Phong thuỷ: Cây Cau tiểu trâm hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Phong thuỷ: Cây Cau tiểu trâm hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Cau tiểu trâm hay còn gọi là dừa tụ thân là loại cây thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm thuộc họ Cau – Arecaceae. Loài cây này có nguồn gốc từ châu Á và đặc biệt phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại Việt Nam.

1. Cây Cau tiểu trâm là gì? Nguồn gốc cây Cau tiểu trâm

Cây Cau Tiểu Trâm có tên khoa học Chamaedorea elegans, là loại cây thuộc họ nhà cau, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập về Việt Nam từ rất lâu. Cây có hình dáng giống một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ 15 - 40 cm, lá cau mọc từ thân chính, các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt, đầy sức sống.

Bề ngoài ủa cây khá đẹp và có hình dáng giống hệt như một cây dừa mini rất dễ thương. Lá cau được mọc ra từ thân cây chính, trong khi đó, các bẹ lá và các loại thân lá sở hữu màu vàng, khi kết hợp lại với nhau chúng tạo nên một vẻ đẹp rất hài hòa, vừa bắt mắt nhưng cũng tràn đầy sức sống.

Theo một công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, lá của cây cau tiểu trâm có chứa chất Chlorophyll. Chất này giúp hấp thụ những loại tia điện tử cực kỳ gây hại cho sức khỏe. Chúng phát ra từ máy tính, điện thoại và những loại thiết bị khác.

Vào buổi sáng, lá cây sẽ hấp thụ khí độc từ môi trường, sau đó tạo ra khí oxi làm cho con người trở nên dễ chịu hơn. Khi để cây cau tiểu trâm bên cạnh bàn làm việc, thì con người sẽ hô hấp tốt hơn, đảm bảo điều phối không khí trong không gian làm việc một cách tối đa.

2. Ý nghĩa phong thủy của cây Cau tiểu trâm

Ý nghĩa Cau Tiểu Trâm được nhiều người biết đến nhất chính là mang lại may mắn, xua đuổi tà khí vào nhà và giúp gia chủ luôn có vượng khí mang lại nhiều tài lộc.

Bên cạnh đó loại cây này chính là thể hiện cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh. Bởi vì nó có sức sống bền bỉ và khả năng chịu hạn tốt. Trong điều kiện khắc nghiệt Cau Tiểu Trâm vẫn luôn xanh tốt, hình ảnh này chính là sự phấn đấu không gục ngã trước mọi khó khăn trở ngại để vươn lên.

Dáng vẻ của cây cau tiểu trâm đứng thẳng, vươn thẳng lên bầu trời tạo nên một sức sống mãnh liệt, ngụ ý nói tới khả năng phát triển bản thân và phấn đấu của mỗi một người. Cây mọc thành từng cụm cũng đem đến cho chủ sở hữu những nguồn năng lượng tích cực, gắn kết được các thành viên trong nội bộ. Từ đó sẽ phát triển được tập thể một cách vững mạnh, cùng nhau đoàn kết và phấn đấu vì những mục tiêu chung.

* Trừ tà: Cau tiểu trâm là cây có lá nhọn được biết đến với ý nghĩa trừ tà. Vì thế, cây được để ở ngoài cửa sổ và cửa ra vào tại nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài. Khi xua đuổi dòng khí xấu xung quanh sẽ mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.

* Thu hút vận may: Công dụng nhiều người biết nhất về cây tiểu trâm chính là mang lại may mắn, và giúp gia chủ luôn có vượng khí mang lại nhiều tài lộc.

* Mạnh mẽ, cứng cỏi: Cây thể hiện cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh vì cau tiểu trâm có sức sống bền bỉ và khả năng chịu hạn tốt. Trong điều kiện khắc nghiệt cây vẫn phát triển xanh tốt, hình ảnh này chính là sự phấn đấu không gục ngã trước mọi khó khăn trở ngại để vươn lên.

* Chọn vị trí đặt cây Cau tiểu trâm hút tài lộc

Giống như ý nghĩa phong thủy ở trên, cây Cau Tiểu Trâm nên được để ở ngoài cửa sổ và cửa ra vào tại nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài, giúp cho ngôi nhà an toàn và may mắn hơn.

Với những cây cau tiểu trâm để bàn loại nhỏ, người ta thường đặt chúng trong những cái chậu cây nho nhỏ màu trắng, phía trên có rải sỏi ngũ sắc để đảm bảo cho cây không chiếm quá nhiều diện tích trên bàn làm việc hoặc bàn trà.

Các nhân viên văn phòng thường đặt chậu cau tiểu trâm ở một góc bàn làm việc để giúp tinh thần làm việc tốt hơn. Như đã nói ở trên, cây này có thể loại bỏ được các tia bức xạ độc hại phát ra từ các thiết bị điện tử nên sẽ giúp nhân viên tập trung làm việc, sức khỏe tốt. Cây cũng có thể đóng vai trò là vách ngăn bàn làm việc nếu bạn đặt ở vị trí phân cách giữa 2 bàn kê sát nhau, giúp tạo sự riêng tư và tập trung trong công việc.

3. Cây Cau tiểu trâm hợp với tuổi nào? mệnh gì?

Trong phong thủy, để một loài cây có thể phát huy được những giá trị cao nhất, người trồng cây sở hữu chúng hợp mệnh, hợp tuổi. Có như thế, người chủ nhân mới có thể đón nhận được nguồn năng lượng tích cực, đem đến những giá trị cao nhất.

Cây cau tiểu trâm sẽ hợp với những người có mệnh thủy và người mệnh mộc nhất. Bởi lẽ, màu xanh tươi mát phủ toàn bộ từ đầu đến thân của cây sẽ đem lại may mắn cho người sở hữu chúng.

Những người mệnh Mộc có năm sinh là: Mậu Tuất - 1958, Kỷ Hợi - 1959, Nhâm Tý - 1972, Kỷ Tỵ - 1989, Canh Dần - 2010, Tân Mão - 2011, Quý Sửu - 1973, Canh Thân - 1980, Tân Dậu - 1981, Mậu Thìn - 1988, Nhâm Ngọ - 2002, Quý Mùi - 2003.

Những người mệnh Thuỷ sinh vào các năm sau: Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp Thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975).

Bản chất của những người mệnh mộc đều rất vững vàng, gan góc và đặc biệt có ý chí tiến thủ cực kỳ cao, tuy nhiên xu thế của họ thường xuyên thu mình lại và khó hòa hợp với những người khác.

Trong khi đó, những người thuộc mệnh kim thì đa phần đều rất hướng ngoại, có tính cách độc lập và cái tôi của bản thân rất cao. Đặc điểm chung của hai người này đều là dễ đưa mình vào áp lực, dễ khiến cho bản thân mình trở nên cô độc, và khả năng làm việc nhóm gặp rất nhiều hạn chế.

Ngoài ra, những người mang tuổi Thìn, Tý, Tỵ, Sửu là tuổi hợp nhất với cây Cau Tiểu Trâm. Loại cây này sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Từ đó, con đường sự nghiệp sẽ được hanh thông hơn, được phú quý hỗ trợ.

4. Cách chăm sóc và gieo trồng cây Cau tiểu trâm

Cây Cau Tiểu Trâm khỏe mạnh, khá dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng và chăm sóc cây chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

Ánh sáng: Cây sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy Cau Tiểu Trâm thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 2 – 3 tiếng/ tuần vào buổi sáng hoặc xế chiều.

Nhiệt độ: Cây ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17 – 25 độ C.

Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60 – 80%. Mùa Hè thi thoảng nên phun sương cung cấp độ ẩm cho cây. Mùa Đông nên hạn chế để cây ở những nơi gió khô hanh, tốt nhất nên để cây ở trong nhà để cây có độ ẩm phù hợp.

Đất trồng: Cây ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than.

Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của Câu Tiểu Trâm không cần quá nhiều. Bạn chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu đã se khô, thì tưới vừa đủ ẩm là được. Khi tưới nước cần tưới từ từ, để nước ngấm dần từ bề mặt xuống đáy chậu.

Bón phân: Hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.

T/H.

Tin bài liên quan