi tấm lòng hiếu thảo của con trai, đặc biệt kéo dài thọ mệnh cho ngươi thêm 10 năm nữa”.

San San.

Tin bài liên quan