Hàng loạt dự ngôn, tiên tri, hiện tượng siêu thường đều nói tới một đại sự

Hàng loạt dự ngôn, tiên tri, hiện tượng siêu thường đều nói tới một đại sự

Trong thần thoại và truyền thuyết của các quốc gia cũng như tôn giáo, tín ngưỡng đều đề cập đến một trận Đại Hồng Thủy và tất cả đều trùng khớp với nhau. Tương tự, có một sự kiện được tiên đoán từ trước đã thật sự phát sinh vào cuối thế kỷ 20 và vẫn tiếp diễn cho tới tận ngày nay.

Ở phần này, chúng ta sẽ nói về 3 dự ngôn lớn trong dân gian của Trung Quốc có đề cập đến sự kiện lớn đang phát sinh.

1. Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong

Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri trứ danh thời Trung Quốc cổ đại, có thể nói là “nhà nhà đều biết” do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán triều đại nhà Đường (627-649).

Cuốn sách tổng cộng có 60 hình vẽ (đồ tượng), mỗi đồ tượng ở bên dưới lại có “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các đại sự phát sinh tại Trung Quốc qua các triều đại.

Tội ác lớn nhất trong thời đại ngày nay, đã được nói đến một cách cụ thể trong đại dự ngôn “Thôi Bối Đồ” ở quẻ tượng 41.

tiên tri, dự ngôn, báo trước tương lai,

Quẻ tượng 41

Sấm viết:

  Thiên địa hối manh

  Thảo mộc phồn thực

  Âm dương phản bối

  Thượng thổ hạ nhật

Tạm dịch:

Trời đất tối tăm

Cỏ cây tươi tốt

Âm Dương đảo chiều

Mặt trời dưới đất

Tụng viết:

  Mạo nhi tu đái huyết vô đầu

  Thủ lộng Càn Khôn hà nhật hưu

  Cửu thập cửu niên thành đại thác

  Xưng vương chích hợp tại Tần Châu

Tạm dịch:

  Người (đội) mũ phải mang (món nợ) máu không đầu

  Bàn tay bỡn cợt Trời Đất ngày nào thôi

  Năm chín mươi chín thành sai lầm lớn

  Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu.

“Mạo nhi tu đái huyết vô đầu”: người (đội) mũ phải mang (món nợ) máu không đầu.

Mạo nhi (帽儿), chữ phồn thể của chữ “nhi” (儿) là “兒”, chữ đầu “臼” đã bị cái mũ “亠”chụp lại, hình dáng đã thành chữ “lục” (六). Huyết vô đầu (血无头): “Huyết” (血) không lộ đầu, thì là chữ “Tứ” (四) (số 4), hình dáng tương tự.

Vậy nên câu này ám chỉ “đại thảm sát ngày 04 tháng 06″ năm 1989 (sự kiện Lục Tứ), Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nổ súng đàn áp cuộc vận động yêu nước đòi quyền dân chủ các các sinh viên trên cả nước tại quảng trường Thiên An Môn. Một lời hai ý nghĩa, vừa là đố chữ Lục Tứ (六四), lại chỉ ra vụ án giết người không có đầu.

Thủ lộng Càn Khôn hà nhật hưu”: Bàn tay bỡn cợt trời đất ngày nào thôi

Triều đại đỏ ĐCSTQ một tay che cả bầu trời, thao túng ngôn luận điên đảo trắng đen, vu cáo “sự kiện Lục Tứ” là bạo loạn, bỡn cợt lừa gạt dân chúng.

“Thập cửu niên thành đại thác”: năm chín mươi chín thành sai lầm lớn

Hàng trăm triệu người bị liên lụy, hàng triệu người bị tống giam vào ngục, số người bị bức hại đến chết khó mà thống kê hết được.

“Xưng vương chích hợp tại Tần Châu”: xưng Vương chỉ hợp ở Tần Châu

Ý chỉ Giang Trạch Dân – người cầm đầu phát động cuộc đàn áp tàn bạo giống hệt như Tần Nhị Thế (Doanh Hồ Hợi – vị Hoàng đế thứ 2 của triều Tần).

Tần Châu: lấy khu vực Tần Nhị Thế thống trị ám chỉ cuộc bức hại này không được lòng người, giống như Tần Nhị Thế, cuối cùng bản thân sẽ kết thúc trong thất bại triệt để, hàng ngày phải sống trong nỗi sợ hãi thấp thỏm không yên.

Thiên địa hối manh”: Trời đất tối tăm

Triều chính tối đen, trời đất không có ánh sáng, mây mù che phủ.

“Thảo mộc phồn thực”: Cây cỏ tươi tốt

Thảo (草) ý chỉ người dân tu luyện Pháp Luân Công. Mộc (木) ví với Đại Sư Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công, chữ Lý “李” có Mộc (木).

Câu này chỉ trong hoàn cảnh “trời đất tối tăm”, Pháp Luân Công đã phát triển và được phổ biến một cách nhanh chóng (chỉ trong 7 năm từ năm 1992 đến năm 1999, số người tập Pháp Luân Công riêng tại Trung Quốc là 70-100 triệu người).

Âm dương phản bối”: Âm dương đảo chiều

Đây là thuật ngữ của Đạo gia. Đạo gia cho rằng: thiên tượng biến hóa, thế gian con người cũng sẽ theo đó mà biến đổi theo. Vậy nên ở đây cũng chỉ thế gian con người đảo lộn, lòng người bị mê mờ, không phân rõ đúng sai.

“Thượng thổ hạ nhật”: Mặt trời dưới đất

Ví với Càn Khôn đảo lộn, giống với “âm dương đảo chiều” phía trên. Một lời hai ngụ ý, mặt trời ở dưới đất – mặt đất che phủ mặt trời, ví với ánh sáng bị chôn trong đất, ý chỉ Pháp Luân Công bị vu khống bôi nhọ, “Chân – Thiện – Nhẫn” bị phỉ báng.

Quẻ tượng là “Ly”, đại biểu cho hỏa (lửa). Quẻ Ly là tượng trưng cho mặt trời chói chang trên không trung, lửa đỏ, đỏ như lửa. Đối ứng với quẻ tượng này, lửa – lửa đỏ, ví với màu đỏ (chính quyền cộng sản đỏ). Trên dưới quẻ Ly đều là Ly trong Bát Quái.

2. Mã Tiền Khóa – Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (181-234), tự Khổng Minh, là quân sư của Lưu Bị thời Tam Quốc. Sau khi Lưu Bị xưng Đế, ông trở thành Thừa tướng nhà Thục Hán. Tương truyền Gia Cát Lượng có khả năng thấu Trời hiểu Đất, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, dụng binh như Thần. Nếu không có Gia Cát Lượng, một mình sức Lưu Bị hoàn toàn không thể dựng nên cơ nghiệp.

tiên tri, dự ngôn, báo trước tương lai,

Gia Cát Khổng Minh – quân sư uy danh lừng lẫy thời Tam Quốc

Mã Tiền Khóa (马前课) (nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”) được Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân ngũ mà sáng tác. Đây là bài tiên tri dự đoán những đại sự trong thiên hạ, tổng cộng có 14 khóa, trong đó 10 khóa đã được phá giải hoàn toàn sau khi lịch sử đã hiển lộ. Bắt đầu từ thời Thục Hán, một mạch đến Trung Hoa Dân Quốc ra đời, phi thường chuẩn xác.

Trong Khóa 12, cũng đề cập đến đại sự phát sinh tại Trung Quốc trong thời hiện đại:

Nguyên gốc

第十二课 – 上中

拯患救难 是唯圣人

阳复而治 晦极生明

证曰:阴阳阳阳阳阴在卦为大过

Hán Việt

Khóa 12 ●○○○○● Thượng Trung

Chửng hoạn cứu nạn; Thị duy Thánh nhân

Dương phục nhi trị; Hối cực sinh minh

Tạm dịch:

Cứu họa cứu nạn; Duy có Thánh nhân

Dương phục mà trị; Đêm hết ngày rạng

Chứng rằng: Âm Dương Dương Dương Dương Âm tại quẻ Đại Quá

Nói đến “Cứu họa cứu nạn; Duy có Thánh nhân”, thì phải đề cập đến vấn đề đã nói ở trước, chính là rất nhiều dự ngôn Trung Quốc đều nói rằng có Thánh nhân xuất hiện, rồi nhân loại trải qua hết ma nạn khủng bố thì sẽ tiến nhập vào thời thái bình thịnh thế, thế giới đại đồng, v.v. các dự ngôn đến đó là kết thúc. Nói về mức độ của ma nạn khủng bố thì các dự ngôn có miêu tả khác nhau, trong Cách Am Di Lục của Hàn Quốc, Khải Huyền của Thánh Kinh là cực kỳ rõ ràng tỉ mỉ, tuy nhiên Mã Tiền Khóa chỉ dùng có bốn chữ “Cứu họa cứu nạn”, đủ để biểu lộ mức độ nghiêm trọng của tai họa!

Hai câu sau “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” – “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, có ý vật cực tất phản. Dự ngôn người Maya nói rằng từ năm 1992 đến 2012 là chu kỳ tối hậu của hệ mặt trời, trong đó hết thảy đều đối diện với tịnh hóa và canh tân, tiếp đó nhân loại mới có thể tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Khóa này chính là dự ngôn về sự việc hiện đang phát sinh trên thế giới, chính là sự kiện đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Cuộc đàn áp đã khiến Trung Quốc trở thành nơi tối tăm nhất trên thế giới, vô số chúng sinh chịu độc hại, đây chính là kiếp nạn lớn nhất của nhân loại, là trang đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, chẳng phải là “hối cực” (đen tối nhất) hay sao?

Nhưng người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo lời dạy của người sáng lập – Đại sư Lý Hồng Chí, nên dù chịu bức hại vẫn mang theo từ bi, trước sau kiên trì hướng về thế nhân mà nói rõ sự thật, giúp con người tránh bị dẫn vào đường tà. Lý Đại sư chính là người cứu họa cứu nạn, vì vậy chỉ ông mới xứng nhận danh hiệu “Thánh nhân”.

Nhìn ra thế giới ngày nay, có lãnh tụ tôn giáo hoặc lãnh đạo chính trị nào không mang theo tư niệm? Đối mặt với chính phủ tà ác và bạo lực bậc nhất ấy, Lý Đại sư chỉ đạo đệ tử trước sau kiên trì hòa bình lý tính, trước sau dùng cái “thiện” để hóa giải, khiến sự thật càng ngày càng minh hiển. Ngày mà Pháp Luân Đại Pháp được minh oan, khắp nơi cùng mừng vui, người người đều chiểu và tin theo Chân-Thiện-Nhẫn, chẳng phải chính là “Dương phục mà trị; Đêm hết ngày rạng” hay sao?

3. Thiêu Bính Ca – Lưu Bá Ôn (Lưu Cơ)

Lưu Bá Ôn là Tể tướng khai quốc triều Minh, tác giả của bộ dự ngôn Thiêu Bính Ca. Ông đã tiên tri chuẩn xác các sự kiện chủ yếu phát sinh từ đầu triều Minh cho tới nay, gồm cả dự kiến sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và ý nghĩa thâm sâu của nó đối với nhân loại.

tiên tri, dự ngôn, báo trước tương lai,

Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn dự ngôn một sự kiện trọng đại đang phát sinh hiện nay.

Là bậc vua chúa, điều Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương quan tâm nhất đương nhiên là liệu bản thân có thể giữ giang sơn mãi mãi hay không. Ông biết Lưu Bá Ôn là người thâm hiểu lý số, nên mới hỏi dò Lưu Bá Ôn về các sự việc liên quan trong tương lai.

Thay đổi triều đại tự có định số, thiên cơ càng không thể tùy tiện tiết lộ. Thế nhưng Chu Nguyên Dương dẫu sao cũng là bậc Đế vương, thật khó mà thoái thác, do đó Lưu Bá Ôn mới sáng tác một bài ca nửa tỏ nửa mờ. Vừa tuân mệnh Hoàng đế, vừa lưu lại cho đời sau một kiệt tác kinh thế, một dự ngôn chính xác đến khó mà tin được. Bởi vì khi Lưu Bá Ôn diện kiến, Minh Thái Tổ đang ăn bánh nướng, nên mới gọi là Thiêu Bính Ca. Dưới đây, chúng ta sẽ xem qua một đoạn dự ngôn này.

Nguyên gốc

上元复转气运开,

大修文武圣主栽,

上下三元无倒置,

衣冠文物一齐来.

Hán Việt

Thượng nguyên phục chuyển khí vận khai,

Đại tu văn võ Thánh Chủ tài,

Thượng hạ tam nguyên vô đảo trí,

Y quan văn vật nhất tề lai.

Kể từ sau tháng 7/1999, các học viên Pháp Luân Công khi đối diện với vu khống và hãm hại của tập đoàn Giang Trạch Dân đã lý trí dùng phương thức hòa bình để giảng rõ chân tướng, cảm hóa thế nhân. Thiên tượng cũng phát sinh biến hóa hoàn toàn, các thiên thể cũ bị giải thể trên phạm vi lớn, những ngôi sao mới ra đời, nơi đâu cũng sinh cơ bừng bừng, đây là điều mà các nhà thiên văn học đã quan sát được. “Thượng nguyên” ý chỉ ở ngoài một phạm vi nhất định trong vũ trụ, “Thượng nguyên phục chuyển khí vận khai” ý nói canh tân trong một phạm vi nhất định ngoài vũ trụ, rạng rỡ sinh cơ bừng bừng.

“Đại tu văn võ Thánh chủ tài” là nói học viên Pháp Luân Công tâm tính thăng hoa, dùng các phương thức hòa bình để giảng rõ sự thật, tất cả đều tiến hành chiểu theo pháp lý chỉ đạo Chân-Thiện-Nhẫn của “Thánh Chủ”.

“Thượng hạ tam nguyên vô đảo trí”: “đảo trí” ý chỉ sai lệch, điên đảo thị phi, xa rời đặc tính vũ trụ; học viên Pháp Luân Công giảng rõ sự thật khiến chúng sinh hiểu rõ chân tướng, xác lập lại thái độ chính xác đối với Pháp Luân Công, đồng thời cũng khiến họ có tâm pháp thuần chính ước thúc.

“Thượng hạ tam nguyên” ý nói vũ trụ cũ, cũng ngầm chỉ chúng sinh. “Y quan văn vật nhất tề lai”: sau khi chúng sinh hiểu rõ về Pháp Luân Công, chính sách bức hại kinh tế của ĐCSTQ và tập đoàn Giang đối với các học viên Pháp Luân Công đã triệt để phá sản, điều kiện sinh hoạt và kinh tế của các học viên khôi phục trở lại bình thường, đồng thời các chủng phương thức giảng chân tướng hòa bình cũng theo đó mà kéo đến dồn dập, muôn hình muôn vẻ.

 

Hạo Ân (t/h)

Tin bài liên quan