Gia Cát Lượng nói: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" ý nghĩa đích thực là gì?

Gia Cát Lượng nói:

Năm xưa, Gia Cát Lượng từng nói một câu: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, từ đó dẫn đến nhiều cách lý giải khác nhau được người đời sau đúc kết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đứng tại cơ điểm tín ngưỡng để xem xét, để tìm ra ý nghĩa đích thực của câu nói này.

Túc Tông được Thần bảo hộ

Khi Đường Huyền Tông còn đang ở Đông Cung, Thái Bình công chúa vì đố kỵ nên đã phái người đi quan sát nhất cử nhất động của ông. Bà ra lệnh: Chỉ cần phát hiện ông để lộ ra một chút khuyết điểm nào liền ngay lập tức bẩm báo lên Hoàng thượng. Người trong hậu cung và những người bên cạnh Đường Huyền Tông lúc đó đều âm thầm duy trì hai loại thái độ. Vì ngại thế lực lớn mạnh của Thái Bình công chúa nên sau này, tất cả mọi người đều chuyển dời sang phía của bà, khiến cho tình thế bên phía Đường Huyền Tông trở nên bất lợi.  

Lúc ấy Nguyên Hiến hoàng hậu đang mang thai, Huyền Tông vì sợ Thái Bình công chúa gây khó dễ nên tính toán khuyên nhủ hoàng hậu uống thuốc phá thai. Một hôm, có người tên là Trương Thuyết dựa vào thân phận Thị Độc quan tới cung Thái Tử diện kiến, Huyền Tông không chút hoang mang đem dự định này của mình nói cho ông biết. Trương Thuyết nghe xong, tỏ ra đồng thuận với quyết định của Huyền Tông.

Mấy ngày sau, Trương Thuyết lại đi vào trong cung hầu hạ Huyền Tông. Ông lén lút mang theo ba thang thuốc phá thai giấu ở trong ngực, rồi đem dâng lên cho Huyền Tông. Huyền Tông được thuốc rất cao hứng, liền hạ lệnh đuổi hết những người bên cạnh ra ngoài, sau đó tự mình nhóm lửa sắc thuốc trong điện. Thuốc còn chưa sắc xong, ông cảm thấy có chút mệt mỏi, bèn nhắm mắt lại nghỉ ngơi một hồi. Bỗng nhiên, tựa như có thần mã cảm ứng, ông ngẩng đầu lên, liền nhìn thấy một vị Thần tiên cao hơn một trượng, bên cạnh còn có một con ngựa trang bị chỉnh tề. Vị Thần tiên này thân mặc giáp vàng, tay cầm trường giáo, đi ba vòng quanh nồi thuốc, rồi sau đó đem toàn bộ thuốc đang nấu trong nồi đổ bỏ.

Huyền Tông thấy thế vội vàng bật mình dậy quan sát, quả nhiên thuốc ở trong nồi một chút cũng chẳng còn. Lấy làm lạ, ông bèn một lần nữa nhóm lửa, một lần nữa bỏ một thang thuốc vào trong nồi nấu, sau đó tự mình nằm lên giường nghỉ ngơi. Một lát sau thức dậy, ông đi tới chỗ nồi thuốc đang nấu kiểm tra thì phát hiện vị Thần tiên kia lại giống như lần trước, đem đổ toàn bộ thuốc ở trong nồi ra ngoài. Cứ như thế, Huyền Tông nhóm lò sắc thuốc tổng cộng ba lần, cả ba lần đều bị vị Thần tiên nọ đổ đi. Cuối cùng, ông đành phải từ bỏ, không tiếp tục sắc nữa.

Ngày hôm sau, Trương Thuyết lại tới, Huyền Tông đem chuyện này kể lại cho Trương Thuyết. Vừa nghe xong, Trương Thuyết liền xuống khỏi bậc thềm, rất nghiêm túc hướng Huyền Tông cúi người bái lạy, cũng chúc mừng rằng: “Đây là ý của Trời, thai nhi này không thể bị phá bỏ”.

Sau đó, Nguyên Hiến hoàng hậu muốn ăn đồ chua, Huyền Tông lại đem việc này nói với Trương Thuyết. Vậy là Trương Thuyết bèn nhân cơ hội tới giảng bài cho Huyền Tông, mang theo đu đủ lớn cất ở trong tay áo rồi dâng tặng cho Huyền Tông. Vì thế, đến năm Khai Nguyên, ân đức của Trương Thuyết đối với hoàng gia phải nói là không ai có thể sánh được. Bởi vậy, con trai của Túc Tông và con trai của Trương Thuyết là Trương Quân, Trương Tịnh thân thiết gần gũi giống như huynh đệ trong nhà. (Dẫn từ “Liễu thị sử”)

Ý nghĩa chân chính của câu ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’

Gia Cát Lượng không phải là một người bình thường, ông biết được một số điều mà người bình thường không ai biết đến. Khi ông nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nhiều người cho rằng câu ấy có nghĩa là: con người nên cố gắng nỗ lực làm việc, cuối cùng nếu không thành công thì đó là do ý Trời; như vậy, con người cũng sẽ không cảm thấy hối tiếc, bởi vì họ đã cố gắng phấn đấu rồi. Kỳ thực, lý giải như vậy không hoàn toàn chính xác.

Điều mà Gia Cát Lượng thực sự muốn nói cho người đời biết chính là: Thành bại của một sự việc phụ thuộc vào Trời cao, như vậy nếu muốn thành công thì ắt phải làm việc thuận theo Thiên ý. Cũng chính là phải hành xử thuận theo ý Trời thì mới có thể đạt được điều mình mong đợi. Từ kết quả mà tìm ra nguyên nhân, đây mới là tốt nhất.

Lại nói đến câu chuyện Túc Tông được kể ở phần trên, nhờ có Thần bảo hộ, Túc Tông trong suốt thời thơ ấu luôn được trông nom cẩn thận, không ai có thể làm hại. Cũng may Huyền Tông kịp thời tỉnh ngộ, không gây nên đại họa. Ngay cả Huyền Tông cũng không thương tổn được Túc Tông, vậy thì Thái Bình công chúa dù muốn sát hại Túc Tông tất nhiên cũng sẽ thất bại.

Trường Lạc biên dịch.

Tin bài liên quan