Giải mã hiện tượng: Nhìn thấy trước tương lai điềm báo gì? lành hay dữ?

Giải mã hiện tượng: Nhìn thấy trước tương lai điềm báo gì? lành hay dữ?

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác lần đầu tiên đến thăm một cửa hiệu, nhưng rồi bất chợt nhận ra mình "đã" từng đến đây? Hoặc khi đang trò chuyện cùng bạn bè say sưa, bạn giật mình khi có cảm giác rằng mình "đã" từng nghe qua chính xác đoạn hội thoại này?

Theo số liệu thống kê không chính thức, có đến 60 - 70% dân số thế giới từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Những hình ảnh, âm thanh, mùi vị khiến họ có cảm giác mạnh mẽ rằng mình đã từng biết điều đó dù đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc.

Trước khi được gọi là Déjà vu, hiện tượng này còn được gọi bằng những cái tên khác như Déjà vécu (từng trải qua), Déjà senti (từng nghĩ đến), hay Déjà visité (từng đến). Nhà khoa học người Pháp Emile Boirac, một trong những người tiên phong nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này đã đặt ra cái tên chung Déjà vu vào năm 1876.

1. Giải mã hiện tượng thấy trước tương lai

Giả định phù hợp nhất cho rằng Déjà vu xảy ra là do tiềm thức - hoạt động tâm lí mà bản thân con người không có ý thức, hoạt động song song với suy nghĩ. Tiềm thức kiến tạo nên các hình ảnh, tình huống mà vô tình, nó sẽ trùng hợp với sự kiện xảy ra trong cuộc sống.

Để chốt lại vấn đề về khái niệm, các nhà khoa học đã kết luận: Déjà vu là cảm giác xuất hiện khi sự kiện đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã xảy ra trong quá khứ. Déjà vu chỉ xảy ra với các sự việc kéo dài tối đa 30 giây.

Việc nghiên cứu sâu về hiện tượng Déjà vu rất khó khăn, đơn giản vì đây là một hiện tượng xảy ra bất chợt và không thể dự báo trước. Vì thế, việc phân loại các kiểu Déjà vu không hề dễ dàng.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chia làm hai loại chính: Một là "Associative Déjà vu" - đây là loại thường gặp nhất và như đã đề cập, nó xảy ra rất bất chợt khi gặp phải sự kiện nào đó. Hai là "Biological Déjà vu" - chỉ xuất hiện ở những người có tiền sử bệnh động kinh thùy thái dương. Với những trường hợp này, họ sẽ rơi vào trạng thái Déjà vu dữ dội trước khi bị động kinh.

Theo các con số thống kê đã nêu, số lượng người trải qua Déjà vu thường có độ tuổi từ 15 - 25 và hiện tượng này giảm dần theo tuổi tác. Ngoài ra, những người có thu nhập cao, du lịch nhiều và thường xuyên đọc sách, nghiên cứu cũng dễ gặp phải Déjà vu hơn do họ có nhiều cách để phát triển trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ chi tiết các giấc mơ của mình.

Dù rằng đã và đang được phát hiện, nghiên cứu trong hơn 100 năm qua nhưng có lẽ, giới khoa học vẫn cần nhiều thời gian để giải mã được hiện tượng Déjà vu kỳ bí này. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ y học, hiện tượng này không gây nguy hại cho sức khỏe con người mà thực tế, nó còn đem đến cảm giác khá thú vị.

* Xung đột não bộ

Nhóm của O’Connor đã sử dụng kỹ thuật fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng) để chụp quét não của 21 tình nguyện viên khi họ đang được kích hoạt déjà vu. Ông cho biết “chúng tôi mong đợi rằng các khu vực của não bộ có liên quan đến trí nhớ, chẳng hạn như hồi hải mã (- là một phần của não trước, nằm bên trong thùy thái dương. Nó có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian) có thể hoạt động trong suốt thời gian của hiện tượng này, nhưng trong trường hợp này thì nó không liên quan. Thay vào đó, O’Connor và các cộng sự đã thấy rằng vùng trán của não có liên quan đến việc ra quyết định hoạt động này.

Ông đã trình bày những phát hiện này tại Hội nghị Quốc tế về Trí nhớ ở Budapest, Hungary vào tháng trước. Ông cho rằng các vùng trán của não bộ có thể kiểm tra 1 lượt những ký ức của chúng ta, và gửi các tín hiệu nếu có một số loại lỗi bộ nhớ - đó là một cuộc xung đột giữa những gì chúng ta đã thực sự trải qua và những điều chúng ta nghĩ rằng mình đã trải qua.

Stefan Kohler từ Đại học Western Ontario ở Canada phát biểu “điều đó cho thấy có thể có một số sự giải quyết xung đột diễn ra ở bộ não trong quá trình xảy ra déjà vu”.

***

Một học thuyết nữa dựa trên cơ chế não xử lý và lưu trữ các thông tin. Robert Efron cho rằng một sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin của não tạo ra Deja vu. Thông tin đi vào não qua nhiều con đường khác nhau. Trong quá trình này, sự đồng bộ các thông tin không được xử lý tốt sẽ tạo ra Deja vu.

Ngoài ra còn học thuyết cho rằng chúng ta lưu trữ trí nhớ từ nhiều yếu tố trong cuộc sống, không chỉ từ trải nghiệm cá nhân mà còn là phim, hình ảnh, sách. Ví dụ, khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã xem cảnh một địa danh nổi tiếng trong một bộ phim. Khi lớn lên, chúng ta đến thăm cùng địa điểm đó và cảm thấy thân thuộc mà không nhớ ra mình đã từng xem nó trên phim.

Một quan điểm đáng lưu ý khác đó là, trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày, bộ não con người có khả năng tự sắp xếp, liên kết các sự kiện và phân tích một cách lôgic, từ đó tạo ra những hình ảnh, âm thanh, sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai và ghi vào vùng trí nhớ, điều này gần giống với phương pháp tiên tri.

Khả năng tự sắp xếp và liên kết này của não người được hình thành và rèn luyện trong quá trình con người ta suy nghĩ và suy đoán có chủ ý .

Vì thế, khi bắt gặp một trong những sự việc mà bộ não đã phân tích đúng thì lúc đó chúng ta sẽ có cảm giác "hình như" mình đã bắt gặp hoặc đã từng ở vào tình huống đó trong quá khứ.

Có thể thấy rằng dù còn rất nhiều tranh cãi nhưng những giả thuyết đưa ra đều có chung một quan điểm đó là hiện tượng này vốn chỉ là một cơ chế mang tính sinh học của con người, hoàn toàn không có liên hệ gì đến những gì mà quan điểm nhiều người cho rằng đó là tiên tri, là du hành thời gian hay trải nghiệm tiền kiếp.

2. Vậy làm thế nào để biết trước được tương lai?

Thứ nhất là, căn cứ vào các quy luật, các tiền tố, về lí thuyết thì ta sẽ tính ra được kết quả sẽ xảy đến trong tương lai, tuy nhiên, khả năng hiện tại của chúng ta chỉ cho phép tính được kết quả cho những sự kiện đơn giản, ví dụ như: Lúc nào thì nước sẽ sôi nếu ta đun một ấm nước 3 lít, trong điều kiện tiêu chuẩn, với một ấm đun điện công suất 2KW…

Với các sự kiện phức tạp, hiện nay ta chưa giải được, nhưng biết đâu, có thể đến một lúc nào đó, với các máy tính siêu mạnh, giấc mơ giải đoán tương lai của con người sẽ thành hiện thực?

Thứ 2 là: Phát triển những khả năng tiềm ẩn của con người, cơ chế hoạt động về mặt thông tin của con người quả là rất phức tạp, càng ngày người ta càng tìm ra nhiều điều tưởng chừng như không thể lí giải được, bộ não.

3. Có thể lý giải bằng phương pháp thôi miên

Một cách tiếp cận khác nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja Vu đến từ nghiên cứu về chứng động kinh. Các nhà khoa học phát hiện một sự liên kết mạnh mẽ giữa cảm giác Deja Vu với các cơn động kinh ở người động kinh thùy thái dương, thể gây ảnh hưởng tới vùng hồi hải mã, nơi đóng vai trò then chốt trong điều khiển trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của não bộ.

Những bệnh nhân động kinh thùy thái dương “luôn trải qua hiện tượng Deja Vu trước khi cơn động kinh khởi phát”, báo cáo về nghiên cứu đăng trên tập san y học Neuropsychologia năm 2012.

Kết luận trên khiến nhiều chuyên gia đưa ra giả thiết rằng Deja Vu, tương tự như cơn động kinh, có thể là kết quả của việc các tế bào thần kinh trong não truyền tín hiệu ngẫu nhiên và làm cho những người khỏe mạnh có cảm giác sai lầm rằng đây là ký ức quen thuộc.

Trong một nghiên cứu khác mang tính đột phá, các nhà khoa học tại Cộng hòa Séc và Vương quốc Anh đã khám phá ra mối liên kết giữa hiện tượng Deja Vu với các cấu trúc trong não bộ, củng cố thêm nguồn gốc thần kinh của hiện tượng này.

Báo cáo đăng trên Tập san Cortex cho biết, nhóm nghiên cứu nhận thấy các cấu trúc nhỏ trong thùy thái dương, nơi trí nhớ và hồi ức bắt nguồn, của người từng gặp phải hiện tượng Deja Vu nhỏ hơn đáng kể so với người chưa từng có trải nghiệm. Càng nhiều lần trải qua Deja Vu thì cấu trúc này càng nhỏ hơn và ngược lại.

Theo các nhà khoa học, Deja Vu có liên kết trực tiếp với chức năng của cơ cấu thần kinh và đây có thể là một “lỗi nhỏ trong hệ thống” do sự kích động cao của vùng hồi hải mã, là hiệu ứng của sự thay đổi trong vùng não nhạy cảm nhất và thường diễn ra khi hệ thần kinh đang trong thời kỳ phát triển.

Rất nhiều người đã có những linh cảm báo trước tai nạn sẽ xảy ra. Những trường hợp như vậy đã được ghi nhận trong vụ ám sát tổng thống Mỹ Lincoln, vụ chìm tàu Titanic cũng như trong vụ khủng bố ngày 11/9 gần đây nhất. Nguyên nhân đằng sau hiện tượng bí ẩn này là gì?

* Tiên đoán về cuộc tấn công 11/9

BS Dossey cũng từng đề cập đến việc có rất nhiều người đã trải nghiệm giấc mơ tiên đoán trước về cuộc tấn công ngày 11/09/2001. Hai tuần trước khi sự kiện xảy ra, có một người phụ nữ đang đi du lịch tại thủ đô Washington DC cùng chồng. Lúc đó chồng cô đang lái xe còn cô thì ngủ thiếp đi ở ghế phụ. Khi mở mắt ra, cô nhìn thấy một cột khói đen dày đặc trên Lầu năm góc. Hai tuần sau, chuyến bay số 77 thuộc hãng hàng không American Airlines đã bị nhóm khủng bố al-Qaeda khống chế và đâm vào Lầu năm góc, gây thiệt mạng cho 184 người. Cột khói đen xuất hiện trong vụ khủng bố trông giống hệt như trong giấc mơ của cô.

Một người phụ nữ khác cũng có linh cảm tương tự. Một tuần trước khi sự kiện xảy ra, một phụ nữ sống tại bang Bắc Carolina đã bị chìm vào một vùng tối đen trong giấc mơ khi đang ngủ. Bất chợt bà nghe thấy tiếng một người đàn ông liên tục nhắc đi nhắc lại con số “2,830… 2,830…” và một cái tên nào đó nghe không rõ ràng. Sau khi tỉnh dậy, bà ngay lập tức hủy chiếc vé đi Disneyland vào ngày 9/11 bất chấp sự phản đối gay gắt của gia đình bà đối với quyết định vô lý này.

Người phụ nữ cho biết cái tên bà nghe được gần giống như Rooks hoặc là Horrocks. Một tuần sau, khi cuộc khủng bố ngày 11/9 diễn ra, hai chiếc máy bay đã đâm thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế Giới. 

Trùng hợp làm sao, con số 2,830 được lặp đi lặp lại trong giấc mơ của bà, lại chính là con số người chết được đưa tin. Cái tên bà nghe thấy trong giấc mơ hóa ra là Michael Horrocks, phi cơ phụ lái trong chuyến bay số 175 của Hãng Hàng không United Airlines đã đâm vào tòa tháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới.

* Tổng thống Mỹ Lincoln và giấc mơ về cái chết của mình

Rất nhiều người đã nhìn thấy được tương lai của họ trong giấc mơ của mình. Có lẽ giấc mơ tiên đoán cái chết nổi tiếng nhất chính là của Tổng thống Mỹ Lincoln.

Vào ngày 13/04/1865, Lincoln đã mơ thấy mình bước vào Nhà Trắng như thường lệ nhưng quang cảnh hôm đó trông rất nghiêm trọng và mọi người đều tỏ ra buồn bã. Sau khi hỏi chuyện, ông được các lính canh bảo rằng: “Tổng thống đã bị ám sát rồi”.

Ngày hôm sau, Lincoln tỉnh dậy và kể với vợ mình về giấc mơ. Vào ngày thứ ba tính từ hôm đó, ông đã bị ám sát và giấc mơ đó đã trở thành hiện thực.

T/H.

Tin bài liên quan