Làm việc thiện kéo dài tuổi thọ, đi hết một đời lại chuyển sinh nối lại duyên cũ

Làm việc thiện kéo dài tuổi thọ, đi hết một đời lại chuyển sinh nối lại duyên cũ

Đối xử tử tế với người khác có thể được đền đáp xứng đáng, vậy thì, như thế nào mới là đối xử tốt? Là bố thí tiền tài? Hay bỏ qua lỗi lầm của người khác? Hay nó còn có nội hàm sâu hơn và cảnh giới cao hơn?

Tích âm đức tuổi thọ kéo dài tạo phúc cho con cháu

Lưu Hoằng Kính, người Bành Thành thời nhà Đường, tên chữ là Nguyên Phổ. Ông sống ở lưu vực sông Hoài Hà Phì, cả đời nỗ lực tu đức, cũng không tự khoe khoang bản thân. Gia cảnh của ông vô cùng giàu có cho nên ông không tiếc tiền giúp đỡ người khác, cũng không cầu mong nhận báo đáp ân tình. 

Vào một ngày trong những năm đầu Trường Khánh, trên đường ở Thọ Xuân, Nguyên Phổ gặp được một người rất giỏi xem tướng số, người này nói với ông: “Tôi có chuyện muốn nói với ngài. 3 năm nữa là sinh mệnh của tiên sinh gặp phải đại nạn rồi! Ngài nghĩ thế nào về điều này?”.

Nguyên Phổ nghe xong thì không cầm được nước mắt, ông nghẹn ngào nói: “Tuổi thọ dài ngắn là do Trời định. Tiên sinh có biện pháp thay đổi sao?” 

Người xem tướng số nói: “Quyết định tuổi thọ của một người nằm ở phúc phận, tướng mạo không bằng đức tính, đức tính lại không bằng độ lượng. Trong mệnh của ngài tuy tuổi thọ không dài nhưng mà có đức về sau, độ lượng lại vô cùng rộng. Từ nay về sau, thời gian còn 3 năm, nhưng nếu cần cù tu mỹ đức, rất có thể tuổi thọ sẽ được kéo dài. Bởi vì nhờ có đức mà trăm tai họa được tiêu tan, hơn nữa còn có thể được hưởng tước lộc, càng không cần phải bàn đến kéo dài tuổi thọ rồi!” Nói xong, người xem tướng số liền lập tức rời đi. 

Nguyên Phổ biết rõ bản thân chỉ còn 3 năm dương thọ, ông bắt đầu tính toán chuyện hôn sự cho con gái mình, hơn nữa còn tìm kiếm tỳ nữ làm của hồi môn cho con. 

Nguyên Phổ mua được một người tỳ nữ cho con gái tên là Lan Tôn. Tuy nhiên, phong thái của Lan Tôn lại không giống với những tỳ nữ khác. Nguyên Phổ liền hỏi thăm về thân thế xuất thân của cô. 

Ngay từ đầu Lan Tôn cũng không muốn nhắc đến chuyện cũ của gia đình cũng như thân thế của mình. Nhưng bởi vì Nguyên Phổ có thiện ý quan tâm nên cô mới kể: “Nô tỳ vốn sống ở giữa Lạc Thủy Hoàng Hà, con cháu trong gia đình danh gia vọng tộc. Lúc cha làm quan tại Hoài Tây, vùng đất này có một tên cướp họ Ngô vô cùng hung ác ngang ngược, ức hiếp người dân tại địa phương. Bởi vì gia đình người vợ lẽ của cha tình cờ có cùng họ với tên cướp, cho nên cha bị tình nghi là họ hàng thân thích của đạo tặc, ông bị bắt và kết án oan, nhà cửa đều bị tịch thu. Nô tỳ không còn cửa kêu oan, không nhà để về, người nhà cũng lưu lạc tứ phương, không biết đã đi đâu. Vì để sống sót, nô tỳ đành bán mình làm người hầu, bán qua lại lần thứ hai thì đến được gia đình này”.

Nói xong, hai hàng nước mắt lăn dài trên gương mặt của Lan Tôn. Nguyên Phổ cũng thở dài nói: “Cô là con gái nhà danh môn, thân mang theo nỗi oan lớn, ta nếu như không vì cô mà khôi phục lại danh phận, Ông Trời cũng không buông tha cho ta”. 

Khi Nguyên Phổ hỏi cô về họ hàng thân thích, ông biết được có một người họ hàng họ Lưu là người bên ngoại của mình, vậy nên đã thu nhận Lan Tôn làm cháu gái. Nguyên Phổ cũng giúp Lan Tôn tìm gia đình danh môn, lấy 500 xâu tiền chuẩn bị đồ cưới, hơn nữa còn lo chuyện hôn sự cho cô trước cả con gái mình. 

Vài ngày sau, trong mơ ông thấy một người mặc áo quan màu xanh tới cảm ơn, người này nói với ông: “Ta là cha của Lan Tôn, cảm tạ ngài đã đối đãi với Lan Tôn ân trọng như vậy, bởi vì ta biết rõ tuổi thọ của ngài sắp hết, ta đã thỉnh cầu với Thiên Đế, cho phép kéo dài thêm 20 năm thọ mệnh cho ngài, hơn nữa con cháu 3 đời được hưởng phú quý”.

Sau khi Nguyên Phổ tỉnh dậy, ông cho rằng đây chỉ là giấc mơ, không thể tin là thật. Ai ngờ, không lâu sau đó, vị thầy tướng số kia lại đến. Mời vị thầy tướng số vào phòng, người này liền cao giọng nói: “Tuổi thọ của ngài được kéo dài rồi! Là nhờ tích âm đức mà cảm động đến Thượng Thiên”. Lúc này Nguyên Phổ mới kể ra trong mộng ông đã mơ thấy cha của Lan Tôn cũng nói với ông lời như vậy. 

Con người làm bất kể việc gì, mặc dù người khác không biết nhưng mắt Thần như điện, trên đầu có một thời không mà ở đó sổ sách đều ghi lại rõ ràng. Quả báo sẽ đến một cách tình cờ, nếu không đắc ở kiếp này thì sẽ gặp được ở kiếp sau. 

Nếu giữ tâm không ức hiếp người thì chẳng những tích được âm đức tạo phúc cho con cháu, mà còn được Thần minh trợ giúp. Trong ‘Tây Du Ký’ có câu: “Chỉ cần quản việc hành thiện, Thiên tự chu toàn”. 

Không truy xét lỗi lầm của người khác, chết rồi lại chuyển sinh nối lại duyên cũ 

Lúc Tư đồ Mã Sâm chào đời, cha của ông đã 40 tuổi, cha mẹ kết hôn nhiều năm mới sinh ra Mã Sâm, cho nên họ đối với cậu vô cùng yêu thương và bảo vệ. Năm Tư Đồ Mã Sâm 4 tuổi, mi thanh mục tú, tướng mạo như tranh vẽ, ai nhìn thấy cũng yêu thích. Cha mẹ coi Từ Đồ Mã Sâm như bảo bối mà nâng niu chăm sóc. 

Một hôm tỳ nữ bế Mã Sâm ra ngoài chơi không may tuột tay khiến cậu rơi từ trên cao xuống, chán bên trái đập xuống đất mà bất hạnh chết tại chỗ. Lúc này Tư Đồ Công nhìn thấy liền lập tức ôm lấy thi thể con về nhà và bảo người nô tỳ chạy đi. Về tới nhà ông nói với vợ: “Là do tôi sai lầm đã khiến con trai ngã chết rồi”. 

Người vợ bỗng kinh hoàng đau đớn khác thường, nổi cơn giận đùng đùng xông tới đánh chồng ngã gục mấy lần; sau đó bà quay sang tìm người tỳ nữ để đánh đập nhưng không tìm thấy.  Còn người tỳ nữ quá kinh hãi đã chạy về nhà mẹ đẻ để trốn, cô nói cho cha mẹ biết đầu đuôi ngọn nguồn. Cha mẹ người tù nữ nghe xong không khỏi rơi lệ ngày đêm thỉnh cầu Thượng Thiên giúp cho gia đình nhà Tư Đồ Công sinh thêm đứa con trai nữa. Năm sau, vợ chồng Tư Đồ quả nhiên sinh thêm được một bé trai nữa. Lúc sinh đứa con này, ở bên trái trán của con có một vết bớt giống hệt vết thương mà Tư Đồ Mã Sâm chết ở kiếp trước. Hóa ra đứa con thứ hai là do Tư Đồ Mã Sâm chuyển sinh. 

Duyên của cha mẹ và con cái lần thứ nhất đã hết, cho nên cậu bé mới gặp phải sự kiện chết ngoài ý muốn, cậu đến là để kết thúc mối quan hệ cha con. Nhưng bởi vì người cha đã tha thứ cho tỳ nữ nên ác duyên đã được thiện giải. Ông lại tiếp tục nhận được đền bù tổn thất tốt nhất, cậu con trai đi hết một đời lại quay lại chuyển sinh vào gia đình tiếp nối duyên đời trước. 

Lời kết

Nhân vật chính trong hai câu chuyện kể trên nhờ đối xử tử tế với người khác mà nhận được phúc báo, hành động thiện lương của họ không chỉ là bố thí tiền tài mà còn hy sinh bản thân cũng như người nhà của mình, trong đau đớn tột cùng vẫn nghĩ cho đối phương, đối xử tử tế với họ. Đây chính là xả bỏ bản thân, cũng là cảnh giới sinh mệnh thăng lên, cho nên nhận được khen ngợi của Thần Phật, vận mệnh cũng được tái tạo.

San San.

Tin bài liên quan