Xung quanh chuyện cưới xin tránh tuổi Kim Lâu cũng nhiều chuyện dở khóc dở cười. Nhưng thực chất Kim Lâu là gì? cách tính Kim Lâu ra sao thì không hẳn ai cũng biết. Trong tâm thưc mỗi người Việt, mỗi khi làm bất cứ một việc lớn nào đều xem ngày, chọn tuổi với ý nghĩa để công việc được thuận buồm xuôi gió, tốt đẹp và may mắn. Vì vậy chuyện dựng vợ gả chồng vốn là chuyện hệ trọng của cả đời người nên được cất nhắc rất kĩ lưỡng.
Dân gian thường có câu:"Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” và " 1, 3, 6, 8 Kim lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng!". Điều này cũng đã trở thành lệ, ăn sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người. Bởi vậy, hễ tính chuyện trăm năm, người ta lấy tuổi của người con gái để chọn năm cưới.. Cũng theo các cụ truyền lại, tính tuổi cưới phải tính tuổi mụ và tuổi Kim lâu là 1,3,6,8. Có thể hiểu nôm na là đàn ông làm nhà hay con gái đi lấy chồng nếu “phạm Kim Lâu” thì năm đó hãy tạm hoãn, đợi năm không phạm Kim lâu hãy tiến hành. Tuổi Kim Lâu được tính theo âm lịch (tuổi mụ), nghĩa là bằng tuổi dương lịch cộng thêm một. Cách tính Kim lâu bấm ngày được truyền miệng từ ngàn năm nay. Vì vậy, tuổi đẹp có thể cưới được là những tuổi không phạm tới tuổi Kim lâu.
Cách tính Kim Lâu là lấy tuổi mụ của người con gái và chia cho 9; nếu số dư của phép chia là: 1, 3 , 6, 8 thì năm đó được cho là năm có tuổi phạm kim lâu.
Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này, để khái quát những luận điểm này thì các bạn cũng lưu ý như sau: “Ở góc độ tâm linh và tâm lý mà xét thì kết hôn phạm Kim Lâu là những cảnh báo nhắc nhở hai bên gia đình phải thận trọng trước một việc lớn trong đời trên Điều tắc "cầu lành, tránh dữ". Điều cần nói là không nên hiểu và áp dụng vấn đề này một cách cứng nhắc sẽ dẫn tới lỡ việc hoặc để "lỡ lứa". Ví dụ một cô gái 33 tuổi chạm kim lâu có người đòi cưới sao lại không, chờ đến bao giờ? Mặc dù "có kiêng, có lành" nhưng phải "tuỳ cơ ứng biến" miễn sao "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà" là được".