"Huyết mộ" ấy chính là nơi an nghỉ của một mưu sĩ nức tiếng thời Tam Quốc, người có tài năng được đánh giá sánh ngang Gia Cát Lượng.
Cổ nhân có câu: "Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong" (người vì tiền mà chết, chim vì ăn mà bỏ mạng). Mà nghề trộm mộ ở Trung Hoa từ xưa đến nay đều bị coi là một kiểu bán mạng vì tiền tài.
Khét tiếng là những kẻ đi đêm chẳng sợ gặp ma, nhưng sự thực là giới mộ tặc ít nhiều vẫn tuân thủ một số điều luật bất thành văn để bảo toàn tính mạng.
Bởi vậy, nếu một ngôi mộ đến kẻ trộm cũng không dám xâm phạm, thì chỉ có một lý do duy nhất: Bên trong ngôi mộ ấy có chứa mối họa nguy hiểm vô cùng. Và ngôi "huyết mộ" (mộ máu) Tam Quốc dưới đây cũng nằm trong số đó.
Ngôi mộ máu này là nơi an nghỉ của một mưu sĩ nổi tiếng, nhưng lại phải chịu kết cục hết sức bi thảm. Cái chết thảm khốc này cũng là nguyên nhân khiến hậu thế chẳng ai dám xâm phạm nơi an nghỉ của nhân vật ấy vì sợ... báo ứng!
Tương truyền rằng, Bàng Thống là một vị danh sĩ có ngoại hình xấu xí nhưng lại vô cùng túc trí đa mưu. (Tranh minh họa).
Chủ nhân của ngôi huyết mộ kia chính là đại mưu sĩ thời Tam Quốc – Bàng Thống.
Cái chết bi thảm của vị mưu sĩ sánh ngang Gia Cát Lượng
Bàng Thống (178-214), hiệu Phượng Sồ, vốn là mưu sĩ của Lưu Bị vào thời Tam Quốc. Sinh thời, ông từng là một trụ cột trong tập đoàn chính trị của Thục Hán.
Bấy giờ, tài năng của Bàng Thống được đánh giá là ngang ngửa với Ngọa Long Gia Cát Lượng. Ngay tới đại ẩn sĩ Tư Mã Huy cũng từng đưa ra lời nhận định:
"Nếu có được một trong hai người là Ngọa Long (Gia Cát Lượng) và Phượng Sồ (Bàng Thống) thì ắt có thể định hưng thiên hạ".
Nhưng dù cho mưu sĩ họ Bàng có lợi hại tới đâu, thì suy cho cùng ông vẫn là "người trần mắt thịt". Năm 214, Bàng Thống bị "loạn tiễn xuyên tâm", trúng phải tên của quân địch, cả người lẫn ngựa vong mạng tại đèo Lạc Phương. Lúc bấy giờ, ông mới 36 tuổi.
Tương truyền rằng, Bàng Thống không chỉ chết trận mà còn chết rất thảm, bị vô số mũi tên đâm vào cơ thể, y phục dính đầy máu tươi. Giữa lúc loạn lạc, binh lính của ông chỉ đành chọn một chỗ gần đó để chôn cất chủ tướng.
Ở vào thời điểm hạ táng, bộ y phục đầy máu ấy cũng không được thay ra mà an táng cùng thi thể của mưu sĩ họ Bàng. Vì vậy ngôi mộ của ông được hậu thế lưu truyền với cái tên "huyết mộ" (mộ máu).
Bàng Thống kết thúc cuộc đời ở tuổi 36 bằng cái chết đầy bi thảm và đau đớn. (Tranh minh họa).
Sự thật phía sau ngôi mộ máu của mưu sĩ họ Bàng
Mặc dù nói trộm mộ đều là những kẻ đi đêm chẳng sợ gặp ma, mờ mắt vì tiền bạc, nhưng giới đạo mộ vẫn luôn duy trì những quy tắc riêng để bảo vệ tính mạng cho mình.
Bản thân những người trong giới này hiểu rõ hơn ai hết, việc họ đang làm vốn dĩ đã "thất đức". Do đó có thể tránh được cái gì thì tốt nhất nên tránh cái đó để bớt tạo nghiệp.
Đối với một ngôi mộ có chủ nhân chết thảm như huyết mộ của Bàng Thống, trộm mộ từ xưa tới nay đều hết sức kiêng dè. Hơn nữa họ tin rằng, nơi an nghỉ của mưu sĩ họ Bàng năm xưa được hạ táng hết sức vội vàng, bảo vật chắc chắn chẳng có mấy.
Cũng nhờ vậy mà ngôi huyết mộ chôn cất Bàng Thống bình yên trải qua hàng thế kỷ, không hề có kẻ nào dám xâm phạm.
Thế nhưng chỉ khi được khai quật bởi các nhà khảo cổ, hậu thế mới ngỡ ngàng phát hiện ra rằng: Kỳ thực mộ của Bàng Thống vốn không như những giai thoại mà giới trộm mộ truyền tai nhau.
Ngôi "huyết mộ" của Bàng Thống. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Bởi lẽ, trong ngôi mộ máu ấy vốn dĩ không chôn hài cốt mà chỉ có một bộ y phục. Hơn nữa, điểm khác xa với những lời truyền miệng còn nằm ở chỗ, mộ Bàng Thống có rất nhiều văn vật quý giá, mỗi món đều được bảo tồn hoàn hảo.
Theo suy đoán của các nhà khảo cổ, Bàng Thống năm xưa chết trận vì bị tên bắn, binh lính của ông căn bản không tìm được thi thể của chủ tướng trên chiến trường hỗn loạn.
Vì vậy, họ đành lựa chọn phương thức chôn cất y phục để hạ táng, lưu lại một ngôi mộ máu khiến người đời sau "đoán già đoán non" suốt hàng thế kỷ.