Nếu nói với người hiện đại chúng ta rằng âm nhạc có thể trở thành vũ khí sắc bén đánh bại quân thù, có lẽ nhiều người sẽ không tin. Tuy nhiên, trong lịch sử khi hai quân Hán – Sở quyết chiến tại Cai Hạ, một ca khúc đã làm tiêu tan hoàn toàn ý chí chiến đấu, khiến quân Sở đại bại.
Hán vương Lưu Bang vốn không phải là đối thủ của Hạng Vũ trong một trận chiến đơn lẻ, nhưng ông đã nghe theo kế sách của Trương Lương và Hàn Tín, ban đêm cho quân Hán ca khúc hát “Tứ diện Sở ca”, từ đó tiêu tan hoàn toàn ý chí chiến đấu của quân Sở. Ca khúc này từ đó cũng trở thành thành ngữ tinh diệu được lưu lại trong từ điển Trung Hoa.
Bá vương Hạng Vũ ngày thường coi trời bằng vung, ngoan cố cứng đầu, không sợ kẻ địch hùng mạnh, tuy nhiên sau khi nghe thấy khúc Sở Ca, đột nhiên cảm thấy nhụt chí, đau buồn nhỏ lệ, hát lên khúc ca bi tráng của người anh hùng mạt lộ: “Lực bạt sơn hề, khí cái thế, thời bất lợi hề truy bất thệ; Truy bất thệ hề khả nại hà? Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà!”, tạm dịch: “Sức dời núi, khí cái thế, không gặp thời thì ngựa Ô Truy cũng không qua được; Ngựa không qua được phải làm sao? Ngu Cơ, Ngu Cơ làm thế nào hỡi nàng?”.
Tả hữu nghe xong, đều cúi đầu rơi lệ, không ngước nhìn nổi. Ngu Cơ – người vợ được ông yêu thương nhất, cũng cảm thấy thế lớn đã qua, cảm thán múa kiếm hát rằng: “Hán binh dĩ lược địa, tứ diện Sở ca thanh; Trượng phu ý khí tận, tiện thiếp hà liêu sinh“,Tạm dịch: Quân Hán chiếm hết đất, Sở ca vang bốn bề; Trượng phu chí khí tận, tiện thiếp sống làm chi!. Hát xong vung kiếm tự sát, ngã quỵ xuống dưới chân Hạng Vũ.
Người anh hùng ở vào bước đường cùng, vì không còn mặt mũi nào gặp lại những lão nhân ở Giang Đông năm xưa đã gửi gắm con em họ cho mình nên cuối cùng tự vẫn bên bờ sông Ô Giang. Binh hùng tướng mạnh đi theo ông cuối cùng đều tử vong bởi khúc “Tứ diện Sở ca”.
Trong quyển 5 “Dịch Sử” có trích dẫn ghi chép trong cuốn “Hoàng Đế Nội Truyện”, binh khí lợi hại nhất thời cổ đại không phải là đao, thương, kiếm, kích mà là một loại trống có tên gọi trống Quỳ Ngưu (loại trống làm bằng da con Quỳ Ngưu có hình dạng và phần đầu giống trâu): “Hoàng Đế thảo phạt Xi Vưu, Huyền Nữ giúp Hoàng Đế tạo ra trống Quỳ Ngưu có 80 mặt, đánh một cái làm chấn động 500 dặm, đánh một hồi chấn động đến 3800 dặm”.
Trống Quỳ Ngưu xuất hiện lần đầu tiên là khi Hoàng Đế đại chiến đấu Xi Vưu. Kỳ thực, thế lực của Hoàng Đế thua xa Xi Vưu, Tây Vương Mẫu phái Cửu thiên Huyền Nữ xuống trợ giúp Hoàng Đế. Trong doanh trại Hoàng Đế dùng da trâu làm trống để khích lệ sĩ khí của quân đội. Tuy nhiên, âm thanh không được vang dội. Cửu Thiên Huyền Nữ lại dạy Hoàng Đế lấy da của con Quỳ Ngưu làm trống, dùng xương của Lôi Thần làm dùi trống, đánh một cái, chỉ thấy tiếng trống vang xa, inh tai nhức óc. Về sau, chế thành trống Quỳ Ngưu 80 mặt, đồng loạt đánh lên, chư hầu bốn phương đều khiếp sợ. Hoàng Đế vẫn chưa xuất binh, chỉ là ra oai trước để áp chế đối phương.
Khi đó, quân Xi Vưu tiến quân tới gần địa bàn của Hoàng Đế, đột nhiên nghe thấy tiếng trống inh tai nhức óc, trong lòng nghi ngờ, tiến bước nào rào bước ấy, không dám đánh thẳng một mạch. Do vậy, Hoàng Đế tranh thủ thời gian mấy tháng, chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Đây chính là tác dụng của trống Quỳ Ngưu mà Huyền Nữ chế tạo ra. Đợi đến ngày giao chiến, các loại nhạc cụ phát ra tiếng kêu như vòng tay, chũm chọe, trống, tù và, chiêng… đều đồng thời ngân lên.
Trống Quỳ Ngưu to lớn lại được gióng liên hồi, cờ xí rợp trời, âm thanh rung chuyển trời đất. Mặc dù quân đội Xi Vưu rất hung dữ mạnh mẽ, nhưng khi nhìn thấy cảnh tượng này đều đứng ngây người. Kết quả trong 81 người anh em của Xi Vưu có 45 người bị giết chết. Quân đội của Hoàng Đế đánh trống Quỳ Ngưu oai phong khải hoàn trở về.
Trong “Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Đông Kinh” có miêu tả cặn kẽ lai lịch của Quỳ Ngưu như sau: “Quỳ sống trên một ngọn núi gọi là Lưu Bộc, ở nước Đông Hải. Quỳ có hình dạng và phần đầu giống trâu, nhưng lại chỉ có một chân, cả thân mình đều có màu xanh đen. Cả người Quỳ tỏa ra ánh sáng, tiếng gầm như sét. Sau khi Hoàng Đế có được, lột da nó làm trống và lóc xương Lôi Thú làm dùi. Tiếng trống này tương truyền vang khắp 500 dặm, cổ động sĩ khí vô cùng”.
Hoàng Đế không những dùng âm nhạc để khống chế quân địch, còn dùng để chữa thương. Khi đó Xi Vưu bị tiếng trống làm cho đau đầu như muốn vỡ ra, lăn lộn trên mặt đất; lính của Xi Vưu không chết cũng bị thương. Tuy nhiên quân lính của Hoàng Đế đồng thời cũng chịu tổn hại, chỉ còn hơi thở thoi thóp. Nhạc công của Hoàng Đế đã nhanh chóng tháo dây cung từ cung tên của binh lính, buộc lên trên một mảnh gỗ và gảy khúc nhạc du dương, trầm bổng, dùng âm nhạc dây cung để trị liệu cho binh lính và giúp họ tỉnh lại. Không chỉ như vậy, sau khi Hoàng Đế chiến thắng Xi Vưu, lại chế tác ra một bộ “Cương Cổ Khúc” khích lệ lòng người. Khúc nhạc mãnh liệt và hùng tráng, khích lệ khí thế của vạn quân. Binh sĩ sau khi nghe được càng củng cố niềm tin, dũng mãnh vô cùng.
Tài liệu lịch sử đưa âm nhạc vào y học sớm nhất là Hoàng Đế Nội Kinh. Trong “Linh Khu – Tà Cát” có viết: “Thiên hữu ngũ âm, nhân hữu ngũ tạng; thiên hữu lục luật, nhân hữu lục phủ… Thử nhân chi dữ thiên tương ứng dã“, nghĩa là: Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng; trời có lục luật, người có lục phủ, con người do đó tương ứng với thiên địa vậy. Qua đây đã đương nhiên giải thích rõ mối quan hệ giữa âm nhạc với tạng phủ của cơ thể người.
Thời Nam Tống, thầy thuốc Trương Tử Hòa thường dùng âm nhạc để chữa bệnh cho người. Trong tác phẩm “Nho Môn Sự Thân” của mình, ông viết: “Người yêu thích âm nhạc, thì cho nghe sênh (một loại khèn bằng quả bầu và ống sậy) và sáo”, “Bỗng nhiên tiếng sáo tiếng trống cảm ứng, có thể chữa trị người bị bệnh đau tim do lo nghĩ”.
Thầy thuốc Trương Cảnh Nhạc đời Minh cũng có nghiên cứu nhiều về âm nhạc. Trong phần “Phụ Dực Luật Nguyên” trong tác phẩm “Loại Kinh”, ông viết: “Người chơi nhạc là hòa khí của trời đất. Luật lữ (nhạc khí gồm 12 ống trúc cấu thành, dùng để hiệu chỉnh âm nhạc) là âm thanh của nhạc. Con người có tính tình thì có thơ từ, có thơ từ thì có ca vịnh. Ca vịnh được phối hợp ngũ âm thì là nhạc. Âm nhạc ắt phải chuẩn theo luật lữ mới hòa thanh”; “Âm luật là chính khí của trời đất, là âm thanh trung hòa của con người. Âm luật là do âm thanh mà ra, âm do thanh sinh ra”. Đối với hiệu quả trị liệu của âm nhạc, ông thậm chí còn cho rằng “Âm nhạc có thể thông với trời đất và Thần linh”. Ngay cả trong xã hội hiện đại, những trường hợp mà âm nhạc trị bệnh chữa thương thì nhiều không đếm xuể.
Kể từ năm 2007, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đến từ New York, Hoa Kỳ, với lối diễn xuất thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ đã thắp nên ngọn đuốc phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa, lấy tôn chỉ tái hiện văn minh 5.000 của Trung Hoa để lưu diễn toàn thế giới, tạo ra tiếng vang lớn trên toàn cầu. Các buổi biểu diễn của Shen Yun đã chạm đến nội tâm của người dân các dân tộc, các quốc gia ở mọi tầng lớp, đánh thức đạo đức, lương tri của mọi người, khiến sinh mệnh đạt được thăng hoa thật sự. Các tiết mục diễn xuất của Shen Yun cũng có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu.
Vào tháng 4 năm 2007, đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn ở miền nam Đài Loan, cô Lâm Thái Phương, một người dân địa phương đã đưa người mẹ bị bệnh trầm cảm và sa sút trí tuệ của mình cùng đến thưởng thức buổi diễn. Sau khi xem buổi biểu diễn, mẹ cô đã ngủ rất ngon. Sau đó, trong một lần quay lại bệnh viện chụp cắt lớp não bộ, bác sĩ kinh ngạc phát hiện, chứng tắc nghẽn mạch máu não của mẹ cô Lâm đã biến mất. Mẹ của cô Lâm, người vì bị tắc nghẽn mạch máu não nghiêm trọng đã dẫn tới các chứng bệnh trên đã hồi phục mà không cần dùng thuốc.
Điều kỳ diệu cũng xảy ra với người con gái bị ung thư vú, sau khi xem xong Shen Yun, cô đến bệnh viện để làm xét nghiệm tế bào nhưng không tìm được bất cứ tế bào ung thư nào.
Ngày 30 tháng 1 năm 2008, ông Vương Tư Hàn, giáo sư khoa hệ thống công trình tại Đại học (CUNY) New York sau khi xem buổi biểu diễn của Shen Yun chia sẻ: “Tôi đã bị ho liên tục trước khi xem buổi biểu diễn, nhưng khi tôi say sưa xem các tiết mục biểu diễn, tôi đã không còn ho nữa. Đây là một loại năng lượng kỳ diệu”.
Masatoshi Nozaki, nhà soạn nhạc nổi tiếng Nhật Bản sau khi xem buổi biểu diễn của Shen Yun vào tháng 2 năm 2009 cho biết: “Sau khi xem buổi biểu diễn, thị lực của tôi đã được cải thiện… Tôi đã xem các tiết mục của Shen Yun, tôi có thể nhìn thấy mọi thứ rất rõ ràng”.
Sarah Ste-Marie, cựu giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới xem buổi biểu diễn của Shen Yun vào ngày 17 tháng 1 năm 2008, bà phát hiện mình nhìn mọi thứ rất rõ ràng, thậm chí còn nhìn thấy những chi tiết những điều trước đây mình không nhìn thấy. Bà thốt lên: “Shen Yun đã cải thiện thị lực của tôi!”.
Andrzej M.Jurkiewicz, giọng nam cao người Ba Lan sau khi xem buổi biểu diễn của Shen Yun vào tháng 3 năm 2009 bày tỏ: “Bệnh viêm họng lâu năm của tôi thực sự đã biến mất trong rạp hát này. Tôi không ngờ sẽ có kết quả như vậy!”.
Nếu con người có thể bỏ qua những quan niệm đang trói buộc của bản thân, thì có thể cảm nhận rõ ràng tác dụng chữa bệnh của âm nhạc. Tâm lý con người có thể thay đổi hình thức tồn tại của vật chất, vì vậy sự tồn tại của âm nhạc không chỉ là để cung cấp cho con người sự giải trí, mà nó còn có công dụng ở nhiều phương diện khác, mang lại nhiều phúc âm hơn cho nhân loại.
Bình Nhi biên dịch.