Trương Bảo Tàng, tên chữ là Đạm, người Lịch Dương thời Đường (nay thuộc huyện Lâm Đồng, Thiểm Tây, Trung Quốc). Vào những năm Chinh Quán (627 – 649) triều đại nhà Đường, ông đảm nhiệm chức Kim ngô trường sử, chính là một phụ tá trong đội cảnh vệ tuần tra bên cạnh hoàng đế...
Một lần Trương Bảo Tàng trở về Lịch Dương ngay sau khi phiên trực tại triều đình kết thúc. Trên đường ông tình cờ bắt gặp cảnh mấy người thợ săn và cắt thịt thú rừng từng tảng, từng tảng lớn ra nướng và ăn cơm uống rượu ở bên đường. Trương Bảo Tàng tựa mình vào cây thở dài nói: “Tôi, Trương Bảo Tàng, năm nay đã 70 tuổi, chưa từng nếm qua một lần rượu thịt như vậy, quả thật là đáng buồn rồi!”. Lúc này bỗng có một vị hòa thượng – cũng ngồi nghỉ ở cạnh đó, chỉ vào ông nói: “Trong vòng 60 ngày, chức quan của ông sẽ thăng lên hàng tam phẩm, có gì phải đáng tiếc kia chứ?” Nói xong vị hòa thượng liền biến mất.
Trương Bảo Tàng rất lấy làm lạ, lập tức trở về kinh thành. Lúc này, Đường Thái Tông đang rất thống khổ do mắc phải bệnh kiết lỵ, nhiều thái y trong cung thay nhau chữa trị nhưng không thấy có hiệu quả rõ rệt. Đường Thái Tông đã ra chỉ dụ cho các quan trong triều, ai dâng đơn thuốc có thể chữa khỏi bệnh thì sẽ nhận được phần thưởng hậu hĩnh.
Hoàng đế Thái Tông ban hành chỉ dụ thăm hỏi các quan tả hữu trong cung, ai đưa ra đơn thuốc có thể chữa khỏi bệnh, người đó nhất định sẽ có phần thưởng lớn.
Khi nghe thấy triệu chứng bệnh tình của hoàng đế, Trương Bảo Tàng cho rằng mình cũng bị bệnh này khiến bản thân thống khổ, nhờ uống thuốc sắc từ cây tất bạt và sữa trâu mà khỏi bệnh. Tất bạt là một loại thực vật thân cỏ, dùng làm thuốc có thể trị bệnh nôn mửa và tiêu chảy. Sau khi Đường Thái Tông uống chén thuốc sắc từ sữa trâu và cây tất bạt thì quả nhiên khỏi bệnh, tâm trạng vui vẻ nên đã hạ lệnh cho Tể tướng đương triều thăng cho Trương Bảo Tàng chức quan ngũ phẩm.
Tuy nhiên, Ngụy Trưng, quan Tể tướng lại cảm thấy thăng quan cho Trương Bảo Tàng như vậy không hợp với luật lệ của triều đình. Vì vậy, ông liền ỉm đi sự việc này. Thế nhưng, hơn một tháng sau, căn bệnh kiết lỵ của Đường Thái Tông lại tái phát. Lần này ông lại uống thuốc sắc từ sữa trâu và cây tất bạt. Kết quả là bệnh tình đã thực sự khỏi. Lúc này Hoàng đế mới nhớ đến người hiến phương thuốc, liền hỏi Ngụy Trưng: “Ta từng hạ chỉ thăng cho người hiến phương thuốc chức quan ngũ phẩm, đến giờ vẫn chưa thấy thăng quan cho y. Nguyên nhân vì sao vậy?”
Ngụy Trưng giải thích: “Chúng thần nhận được ý chỉ của Hoàng thượng, vốn định thực hiện ngay lập tức nhưng không biết nên để cho vị này làm quan văn hay quan võ nên đã tạm gác lại ạ”. Đường Thái Tông nghe xong mấy lời này liền tức giận nói: “Quan chữa khỏi bệnh cho Tể tướng thì liền được thăng lên hàng quan tam phẩm, trẫm mệnh làm Thiên tử, chẳng lẽ lại không bằng thân Tể tướng của khanh sao? Chẳng phải khanh nói rằng không biết để Trương Bảo Tàng làm quan văn hay quan võ hay sao, vậy ta nói rõ một chút, thăng cho người này làm quan tam phẩm, giữ chức Hồng lư khanh”. Lúc đó đúng là ngày thứ 60 mà vị hòa thượng nọ từng nói với Trương Bảo Tàng.
Hồng lư khanh là chức quan coi sóc Hồng Lư tự, chuyên trách chăm sóc và tiếp đón việc yết kiến của các hoàng đế, sứ thần nước ngoài cũng như chủ trì tổ chức tang lễ hoàng gia và quan viên hàng tam phẩm trở lên.
Vậy là câu chuyện Trương Bảo Tàng kê một đơn thuốc giúp trị hết bệnh kiết lỵ của hoàng đế Đường Thái Tông đột nhiên trở thành giai thoại được lưu truyền trong một thời gian dài.
San San.