Người ta đều nói “lấy sử làm gương, có thể biết được hưng vong”. Vì vậy, khi những sự tình như tượng Phật rơi lệ xuất hiện khắp nơi trên thế giới, chắc chắn sẽ có người nói, phải chăng thế đạo sắp có biến?
Vào tháng 8 năm 2020, thị trấn nhỏ Carmiano ở miền nam nước Ý đã trở nên nổi tiếng chỉ qua một đêm trên Internet. Vì sao? Vì bức tượng Đức Mẹ đồng trinh ở quảng trường thị trấn đã rơi lệ. Hơn nữa, nước mắt chảy ra có màu như huyết lệ.
Bức tượng Đức Mẹ được xây dựng vào năm 1943. Đúng lúc đó, một quả bom thả xuống trúng quảng trường đã bất ngờ không phát nổ. Người dân thị trấn tin rằng Đức Mẹ đồng trinh đã bảo hộ cho họ, nên họ đã dựng cho bà một bức tượng vô cùng mỹ lệ. Trong 77 năm, dưới sự bảo hộ của Đức Mẹ, thị trấn nhỏ đã luôn bình an vô sự. Nhưng Đức Mẹ hôm nay đã rơi lệ vì ai?
Kỳ thực, đây không phải là tình huống Thánh tượng lưu lệ đầu tiên xuất hiện trên thế giới, mà đã từng xảy ra cách đây không lâu tại Urusovo, một ngôi làng hẻo lánh ở Nga. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2020, “Mẹ Thiên Chúa”, một Thánh tượng từ thế kỷ 18 trong Nhà thờ Thánh Michael the Archangel của làng đã “rơi lệ”. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt mĩ lệ của Thánh tượng, đôi mắt to vô tội chất chứa đầy nỗi ưu uất và bi thương. Kể từ đó, Thánh tượng cứ cách 2 ngày lại khóc một lần, liên tục trong một thời gian dài.
Nước mắt của Thánh tượng đến từ đâu? Khi các nhà khoa học phân tích hóa nghiệm những giọt nước mắt, kết quả thật đáng ngạc nhiên, vì thành phần chủ yếu của nước mắt thực chất là một loại dược liệu căn bản không thể được tìm thấy trong vật liệu tạo Thánh tượng, gọi là “một dược” (myrrh).
“Một dược” myrrh có một vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng Cơ đốc giáo, vì nó là một trong ba món quà mừng được ba hiền sĩ phương Đông mang đến khi Chúa Giê-su giáng sinh. Hai món quà còn lại là vàng và trầm hương. Một dược là bảo vật biểu thị sự trân trọng Chúa Giê-su vì thế nhân mà chịu chết. Trong một số lễ nghi chúc tụng của Cơ đốc giáo, một dược thường được sử dụng như một loại hương quý hiếm và là một trong những nguyên liệu thô để điều chế dầu Thánh.
Phát hiện này càng kiên định tín niệm của các mục sư và tín chúng rằng đây là một thần tích. Họ coi việc Thánh tượng rơi lệ là báo hiệu sự kiện biến hóa trọng đại hoặc nguy hiểm trên quy mô toàn cầu, ví như thảm họa tự nhiên hoặc chiến tranh. Những giọt lệ mang màu máu dự trắc một khảo nghiệm cự đại sắp xảy ra. Nhìn lại hai năm trở lại đây, chẳng phải thực sự là như vậy sao?
Trên thực tế, từ năm 1991 trở lại đây, hiện tượng Thánh tượng lưu lệ đã xuất hiện phổ biến ở nước Nga. Sau khi bước vào thế kỷ 21, hiện tượng này dồn dập xuất hiện trên khắp toàn cầu: năm 2004, bức tượng Chúa sơ sinh ở một làng chài nhỏ ở miền nam Philippines, năm 2007 bức tượng Chúa sơ sinh trong một giáo đường ở Texas, Hoa Kỳ, và năm 2018, bức tượng Đức mẹ đồng trinh trong một nhà thờ ở Tây Bắc Argentina, v.v. đều rơi lệ.
Và dị tượng này thậm chí không chỉ giới hạn trong tín ngưỡng Cơ đốc. Tại Trung Quốc, hiện tượng tương tự cũng xuất hiện trên bức tượng Lạc Sơn Đại Phật nổi tiếng.
Lạc Sơn Đại Phật là một bức tượng Phật Di Lặc ngồi ở ngã ba sông ở phía đông thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cao 71 mét, được mệnh danh là “Sơn thị nhất tôn Phật, Phật thị nhất tọa sơn”. Đã hơn 1.200 năm kể từ khi tượng Đại Phật được kiến thành, và đây là bức tượng Phật khắc trên đá lớn nhất thế giới.
Trong những thập kỷ gần đây, bức tượng Phật Di Lặc này đã từng nhiều lần nhắm mắt lưu lệ.
Lần nhắm mắt đầu tiên xảy ra vào năm 1962. Lúc đó, trong lãnh thổ Trung Quốc đại lục đã phát sinh nạn đói lớn do chính con người gây ra, người chết đói la liệt khắp nơi. Đại Phật tọa bên sông mỗi ngày nhìn thấy vô số tử thi thuận dòng sông trôi xuống, Ngài đã nhắm mắt. Người dân địa phương nói rằng Đại Phật không nhẫn tâm nhìn xuống dòng sông đầy những xác chết trôi qua. Tuy nhiên, việc Đại Phật nhắm mắt được coi là bất hạnh, chính quyền lập tức tu tạc mới đôi mắt của Đại Phật. Vì vậy đôi mắt Đại Phật phải luôn mở cho dù Ngài có muốn mở hay không.
Tuy nhiên, sau khi Đại Phật bị buộc phải mở mắt trở lại, thảm nạn cũng không có biến chuyển tốt. Đại Phật lại nhanh chóng nhắm mắt. Lần này, Ngài bắt đầu rơm rớm lưu lệ. Đó là vào năm 1963. Chính phủ đã chi thêm 40 triệu nhân dân tệ để tiến hành thanh tẩy tượng Phật, nhưng không cách nào có thể xóa được nỗi buồn và những dòng nước mắt hiện rõ trên khóe mắt của Đại Phật.
Vào tháng 7 năm 1976, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã xảy ra ở Đường Sơn, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Sau trận động đất, người dân ở Tứ Xuyên thấy khuôn mặt Lạc Sơn Đại Phật hiển lộ nộ sắc, và lần nữa nhắm mắt lưu lệ.
Lần cuối cùng Đại Phật rơi nước mắt là vào năm 1994. Vào ngày 7 tháng 6, một tàu du lịch phiêu du qua trước tượng Phật, nhiều du khách trên tàu nhìn thấy Đại Phật đang khóc, nước mắt rơi xuống thành từng dòng từng dòng lớn. Không biết lần này Đại Phật vì ai mà ưu tâm?
Điều thú vị là, chính phủ Trung Quốc đối với việc Đại Phật nhắm mắt lưu lệ hiếm khi đứng ra bác bỏ tin đồn. Cũng có thể vì có quá nhiều người đã nhìn thấy kỳ ảnh này qua những bức ảnh được chụp. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích, cho rằng hiện tượng nhắm nghiền mắt là do ô nhiễm môi trường, rằng một lượng lớn mưa axit đã rửa trôi tượng Phật, dẫn đến quá nhiều hắc tố trên mí mắt trên của tượng Phật, trông giống như Đại Phật Lạc Sơn đang nhắm mắt.
Về cách giải thích này, nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí, mọi người đều tự có kiến giải của riêng mình. Trong dân gian có rất nhiều người ủng hộ thuyết pháp rằng đó là Đại Phật hiển linh. Bởi vì những ai am hiểu lịch sử đều biết, dị tượng nơi nhân gian là do Thượng Thiên cảnh thị, từ cổ chí kim đều như vậy.
Từ thời kỳ Nam Bắc triều, Lạc Dương từng là đô thành của nhà Bắc Ngụy. Trong thành có ngôi chùa Bình Đẳng, trong chùa có một bức tượng Phật lớn vô cùng trang nghiêm. Vào những năm cuối của triều đại Bắc Ngụy, bức tượng Phật này đã từng rơi nước mắt ba lần trong bốn năm, sau mỗi lần rơi nước mắt, thành Lạc Dương đều trải qua đại kiếp nạn. Lần đầu tượng Phật rơi lệ, người dân Lạc Dương đều đến xem vui vẻ. Không lâu sau đó, quân nổi dậy tiến vào thành, sát thương vô số người. Tượng Phật rơi lệ lần thứ hai, mọi người nửa tin nửa ngờ, hai tháng sau, thành Lạc Dương lại bị cướp phá. Lần thứ ba lưu lệ, mọi người vội vàng bôn tẩu báo cho nhau, lo lắng như ngồi trên đống lửa. Quả nhiên, không lâu sau, quân nổi dậy lại tiến vào thành.
Người ta đều nói “lấy sử làm gương, có thể biết được thăng trầm”. Vì vậy, khi những sự tình như tượng Phật lưu lệ xuất hiện khắp nơi trên thế giới, chắc chắn sẽ có người nói, phải chăng thế đạo sắp có biến?
Phật giáo Đại thừa tin rằng Phật Pháp do Thích Ca Mâu Ni lưu truyền tại thế gian sẽ trải qua ba thời kỳ. Thời kỳ chính Pháp, thời kỳ tượng Pháp và thời kỳ mạt Pháp. Đến cuối thời kỳ mạt Pháp, con người bắt đầu dần dần viễn ly Phật Pháp. Cho đến tối hậu, Pháp do Phật Thích Ca Mâu Ni truyền sẽ không thể khởi tác dụng cứu độ thế nhân nữa, sẽ bị diệt vong từng chút từng chút một, đây chính là thời kỳ mạt Pháp.
Liên quan đến khi nào tiến nhập vào thời kỳ mạt Pháp, trong Kinh Phật có những thuyết pháp khác nhau, một số nói tính từ 1000 năm trước, một số nói tính từ 500 năm trước. Nhưng dù tính toán thế nào, thế kỷ 21 hôm nay đều thuộc về thời kỳ mạt Pháp. Hơn nữa, rất có thể đây chính là tối hậu của thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp. Vì sao nói như vậy? Nếu quý vị xem dự ngôn về thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp của Phật Đà, và đối chiếu với xã hội ngày này, liền có thể minh bạch điều đó.
Trong Kinh Đại Tạng của Phật giáo có một chương “Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh”, ghi chép lại dự ngôn về tương lai khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn ly thế. Đương thời Ngài nói, vào thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp, thì Phật Pháp mà Ngài truyền sẽ hủy diệt. Ngài gọi xã hội nhân loại lúc này là “ngũ nghịch trọc thế” và “ma đạo hưng thịnh”.
Khi đó, các hòa thượng trong chùa không chỉ ăn ngon mặc đẹp mà còn “ẩm tửu đạm nhục, sát sinh, tham vị, vô hữu từ tâm canh tương tăng tật”, uống rượu ăn thịt sát sinh đều không kỵ húy, còn tâm vô thiện niệm, đố kị lẫn nhau. Còn những ai kiền thành tu Phật sẽ bị phỉ báng vì đố kị và bị trục xuất khỏi chùa. Nếu không nói với quý vị rằng đây là lời giảng của Phật Thích Ca Mâu Ni vào 2500 năm trước, quý vị có cảm thấy đây là chân dung của một ngôi chùa đương đại không?
Lúc này, trong xã hội nhân loại sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường. Trước hết là khí hậu bất thường, thiên tai nhân họa dồn dập, “thủy hạn bất điều ngũ cốc bất thục, bệnh khí lưu hành tử vong giả chúng”, nghĩa là lụt hạn không điều tiết, ngũ cốc không chín nổi, bệnh dịch lưu hành nhiều người tử vong. Hãy xem, trận dịch hai năm qua vẫn chưa lắng xuống, Thích Ca Mâu Ni đơn giản là Thần dự ngôn.
Thứ hai, đạo đức xã hội phổ biến trụy lạc. “Nhân dân cần khổ huyền quan khắc phạt, bất thuận đạo lí giai tư nhạc loạn. Ác nhân chuyển đa như hải trung sa, thiện giả thậm thiểu nhược nhất nhược nhị” – tham quan hoành hành, kẻ ác lộng quyền, ai nấy hưởng thụ trong hỗn loạn, không còn dĩ thiện vi mỹ, lấy thiện làm tiêu chuẩn cho cái đẹp. Đây chẳng phải là bức tranh của thế giới đương đại sao?
Càng thần kỳ hơn nữa, Phật Đà thậm chí còn đề cập rằng thời gian càng ngày càng biến trở nên nhanh hơn. “Nhật nguyệt chuyển đoản, sinh mệnh chuyển xúc, tứ thập đầu bạch”, nghĩa là chu kỳ mặt trời và mặt trăng ngắn lại, tuổi thọ ngắn lại, bốn mươi mái đầu đã bạc. Những năm gần đây, hiện tượng thời gian biến ngắn chẳng phải cũng là cảm giác chung của mọi người? Tựa như chưa kịp làm gì, chớp mắt một cái thì trời đã tối, lại chớp mắt một cái, thì tóc bạc đã mọc ra, một đời cứ như vậy trôi qua.
Nói đến đây, có thể một số bạn sẽ nói, đều nói Phật Pháp kim cương bất hoại, tại sao sau ngàn năm lại có người đi lệch khỏi Phật Pháp, hoặc là, Phật Pháp bất linh? Chúng ta hãy cùng nghe một câu chuyện nhỏ trong Phật giáo.
Năm đó sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Đại đức Ca Diếp kế thừa y bát (tăng bào và bát xin ăn) của Ngài. Sau khi Ca Diếp niết bàn, thay thế ông là vị đại đệ tử khác của Thích Ca Mâu Ni, A Nan (Ananda). Khi A Nan được một trăm hai mươi tuổi, một hôm, ông nghe thấy một vị tăng nhân trẻ tuổi rất thành kính niệm rằng: “Người sống trăm năm mà không thấy thủy lão hạc, không bằng sống một ngày mà thấy được.” “Thủy lão hạc” là thần điểu phương nào? Tại sao mọi người cứ phải nhìn thấy nó một lần trong đời mới được?
A Nan không khỏi bật cười khi biết rõ hơn về điều đó. Thì ra nguyên lai là, vị tăng nhân trẻ đó đang niệm một câu của Thích Ca Mâu Ni: “Sống trăm năm mà không hiểu pháp sinh diệt, không bằng sống một ngày mà hiểu”, ý nói nếu con người sống một đời cũng không hiểu thấu pháp sinh tử, không bằng người chỉ sống một ngày mà minh bạch đạo lý này. Không biết vì sao mà truyền đi truyền lại, ba chữ “pháp sinh diệt” lại bị biến thành một con hạc hoang già bên dòng nước.
A Nan sau đó đã thành tâm giúp vị tăng nhân trẻ sửa sai. Khi tăng nhân trẻ ra về, đã kể lại với sư phụ của mình. Không ngờ, vị tăng nhân kia nghe xong trái lại không vui, nói với đồ đệ, A Nan hiện tại đã quá già, trí nhớ giảm sút, đừng nghe ông ta nói: “Những gì ta dạy ngươi không sai.”
Vị tăng nhân trẻ sau khi nghe lời sư phụ, bèn đến thưa lại với A Nan. A Nan thở dài và không nói gì nữa. Ông đã lấy nguyên văn nói cho người khác nghe, nhưng họ vẫn cố chấp không sửa. Vậy, còn có thể có biện pháp nào đây? Mới có mấy chục năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, đã có những người làm sai lệch Phật Pháp theo cách này. A Nan cảm thấy thất vọng trong lòng, hoài niệm Sư phụ và các đại đệ tử đã niết bàn, đối với thế gian càng chẳng có gì lưu luyến, nên chẳng bao lâu sau, A Nan cũng đã nhập niết bàn.
Do Phật Thích Ca Mâu Ni khi truyền Pháp tại thế gian không ghi chép lại bằng hình thức văn tự, do đó các tăng nhân đều dựa trên ký ức và lý giải của chính mình để học Phật Pháp. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, những đệ tử chưa nghe rõ hoặc chưa minh bạch chỗ nào đều có thể thỉnh giáo sư tôn, nhưng sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, chúng tăng nhân chỉ có thể thông qua tập kết, cũng chính là dùng phương pháp ngâm đọc tập thể và thảo luận mà thu thập chỉnh lý ngôn luận của Thích Ca Mâu Ni khi tại thế, toàn bộ quá trình kéo dài mấy trăm năm. Do bản thân Thích Ca Mâu Ni không tham gia chỉnh lý, do đó sai sót trong việc tập kết ngôn luận của Thích Ca là khó tránh khỏi. Mà đến hiện tại sau 2500 năm, trong quá trình phiên dịch, giải đọc, có không ít kinh thư khả năng bị lý giải sai lệch thậm chí bị soán cải hoàn toàn.
Phật Pháp ở đó, nhưng người có thể chân chính lý giải Phật Pháp thì càng ngày càng ít, đây có thể là một trong những nguyên do tại sao Thích Ca Mâu Ni nói rằng vào thời kỳ mạt Pháp, Pháp của ngài không thể độ chúng nhân. Sở dĩ câu chuyện của A Nan được lưu truyền cũng có thể là do các tăng nhân từ trước đã nhìn thấy một số hiện tượng trong thời kỳ mạt Pháp, dùng câu chuyện này để thức tỉnh mọi người rằng, đợi khi Phật Pháp bước vào thời kỳ hoại diệt, nếu ai đó loạn giải Phật Pháp thì đừng để bị mê hoặc.
Vậy thì, sau mạt Pháp mạt kiếp, chuyện gì sẽ xảy ra? Thiên băng Địa liệt, nhân loại biến mất ư? Thích Ca Mâu Ni nói không, trong tương lai Đức Phật Di Lặc sẽ tiếp quản thế gian. Nhân loại sẽ bước qua thời kỳ mạt kiếp mà tiến nhập vào một thời kỳ mỹ hảo. Chiểu theo thuyết pháp của Đạo giáo, đó chính là “Bĩ cực thái lai”.
Vậy khi nào thì Phật Di Lặc sẽ xuất hiện? Chúng ta có thể chờ đợi đến ngày đó trong cuộc đời này chăng? Điều này, hãy lắng nghe chúng tôi hạ hồi phân giải.
Hương Thảo.