Một vài thành ngữ chứa đựng trí tuệ của kiếp nhân sinh

Một vài thành ngữ chứa đựng trí tuệ của kiếp nhân sinh

Thành ngữ là sự kết tinh của văn hóa truyền thống, nó luôn duy trì sức sống mãnh liệt trong lịch sử. Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chứa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại, cho đến nay nó vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy cùng xem sự thông thái trong những câu thành ngữ sau:

1. Tranh thủ thời gian: “Lười” cũng là một loại trí tuệ

Hoàng Đình Kiên là một nhà văn, đồng thời cũng là một nhà thư pháp nổi tiếng trong triều đại Bắc Tống ở Trung Quốc. Sự nghiệp chính thức của ông không thuận lợi, ông bị vu khống và liên tiếp bị giáng xuống Kiềm Châu và Nghi Châu xa xôi.

Mọi người đều cho rằng tương lai của ông thật đáng lo ngại nhưng Hoàng Đình Kiên không mấy bận tâm, dù phải sống trong một ngôi nhà dột nát nhưng ông vẫn bình thản đón nhận. Hoàng Đình Kiên đã trải qua nhiều thăng trầm trong những trận đấu tố chính trị, và luôn đối mặt với những được mất, vinh nhục của cuộc đời với một tâm thái bình thản. Ông từng viết một bài thơ: “Nhân sinh chính tự vô nhàn hạ, mang lí du nhàn”. (Tạm dịch: Không có thời gian rảnh rỗi trong cuộc sống và chính trị, và tôi sẽ tranh thủ thời gian trong lịch trình bận rộn).

Trí tuệ của người xưa thể hiện ở chữ “du nhàn”, có nghĩa là biết tranh thủ thời gian khi bận rộn, nó thể hiện một cách sinh động một loại cảm giác và hương vị tao nhã của giới văn nhân. Dù bạn có cả thế giới trong tâm trí và khát vọng lớn lao, bạn vẫn phải biết sắp xếp và thư giãn. Mặc dù ý nghĩa của từ “du” không hay, nhưng đặt trong thành ngữ này, nó trở nên rất sinh động.

2. Đường tắt Trung Nam: Đâu mới là trí tuệ?

Vào thời nhà Đường, có một đạo sĩ tên là Tư Mã Thừa Trinh. Hoàng đế Duệ Tông (hoàng đế thứ sáu nhà Đường – Lý Đán) muốn phong cho Tư Mã một chức quan chính thức, nhưng Tư Mã Thừa Trinh đã quyết tâm quay trở lại núi Thiên Thai ẩn cư.

Thượng thư Lô Tàng lấy tay chỉ vào núi Trung Nam gần đó và nói với Tư Mã Thừa Trinh: “Trong đó có rất nhiều thú vui, tại sao ông phải trở lại núi Thiên Thai? “. Tư Mã Thừa Trinh giễu cợt đáp: “Ngươi nói rất đúng, thực sự có một con đường tắt để làm quan”.

Hóa ra sau khi Lô Tàng vượt qua kỳ thi tiến sỹ, triều đình đã không phong tước vị chính thức cho ông ta ngay lập tức. Lô Tàng phát hiện ra rằng nhiều học giả ẩn cư không những không mất đi danh tiếng mà giá trị của họ còn được tăng gấp đôi. Vì vậy, Lô Tàng từng giả làm ẩn sĩ ở núi Trung Nam để thu hút sự chú ý của triều đình, và nhanh chóng trở thành một đại quan.

Đây là nơi bắt nguồn thành ngữ “đường tắt Trung Nam”, ám chỉ con đường ngắn nhất để mưu cầu chức quan hay danh lợi, đồng thời cũng là ẩn dụ cho con đường thuận tiện để đạt được mục đích.

Lô Tàng tin rằng việc đi “đường tắt về phía nam” để đạt được mục đích trở thành đại quan là một cách không ngoan, nhưng thực ra một ẩn sĩ chân chính luôn liêm chính mới là đại trí tuệ trong đời.

3. Viêm màng túi: “Không có tiền” cũng có trí tuệ

Vào thời Đông Tấn, có một vị đại thần tên là Nguyễn Phu, ông nổi tiếng với tính cách phóng khoáng được thừa hưởng từ cha và chú của mình (Nguyễn Tịch), và ông được gọi là “anh cả”.

Nguyễn Phu kiêu ngạo và sống trụy lạc, không kết giao với những người giàu có và quyền lực, chỉ suốt ngày ăn chơi lêu lổng, rượu chè và chơi bời. Vì không coi trọng gia sản nên suốt đời ông sống trong cảnh nghèo khó, thậm chí ông từng đổi kim vàng lấy rượu để uống.

Một lần, Nguyễn Phu ra ngoài chơi, mang theo một chiếc túi vải màu đen, có người hỏi: “Trong túi của anh có gì vậy?” Nguyễn Phu đáp: “Tôi chỉ có một đồng tiền trong túi, sợ túi bị xấu hổ, dùng nó để mọi người chỉ nhìn vào cái túi”.

Sau này, thành ngữ “nang trung tu sáp” tức là viêm màng túi được dùng để diễn tả tình huống xấu hổ khi không có tiền trong túi. Trí tuệ của Nguyễn Phu nằm ở chỗ, anh ta là người xấu hổ vì thiếu tiền, nhưng anh ta lại nói rằng anh ta xấu hổ vì sợ không có tiền trong túi. Kiểu chế giễu này cho thấy tính cách rộng rãi của Nguyễn Phu, dù không có tiền trong túi nhưng không có tiền cũng có trí tuệ.

4. Tương kính như tân: Tôn kính là một loại trí tuệ

Thời Xuân Thu, nước Tấn có một người tên là Kí Khuyết, cha anh bị giết vì phạm tội và anh bị giáng xuống làm thường dân. Nhưng Kí Khuyết không hề phàn nàn với người khác, anh không chỉ chăm chỉ làm ruộng mà còn không quên học tập và trau dồi bản thân. Vợ của Kí Khuyết rất đức hạnh, để không làm chậm trễ công việc của Kí Khuyết, cô ấy luôn nấu cơm ở nhà và đưa ra đồng cho chồng.

Khi vợ của Kí Khuyết mang thức ăn cho chồng, cô ấy nâng bát cơm lên trên đầu và đưa cho chồng một cách cung kính, như thể đang đối xử với một vị khách quý. Kí Khuyết cũng đáp lại vợ mình với nghi thức tương tự, người vợ đứng bên cạnh đợi chồng một cách tôn trọng.

Một hôm trời nắng, trên đường trở về nước Tấn, sứ thần đi ngang qua nước Kế. Ông nhìn thấy một nông phu đang làm cỏ ngoài đồng và một phụ nữ trẻ, có lẽ là vợ của anh ta, cô đang mang bữa trưa ra cho chồng. Thấy cảnh hai vợ chồng Kí Khuyết đối xử với nhau như thượng khách, sứ thần không khỏi xúc động khen ngợi: “Vợ chồng có thể tôn trọng và yêu thương nhau như vậy, họ thật là người có đức hạnh! Nếu có một người như vậy để hỗ trợ cai trị nước Tấn, đất nước nhất định sẽ thịnh vượng”

Khi về đến nước nhà, vị sứ thần ngay lập tức vào yết kiến vua nước Tấn và kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện về cặp vợ chồng. Ông tâu với nhà vua rằng: “Tôn kính là một biểu hiện của đức hạnh. Ai biết kính lễ, ắt là người có đạo đức! Chúng ta cần giáo dục người dân về đức tính tốt này.

Sau đó, Kí Khuyết được sứ thần tiến cử làm quan và có nhiều đóng góp lớn cho nước Tấn”. Về sau câu nói Tương Kính Như Tân 相敬如賓 (Xiang Jing Ru Bin), được dịch là “đối xử với nhau với sự tôn trọng như đối với khách” đã trở thành một thành ngữ, nó được sử dụng để diễn tả cách đối xử giữa phu thê đó là nên tôn trọng lẫn nhau. Ai nói đây không phải là một loại trí tuệ?

5. Ruộng dưa Lý Hạ : Giữ đạo đức cũng cần trí tuệ

Vào thời Bắc Tề có một vị quan tên là Viên Duật Tu, ông ta là một vị quan trong sạch và không bao giờ nhận hối lộ. Một lần, ông đi các nơi khác để kiểm tra các quan địa phương và đi qua Duyện Châu, thống đốc Duyện Châu là bạn cũ của ông. Sau khi hai người gặp nhau, Hình Thiệu lấy ra một mảnh lụa trắng để tặng cho Viên Duật Tu làm kỷ niệm.

Viên Duật Tu có chút khó xử, không nhận, sợ đắc tội với bạn. Nhận, lại sợ gây ra hiềm nghi không cần thiết. Nhưng sau khi suy đi tính lại, Viên Duật Tu cuối cùng cảm ơn và từ chối, đồng thời để lại thư rằng: “Tôi lần này trên đường qua đây, không giống như bình thường đâu. Qua điền lý hạ, người xưa rất cẩn thận. Chúng ta không được quên người xưa nói, đi qua ruộng dưa, không được cúi xuống chỉnh sửa giày, đi dưới cây mận, không được giơ tay lên chỉnh sửa mũ. Chỉ có như thế, chúng ta mới tránh được hiềm nghi. Tâm ý của bạn tôi đã nhận. Lụa trắng thì không thể nhận, không thể để lại lý do cho những lời đàm tiếu thêu dệt bất hảo”.

Hình Thiệu hiểu tâm tư của Viên Duật Tu, cũng không gắng ép ông.

“Ruộng dưa lí hạ” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một nơi dễ gây nghi ngờ. Có thể thấy, trí huệ của người xưa khi giữ sự chính trực, không chỉ chủ động để tránh bị nghi ngờ mà còn nhận được sự thông cảm của bạn bè.

Gia Viên.

Tin bài liên quan