Lương y cổ đại cứu người, tâm thuật nhân từ đắc phúc báo

Lương y cổ đại cứu người, tâm thuật nhân từ đắc phúc báo

Xuyên suốt hai mươi bốn bộ sử Trung Hoa, cho đến các bút ký, địa phương chí và các điển tịch các thời đại, đã ghi chép lại không ít y sinh có y thuật cao siêu, y đức cao thượng.

Cổ nhân trọng đức hành, các ngành các nghề đều như vậy, chẳng hạn như làm nghề y giảng y đức, làm thương nhân giảng thương đức, làm quan viên giảng quan đức v.v. Danh y thời Đông Hán Trương Trọng Cảnh trong cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” đã tiến hành thuyết minh thấu đáo về triết lý “y nãi nhân thuật” – y đạo là nghệ thuật của lòng nhân từ. 

Tôn Tư Mạc, một thần y triều Đường trong “Bị cấp thiên kim yếu phương”, đã minh xác đề xuất: “Nhân mạng chí trọng, hữu quý thiên kim”, ý tứ là tính mạng con người rất quan trọng, đáng giá ngàn vàng. Trong các cuốn “Đại y học nghiệp”, “Đại y tinh thành”, ông nhấn mạnh y sinh cần lấy cứu người bệnh tật làm trách nhiệm của bản thân mình. 

Xuyên suốt hai mươi bốn bộ sử Trung Hoa, cho đến các bút ký, địa phương chí và các điển tịch các thời đại, đã ghi chép lại không ít y sinh có y thuật cao siêu, y đức cao thượng. 

Danh y Hà Trừng ở Phụng Hiền, cứu người, cự tuyệt sắc dục, được Thượng Thiên ban thưởng

Vào khoảng cuối triều Nguyên đến đầu triều Minh, tại Trang Gia Hành (nay là trấn Tây Gia Hành, huyện Phụng Hiền, Thượng Hải), có gia tộc Hà thị là danh y nổi tiếng xa gần, tất cả họ đều y thuật cao siêu, ghi chép trong địa phương chí, các danh y của gia tộc Hà thị có hơn chục người. Hà thị đệ nhất đại danh y tên là Hà Thiên Tường, là truyền nhân đời thứ bảy của danh y Hà Ngạn Giang ở Trấn Giang. Ông không những đã trị khỏi rất nhiều nghi nan tạp chứng, mà còn y đức cao thượng, đối với những bệnh nhân gia đình có khó khăn, ông chỉ thu rất ít tiền thuốc, có người thậm chí còn không lấy một xu. Thanh Quang Tự trong “Trọng tu Phụng Hiền huyện chí” nói ông là “dĩ đao khuê tế thế” (đao khuê là khí cụ để lường thuốc).

Cháu trai của Hà Thiên Tường, Hà Trừng, là một danh y thời nhà Minh. Ông cũng có y thuật tinh thâm, y đức cao thượng như vậy. Ông trước sau không bao giờ nhận tiền thù lao của những bệnh nhân gia cảnh bần hàn, trái lại khi gặp những người nghèo khó cơm không đủ ăn, ông lấy tiền thù lao nhận được từ những người giàu có để tiếp tế cho họ. Người bệnh vô luận xa gần, chỉ cần đến thỉnh cầu ông, ông đều mời vào chẩn trị.

Tôn Miễn Chi, một người sống cùng trấn với Hà Trừng, bị bệnh trường kỳ nằm liệt giường, đã mời nhiều y sinh trị liệu nhưng không hiệu quả, sau đó người nhà họ Tôn đã thỉnh Hà Trừng đến trị liệu cho Tôn. Hà Trừng đã nhiều lần đến nhà Tôn để lý giải kỹ lưỡng bệnh tình, rồi mới kê đơn thuốc phù hợp. Tôn Miễn Chi uống thuốc không lâu thì bệnh đã thuyên giảm. Một hôm, khi Hà Trừng đến khám lại, vợ Tôn đưa Hà Trừng vào phòng trong, nói với ông: “Vì phu quân của thiếp bệnh lâu ngày, nên tất cả đồ đạc trong nhà đều đã đem cầm cố hết, nay không thể trả phí khám bệnh cho đại phu. Để cảm tạ đại phu, thiếp nguyện lấy thân mình làm thù lao.” Hà Trừng nghiêm sắc mặt cự tuyệt, nói: “Phu nhân nhất thiết không được làm như vậy, trượng phu của bà chỉ cần yên tâm điều trị, tất sẽ khỏe lại. Hành cử này không những biến tôi thành kẻ tiểu nhân, mà phu nhân cũng không còn là hiền phụ.” Vợ của Tôn vì bất đắc dĩ mới nói vậy, bèn hổ thẹn rút lui. Không lâu sau, Tôn Miễn Chi đã bình phục.

Chính vào đêm Hà Trừng cự tuyệt sắc dục, ông đã có một giấc mộng, trong mộng, một vị Thần nói với ông: “Thuốc của ngươi rất có lực, mà ngươi không dùng nó để loạn lương nhân phụ, Thượng Đế khen ngươi, lệnh ban tiền ba ngàn xâu, quan nhất tư.”  Ý tứ là nói, không bàn về y thuật cao minh cứu người, mà là vì không lợi dụng nó làm bậy, trái lại cự tuyệt sắc dục, Thượng Đế vì thế mà khen thưởng, ban cho ba ngàn xâu tiền, còn phong tặng quan chức. Không lâu sau, thái tử đương triều mắc trọng bệnh, ngự y của thái y viện không tìm được bệnh căn, bất lực không biết làm sao. Hoàng đế liền hạ chiếu thư hướng tới dân gian triệu tập lương y trị bệnh cho thái tử. Hà Trừng ứng chiếu tới kinh, trị khỏi bệnh cho thái tử. Vì thế, hoàng đế ban cho ông chức chấn phủ lương y chính, cấp bổng lộc quan nhị phẩm, thưởng ba ngàn xâu tiền, quả nhiên giống hệt như lời Thần trong mộng.

Lương y Trương Ngạn Minh ở Lâm An được Thần bảo hộ

Vào thời nhà Minh, ở Lâm An (nay là Hàng Châu) có một vị danh y tên là Trương Ngạn Minh, có y thuật cao siêu và trái tim nhân hậu. Khi gặp bệnh nhân bần cùng đến khám bệnh, ông không những không thu tiền khám chữa bệnh, mà còn dùng tiền của chính mình chu cấp cho họ. Bất kể ngày đêm nóng lạnh, gần hay xa, quen hay lạ, phú quý hay bần hàn, chỉ cần bệnh nhân có nhu cầu là ông lập tức có mặt.

Một đêm đen tuyết rơi dày đặc, người nhà của một bệnh nhân đến cầu cứu ông. Thấy thời tiết thập phần nguy hiểm, người nhà Trương Ngạn Minh khuyên ông không nên đi. Nhưng Trương Ngạn Minh nói: “Bệnh nhân sống chết chỉ tại thời gian một hơi thở thôi, nếu không phải là rất khẩn cấp, tại sao người ta lại tìm đến mình trong thời tiết này?” Sau đó ông mặc y phục và đi theo người nhà bệnh nhân.

Một ngày sau, trong thành xảy ra hỏa hoạn lớn, khu vực nhà họ Trương tọa lạc cũng nằm trong phạm vi uy hiếp của ngọn lửa, nhưng điều khiến người ta kinh ngạc là, tất cả những ngôi nhà xung quanh nhà họ Trương đều bị lửa thiêu rụi, duy chỉ nhà họ Trương thì một sợi tóc cũng vô tổn. Đây chẳng phải là trong u minh có Thần bảo hộ sao? Có lẽ cũng vì Trương Ngạn Minh tích được đại đức, nên con cháu hậu thế của ông cũng đã xuất ra không ít nhân vật hiển quý.

Có thể nói, trong lịch sử đã có rất nhiều lương y nhân từ với y thuật cao siêu qua các triều các đại, hành động của họ đã thuyết minh rõ triết lý “y nãi nhân thuật”: y đạo là nghệ thuật của lòng nhân từ. Các bác sĩ ngày nay minh bạch được bao nhiêu?

Hương Thảo.

Tin bài liên quan