Cổ nhân nói: Muốn chiến thắng người khác thì đầu tiên phải chiến thắng chính bản thân mình, muốn bàn luận về người khác thì phải đánh giá bản thân mình trước, muốn hiểu người khác thì trước tiên phải hiểu rõ chính mình…
Một người có thể đứng vững trong cuộc đời hay không, có thể xử lý tốt các mối quan hệ xã hội hay không, đây thực sự là một môn học vấn rất sâu, cần phải có một trí tuệ nhất định nào đó.
Các nhà tư tưởng của Trung Quốc thời xưa từ lâu đã rất xem trọng điều này, đồng thời đưa ra không ít những yêu cầu và hành vi chuẩn mực hữu ích, ví dụ như “người sáng suốt nhìn trước được sự việc khi nó chưa xảy ra”, “người có thể chiến thắng kẻ khác chắc chắn phải chiến thắng chính mình” và “suy nghĩ chững chạc”, “xử sự nhẹ nhàng” v..v… Kế thừa những trí tuệ văn hóa này, sẽ giúp ích được rất nhiều cho chúng ta trong cuộc sống, dưới đây là một số cổ huấn (lời dạy của người xưa), giúp chúng ta cùng nhau học hỏi cách đối nhân xử thế:
Giải nghĩa: Nếu như chúng ta làm việc gì cũng biết dừng lại đúng lúc, thì sẽ không gặp phải tình cảnh nguy hiểm.
Giải nghĩa: Người có đạo đức thì sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ luôn có người tìm đến làm bạn với anh ta, và anh ta còn nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè và những người xung quanh.
Giải nghĩa: Người có trí tuệ sẽ rất sáng suốt khi xử lý vấn đề, vì vậy sẽ không bị mê hoặc bởi những lợi ích vật chất của cuộc đời.
Giải nghĩa: Lời nói của người thấu hiểu lý lẽ luôn ngắn gọn mà lại xoay quanh trọng tâm của vấn đề.
Giải nghĩa: Người dễ bị tác động bởi vật ngoài thân như danh lợi, địa vị và tiền bạc, thì chỉ là một người nông cạn.
Giải nghĩa: Bất cứ chuyện gì cũng đều phải suy nghĩ cẩn trọng khi bắt đầu làm và suy nghĩ đến kết quả cuối cùng.
Giải nghĩa: Xử lý bất cứ việc gì cũng không thể luôn làm theo ý kiến cá nhân của mình, mà cần phải biết tường tận đạo lý của sự việc.
Giải nghĩa: Người có đạo đức thì được mọi người kính nể, người có tài hoa thì được mọi người yêu thích.
Giải nghĩa: Muốn chiến thắng người khác thì đầu tiên phải chiến thắng chính bản thân mình, muốn bàn luận về người khác thì phải đánh giá bản thân mình trước, muốn hiểu người khác thì trước tiên phải hiểu rõ chính mình.
Giải nghĩa: Người có tài đức và hiểu biết, luôn chăm chỉ thực hiện nhiều kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Còn người dung tục tầm thường chỉ biết ngưỡng mộ người khác mà không chịu chăm lo cho sự nghiệp của mình.
Giải nghĩa: Người thông minh sẽ không vì một tài năng mà yêu cầu tất cả phương diện khác đều phải hoàn hảo; cũng không vì một lỗi lầm của người khác mà phủ định những mặt tốt đẹp khác của họ.
Dịch nghĩa: Nói chuyện với người có trí tuệ là phải dựa vào học thức uyên bác; nói chuyện với người có trí thức uyên bác thì phải dựa vào tài biện luận; nói chuyện với người giỏi biện luận thì phải nói ngắn gọn xúc tích.
Giải nghĩa: Người có tài có đức đảm nhận trọng trách to lớn nhưng hành vi luôn khiêm cung lễ phép, người có trí tuệ tuy là có công lao to lớn, nhưng luôn nói lời hòa thuận dễ nghe. Vì vậy mà mọi người không bất mãn với địa vị tôn quý của họ, người đời cũng không đố kỵ sự nghiệp mà họ tạo dựng được.
Châu Yến.