Gia đình hạnh phúc chan hòa chứa đựng trong định luật 3 - 7

Gia đình hạnh phúc chan hòa chứa đựng trong định luật 3 - 7

Trong Xử thế huyền kính có câu: “Vị hữu hòa khí tụy yên, nhi gia bất cát xương giả. Vị hữu lệ khí kết yên, nhi gia bất suy bại giả”. Nghĩa là: gia đình thiếu hòa thuận là nguyên nhân khiến gia đạo không hưng vượng, gia đình không bạo lực,  là nguyên nhân khiến gia đạo không sa sút.

Quan hệ giữa mọi người trong gia đình cần để tâm chăm sóc, theo dõi. Gia đình không có hòa khí cũng giống như nhà mất đi nóc, không thể mang tới cảm giác an toàn cho mọi người.

Ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm. Tuy nhiên, việc xây dựng một gia đình hòa thuận không những cần có tâm, còn cần có trí tuệ. Khi gặp phải việc gì đều cần nhớ tới định luật 3-7, đây chính là trí huệ trong đạo xử thế với mọi người trong gia đình.

1. Ba phần giao tiếp, bảy phần bao dung

Tiến sĩ John Gottman, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 40 năm về các mối quan hệ hôn nhân, với sự tham gia của gần 700 cặp vợ chồng. Trong đó, có hai cặp vợ chồng trong phòng thí nghiệm, khiến ông có ấn tượng khá sâu sắc.

Một cặp vợ chồng cãi nhau không thể can ngăn vì người chồng quên đổ xăng xe. Không ai cố gắng tĩnh tâm lại và cùng nhau nói chuyện chia sẻ, cứ chiến tranh lạnh như vậy trong thời gian dài. Cuối cùng, chuyện vặt vãnh này cộng với sự bất mãn bấy lâu nay lại trở thành “ngòi nổ” cho sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân của họ.

Lại có một cặp vợ chồng khác, người chồng coi công việc như mạng sống, bất cứ khi nào người vợ muốn trao đổi chia sẻ mọi việc, anh chỉ qua loa lấy lệ cho xong. Lâu dần, người vợ cảm thấy chồng không thèm để ý tới mình. Thực tế, người chồng làm việc chăm chỉ cũng mong để vợ có cuộc sống tốt hơn.

Thống kê cho thấy 80% các cuộc hôn nhân đi đến thất bại vì “không có giao tiếp”. Tình cảm phu thê tốt đẹp đòi hỏi sự kiên nhẫn khi giao tiếp với nhau và trí huệ để bao dung lẫn nhau.

Một tác giả nọ đã chia sẻ một câu chuyện trên phương tiện truyền thông như sau.

Khi cô bạn Hân Hân của tôi đang đi mua sắm, cô ấy tình cờ thấy một công ty quản lý tài sản giàu có đang tuyên truyền, quảng cáo. Cô nghe theo lời quảng cáo của nhân viên và đầu tư 100.000 nhân dân tệ từ số tiền tiết kiệm được để mua nhà, cô hoàn toàn mong muốn nhận được 20% thu nhập trong năm tới.

Nửa tháng sau, khi Hân Hân ra ngoài làm việc làm việc, vô tình đi ngang qua đó, cô bàng hoàng nhận ra công ty không có ai, vườn không nhà trống. Nhận ra bản thân đã gây ra tai nạn lớn, cô gọi cho chồng và khóc. Người chồng không một lời trách móc, chỉ liên tục an ủi chị: “Không sao, hết tiền thì lại kiếm là được mà”.

Một mối quan hệ gia đình thực sự tốt đẹp là khi cả vợ và chồng đều học được định luật  “Ba phần giao tiếp, bảy phần bao dung”. Một gia đình bao dung càng nhiều thì càng thịnh vượng. Bất kể sự việc gì chỉ cần bao dung lẫn nhau nhiều hơn, mâu thuẫn tự nhiên sẽ không quá kéo dài qua ngày, xung đột dù lớn đến đâu thì việc lớn cũng sẽ hóa việc nhỏ, việc nhỏ sẽ hóa không còn.

2. Ba phần thanh tỉnh, bảy phần hồ đồ

Có người từng hỏi chuyên gia tư vấn tâm lý trên mạng: “Bí quyết cuối cùng để có một gia đình hạnh phúc là gì?”

Có một câu trả lời đơn giản: “Không tranh giành đúng sai”.

Khi càng trưởng thành ta lại càng dần hiểu rằng, không phải việc gì cũng cần phân chia sai đúng, thắng thua. Kiếp nhân sinh này cũng giống như uống rượu, ba phần thanh tỉnh, bảy phần say.

CEO Thoát Bất Hoa của “Get” đã kể về câu chuyện như vậy khi nói về ông nội của cô.

Điều kiện kinh tế gia đình họ có thể nói là tạm ổn, nhưng ông nội cô cứ kiên quyết ra ngoài dưới cái nắng gió cấp 8 của Bắc Kinh để đi lĩnh mấy quả “trứng gà” miễn phí, dù khuyên răn như thế nào cũng chẳng thèm nghe. Thời gian đầu, gia đình luôn đỏ mặt vì chuyện này. Sau đó, họ nghĩ về những khoảng thời gian khó khăn mà ông đã trải qua, bắt đầu từ từ hiểu ông, so với một việc nhỏ như mua trứng, điều quan trọng hơn là đối với ông lão hài lòng, như ý.

Nhưng vì sự an toàn, mẹ của cô đã nảy ra sáng kiến ​​để ông nội từ bỏ việc đi lĩnh trứng. Bà nói với ông nội của Thoát Bất Hoa: “Ông nhìn này, hàng ngày Thoát Bất Hoa rất bận và không có thời gian để tìm hiểu tình hình trong và ngoài nước. Ông xem xem hay giúp con bé một tay, cắt những phần tin tức có giá trị của” Nhân dân Nhật báo “và” Nhật báo Kinh tế ” mỗi ngày ra để khi trở về con bé có thể nhanh chóng nắm được tình hình và hiểu các chính sách mới nhất. Ông xem có được không ạ? Cứ như vậy, ông lão không còn đi lĩnh mấy cân trứng nữa, ngày nào cũng không đi đâu mà ở nhà cắt báo.

Người xưa nói: “Bất si bất lung, bất tố gia ông” nghĩa là: Không ngốc nghếch, không điếc tai, không làm người già trong gia đình. Gia đình nào cũng có những va chạm, xích mích, nhà không phải là nơi giảng đạo lý, nếu cứ suốt ngày so đo tính toán thì chỉ khiến không khí gia đình thêm căng thẳng mà thôi. Đối với những chuyện nhỏ vụn vặt, không liên quan, hai bên hãy “giả điếc” với nhau, đối với những tình tiết vô thưởng vô phạt, hãy học cách “giả mù”. Suy cho cùng, gió to sóng lớn trong gia đình là thiểu số, hơi ấm từ củi, gạo, dầu, muối mới khiến người ta động lòng, xúc động.

Tỉnh táo trước những việc đại sự, lớn lao, hồ đồ với những việc nhỏ là bí quyết để có một gia đình hạnh phúc.

3. Ba phần đề xuất, bảy phần tôn trọng

Cha mẹ của nhà văn Trương Đức Phân đã rất kỳ vọng con cái thành tài. Năm đó, khi điền đơn xin tuyển vào đại học,  Trương muốn vào khoa tiếng Trung, vì cô ấy thích văn học từ nhỏ. Cha mẹ cô không đồng tình: “Muốn thi vào ngành quản trị kinh doanh, chỉ học kinh doanh mới có thể cạnh tranh được”. Dù theo học ngành quản trị kinh doanh nhưng Trương Đức Phân học hành một cách không vui vẻ. Đối với vấn đề đại sự như hôn nhân, cha mẹ cô đương nhiên quản lý nhiều hơn:

“Mẹ tôi đã can dự từ đầu đến cuối cuộc hôn nhân của tôi. Thời đại học, bà kiểm soát để tôi không có bạn trai. Đã có những lúc tôi rất ghét bà.”

Kết quả là cuộc hôn nhân đầu tiên của cô đã thất bại thảm hại, điều này càng khiến mối quan hệ của cô với cha mẹ trở nên xấu đi.

Một mối quan hệ gia đình tốt có ý nghĩa tương xứng riêng của nó. Quan tâm lẫn nhau mà không can thiệp vào nhau; độc lập với nhau và tôn trọng lẫn nhau.

Tình yêu đích thực, không phải là thay đổi đối phương, mà là tôn trọng lẫn nhau. Bậc thầy tâm lý Hellinger từng nhấn mạnh: Một gia đình tốt phải có ý thức về ranh giới.Ý thức ranh giới càng rõ ràng thì càng dễ hòa thuận với các thành viên trong gia đình và tình yêu thương trong gia đình càng tuần hoàn vui vẻ. Những người thiếu ý thức về ranh giới thường khó đạt được những mối quan hệ lâu dài và ổn định.

4. Ba phần yêu thương, bảy phần phó xuất

Có một thuật ngữ trong tâm lý học được gọi là “Định luật Beber”. Ý nghĩa là: Khi con người trải qua một kích thích mạnh, khi kèo dài hơn nữa sẽ trở nên tầm thường.

Cố Mạn Lộ, nhân vật chính trong tiểu thuyết “Bán sinh duyên”, là một phụ nữ đau khổ vì tình.

Năm 17 tuổi, cha của Cố Mạn Lộ đột ngột qua đời. Khi đó, gia đình có bà nội, dưới có hai em dâu, người mẹ tần tảo kiếm tiền không giỏi của cô bị kẹp ở giữa. 

Vì tất cả mọi người lớn bé trong gia đình, Cố Mạn Lộ đã từ bỏ mối tình đầu của mình là Trương Dự Cản, tủi thân đi làm vũ nữ. Anh trai coi thường công việc và xúc phạm cô, cô muốn tát cho anh ta một cái nhưng cuối cùng vẫn phải chịu đựng.

Quay cuồng bôn ba trong mưa gió cuộc đời, ngoài việc duy trì kế sinh nhai cho cuộc sống của gia đình, cô còn phải tính toán trong đầu chi phí học hành cho em trai và em gái.

Man Lộ, người đã vì gia đình mà để bản thân cảm thấy ủy khất, đã tính toán cho tất cả mọi người, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc mình phải sống cuộc sống đời như thế nào. Cuối cùng, chịu dằn vặt giày vò và mất đi tính mạng mình. Điều này khiến tôi nhớ đến một câu nói của blogger @xiamo MO: “Sau 30 tuổi, hãy là phụ nữ bảy phần.”

Giữa các thành viên trong gia đình, hãy giành ba phần để yêu thương bản thân, bảy phần để yêu thương người khác mới là vừa đủ. Khâu Như, một người bạn của @xiamo MO, là một người như vậy.

Khâu Như luôn cảm thấy rằng gia đình cần được gánh vác bởi hai người chứ không chỉ một phó xuất bỏ ra. Dù chỉ là việc nhà, cô ấy cũng sẽ chia sẻ với chồng.

Thông thường, cô cũng dành thời gian cho bản thân để phát triển và gia tăng giá trị.

Sau khi tan sở, cô thường đi học khiêu vũ; vào cuối tuần, khi chồng cô vẫn còn đang ngủ, cô đã giải quyết xong công việc ở nhà và lên đường cùng bạn leo núi.

Đinh Lập Mai đã viết trong cuốn sách “Gió sẽ nhớ hương của một đóa hoa”:

“Yêu một người, yêu bảy phần là đủ, còn lại ba phần hãy giữ lại để yêu bản thân mình”

Thông minh quá tất sẽ tổn thương, tình cảm càng sâu đậm tới đâu càng khó trường thọ.

Nhà triết học người Pháp Montaigne đã nói: “Một người có thể sống hòa thuận với gia đình, đó là một thành tựu lớn trong cuộc đời”.

Khi người ta đến một độ tuổi nhất định, sẽ hiểu được rằng, điều thực sự quyết định chất lượng cuộc sống chính là gia đình.

Hãy hòa thuận, bao dung với các thành viên trong gia đình, giả ngốc một cách hợp lý, phó xuất một cách thích đáng, luôn tôn trọng nhau thì mới có thể hạnh phúc mỹ mãn và hòa hợp.

Bảo Hân.

Tin bài liên quan