Người tầm thường làm thế nào trở nên phi thường?

Người tầm thường làm thế nào trở nên phi thường?

Trên thế gian này có hai kiểu người: một là người bình thường, thậm chí tầm thường; và hai là người phi thường, siêu thường. Tầm thường hay phi thường không dựa vào tài năng để phân chia, mà dựa vào đức độ, khí chất mà định đoạt. Kẻ tầm thường muốn an nhàn, sống vì danh, bị sai khiến bởi lợi, chỉ lo bảo vệ bản thân. Người phi thường lại có thể chịu khó chịu khổ, xem nhẹ lợi danh, xả thân vì đạo nghĩa. Kẻ tầm thường nhiều như cát bụi, người phi thường chiếu sáng sử xanh. Làm sao một kẻ tầm thường có thể cải biến thành người phi thường? Thật khó lắm! Nhưng trong một tác phẩm hài hước mà thâm thuý tuyệt vời, quá trình này đã được khắc hoạ một cách tự nhiên, sáng tạo và kịch tính nhất, để lại trong lòng người xem những chiêm nghiệm sâu xa.

Chuyện xảy ra vào năm 446 sau Công Nguyên. Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế Thác Đạt Bào nghe lời tấu của trọng thần Thôi Hạo, ban chiếu diệt Phật khốc liệt nhất: “Đập vỡ và thiêu hủy tất cả tượng Phật và kinh Phật, phá hủy chùa chiền, chôn sống tăng lữ.” (2) Tại một ngôi chùa nọ, khói lửa bốc cao, các nhà sư cầm gậy chống chọi với binh lính triều đình, vị sư trụ trì trong cơn nguy cấp đã giao cuốn kinh Phật cho một nhà sư trẻ và giục ông mau chóng rời đi. Quân triều đình hung hãn truy tìm cuốn kinh Phật, hạ sát tất cả nhà sư còn lại trong chùa, truy đuổi đến khách sạn Long Môn.

Vở kịch “Long Môn khách sạn hậu truyện” của Nghệ thuật Shen Yun là sự kết hợp hoàn hảo giữa cốt truyện kịch tính giàu nội hàm, diễn xuất sinh động hài hước, hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn và đặc biệt là âm nhạc tinh tế tới từng giây.

Khung cảnh quán trọ mở ra, vị nữ chủ nhân kiểm tra thấy khắp nơi đầy bụi bẩn, trong khi những anh chàng làm công đang chổng mông, dựa lưng lên bàn ngủ khò. Chỉ khi được cô chủ thúc giục, họ mới vội vàng lau dọn.

Bỗng đâu quân triều đình rầm rầm kéo đến, nhà sư trẻ dù bị thương vẫn liều mình bảo vệ kinh Phật, trong khi các chàng “tiểu nhị” kia run như cầy sấy, dạt cả vào một bên. 

Vị tướng triều đình treo thưởng một đĩnh vàng lớn cho quán trọ nếu có thể giao kinh Phật. Nhà sư luôn giắt cuốn kinh bên người, nên đêm ấy nữ chủ quán đã thừa lúc nhà sư say ngủ lẻn vào phòng rút trộm, trong khi hai chàng “tiểu nhị” canh gác bên ngoài thì sợ đến mức “tim đập chân run”.

Toàn bộ vở diễn không lời, nhưng lại có thể khắc hoạ sinh động cốt cách của những chàng trai làm việc cho quán trọ: lười biếng, nhát gan và hám lợi. 

Thế nhưng, một biến cố bất ngờ đã hoàn toàn đổi thay con người họ: không màng vàng bạc, vô cùng mạnh mẽ và sẵn sàng xả thân.

Đó là khi một chàng trai tò mò rủ cả nhóm mở xem bên trong cuốn kinh viết gì. Tò mò cũng phải, tại sao chỉ một cuốn sách mà trao thưởng lớn đến thế? Chỉ một cuốn sách mà dấy động binh đao, tốn tiền nhọc dân đến thế? 

Ba kẻ trộm kinh chúi đầu đọc sách, càng đọc càng sửng sốt và say sưa. Bất ngờ, một tiếng nhạc hào hùng thần thánh cất lên, ánh sáng chan hoà tràn ngập không gian. Ánh sáng của giác ngộ. Ba người cùng lao vào phòng nhà sư, quỳ xuống trao trả cuốn kinh Phật.

Chống lại quân đội triều đình hung hăng đầy đủ vũ khí là những chàng trai, cô gái tay không tấc sắt. Họ lấy đâu ra sức lực chiến đấu? Đúng lúc này, trên phông nền sân khấu đả xuất “thần chưởng” màu xanh lam, khán giả cười ồ vì chi tiết này như trong phim kiếm hiệp, nhưng phải chăng ánh sáng đó thực sự là biểu hiện của công năng tại không gian khác? Nơi cõi người xem ra chỉ là người đấu với người, nhưng đằng sau đó là trận chiến long trời lở đất giữa Chính với Tà, Phật với ma. Những người tu luyện chân chính đều có năng lực siêu thường, còn có sự gia trì của Thần Phật, nên mới có thể chiến thắng cường bạo.

Trong lịch sử, Phật Pháp đã bao lần trải qua kiếp nạn, nhưng cường quyền không bao giờ có thể dập tắt đức tin. Ở Trung Quốc có năm vị hoàng đế gây nạn cho Phật Pháp, bốn lần tạo thành tai nạn, lịch sử gọi là “Tam Vũ nhất Tông diệt Phật”. Họ đều là những hoàng đế uy vũ ngất trời, nhưng rốt cuộc không ai có thể thực sự “diệt Phật”, trái lại chính bản thân những kẻ bức hại lại đào hố chôn mình. Ví như trọng thần Thôi Hạo nhắc đến ở trên, năm 450, ông ta đã bị tru di tam tộc. “Trước khi chết ông ta chịu hình phạt, chịu nhục kêu la suốt dọc đường. Đương thời mọi người đều nói ông ta diệt Phật bị báo ứng.

Hai năm sau, Thái Vũ Đế đang cường tráng như mặt trời giữa trưa lại bị hoạn quan giết chết, mới 44 tuổi. Hai con trai của ông cũng lần lượt chết bởi tay hoạn quan” (2).

Phật Pháp vĩnh viễn bất bại, bởi Ông có sức mạnh cảm hoá vô biên, có thể cải biến từ sâu thẳm bản chất con người; ví như những anh chàng làm công tầm thường kia vốn đang “trợ Trụ vi ngược”, nhờ đọc kinh mà minh bạch Chính – Tà, trở thành những chiến binh hộ Pháp phi thường vững mạnh.

Có những người trước đây từng trộm cướp, hút hít ma tuý, ngoại tình, chìm đắm trong tửu sắc… nhờ học Đại Pháp mà trở thành người lương thiện. Cũng có những người vốn có năng lực, địa vị cao, danh tiếng tốt trong xã hội, nhưng phiền não vì danh lợi tình, nhờ học Đại Pháp mà buông bớt dục vọng, thân khoẻ tâm an. Những học viên Pháp Luân Công chân chính được Phật Pháp cấp cho dũng khí, bước ra khỏi sợ hãi và chấp trước sinh tử, kiên trì phản bức hại suốt hai thập niên qua. Nếu không phải nhờ pháp lực vô biên của Phật Pháp, thì một người bình thường sao dám đương đầu với bộ máy bức hại tàn bạo của cả quốc gia khổng lồ như thế?

Vậy cũng nói, một người bình thường thậm chí tầm thường có thể trở nên phi thường, siêu thường đâu phải tự mình gò ép mà nên, phải học Phật Pháp mới thành. Người xưa nói: “Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn” (Tạm dịch: Thân người khó có được, Phật Pháp khó có cơ hội nghe được) phải chăng cũng là nói sự trân quý vô vàn của Phật Pháp? Ai trong đời đã may mắn đắc Pháp, chỉ có tinh tấn tu luyện thì mới không lưu lại ân hận vĩnh viễn về sau.

Thanh Ngọc.

Tin bài liên quan