Chỉ khi tâm hồn an tĩnh mới là lúc chúng ta gần gũi với bản thân mình nhất. Mỗi người chúng ta đều khao khát một miền tịnh thổ trong tâm hồn. Những khi đối mặt với sự xô bồ ồn ào của thế giới bên ngoài, tâm chúng ta thường dễ mệt mỏi, chán chường.
Những lúc như vậy, điều chúng ta cần làm nhất chính là, hoặc là tạo cho mình một không gian tĩnh lặng, nghĩ về những điều bản thân mình muốn nhớ đến, làm những gì bản thân mình muốn làm, hoặc là dứt khoát không nghĩ gì và cũng không làm gì cả.
Người sống an tĩnh là người có thể xả bỏ mọi thứ trên đời như danh dự, ân sủng, quyền thế, xa xỉ, sự phồn hoa,… Vì buông xả được, nên họ mới có thể xem nhẹ, cũng vì xem nhẹ, nên tâm hồn mới được an yên tĩnh tại. Họ không có ý chống lại sự buồn tẻ và thiếu thốn của thế gian, mà chỉ muốn tận hưởng sự sung túc và dư giả trong tâm hồn mình.
Sự an tĩnh thật sự ấy là xuất ra từ nội tâm, không bị mê hoặc bởi mọi thứ trên đời, và chỉ một mực theo đuổi sự đơn giản và phong phú của tâm hồn.
Nếu cuộc đời là một ly nước, thì nỗi đau giống như hạt bụi rơi vào trong ly. Cuộc đời không ai đều luôn ngập tràn niềm vui từ đầu đến cuối, mà sẽ luôn có những nỗi đau phiền nhiễu tâm hồn chúng ta. Nếu tâm ta không ngừng khuấy động, một đời này sẽ bị nỗi đau lấp đầy.
Chúng ta cần học cách khiến tâm hồn được an tĩnh, khiến mọi phiền não dần dần lắng xuống. Hãy học cách chấp nhận sự mong manh và những điều không thể của bản thân, cho mình thêm chút thời gian, đặt ra thời hạn, như vậy bạn sẽ vô tình có được sức mạnh của sự an tĩnh trong cuộc đời mình.
“Thay vì cười xòa mà trái với lòng, chi bằng làm một người an tĩnh; thay vì để ý đến sự phản bội và xấu xa của người khác, chi bằng hãy nuôi dưỡng sự tôn nghiêm và tốt đẹp của chính mình”.
Chỉ có làm tốt chính mình, hoàn thiện bản thân, mới có thể nhận được sự tôn trọng của người khác. Hãy dành thời gian vào việc tự tu dưỡng bản thân, không cần phải dành quá nhiều thời gian cho những gì người khác nghĩ về bạn. Cuộc sống là dành cho chính bạn, bạn đối đãi với cuộc sống như thế nào, thì cuộc đời cũng sẽ đối đãi lại với bạn như vậy.
Trong thế giới ồn ào này, mỗi chúng ta đều cần một khoảng không gian phù hợp với bản thân để xếp đặt khoảng trống bình yên cho tâm hồn. Có lẽ đó là một căn phòng yên tĩnh, có thể đó là một quyển kinh không chữ, và cũng có thể đó là một con đường thoát khỏi bến mê. Chỉ cần trái tim bạn hướng về đâu, thì đó là trạm dừng chân của bạn. Từ chỗ dừng chân đó, bạn sẽ định hướng lại, để sau này khi lên đường khởi hành bạn không còn mông lung như thế nữa.
Dẫu biết rằng ngoài những sự ồn ào và lo toan bề bộn bên ngoài, cuộc sống còn có một sự trưởng thành thầm lặng và thận trọng bên trong. Nó sẽ không mất đi theo sự di chuyển của thời gian, và bạn luôn có thể mở ra một góc tĩnh lặng trong tâm, không bị nhiễm gió mưa bụi trần, bình thản, ung dung, không sợ hãi.
Dùng mắt mà nhìn thì đó là câu chuyện của người khác; dùng tâm để cảm nhận, thì đó mới là cảnh đẹp trong cuộc đời của chính mình.
Họ biết giữ vững tâm hồn, không làm nô lệ cho thể xác, biết trân trọng và thưởng thức phong cảnh dọc ven đường,và cũng biết thưởng thức mỗi từng bông hoa, mỗi từng chiếc lá trong cuộc sống.
Duy trì sự an tĩnh trong tâm hồn mới thực sự là tâm cảnh lớn. Đời người có gặp gỡ và chia ly. Khi gặp nhau chúng ta cần phải biết quý trọng nhau, trước khi chia tay trao gửi lời chúc phúc, phàm là ai phàm là việc gì cũng thế cuối cùng đều trở thành cát bụi, đừng để mây khói trước đây mê lạc hành trình của chúng ta.
Cuộc đời này vốn không có đúng sai tuyệt đối, vậy nên đừng quá lãng phí tâm sức về những chuyện thị phi, hạnh phúc mới là câu trả lời duy nhất trong cuộc đời. Được không vui, mất không buồn, được mất chỉ là một trạng thái, điều bạn cần làm là giữ vững thiện lương trong tâm hồn mình.
Sự phồn hoa đều sẽ qua đi như khói bay, đời người cũng lặng lẽ trôi đi ý chang như vậy. Có những việc không cần phải quá cưỡng cầu, có những người không cần phải cố níu giữ. Xem nhẹ sự phù hoa, để lại một khoảng trống trong tâm hồn, khiến cuộc sống an tĩnh và giản dị!
Thanh Hoa.