Duyên phận kỳ diệu trong hôn nhân kiếp trước và kiếp này

Duyên phận kỳ diệu trong hôn nhân kiếp trước và kiếp này

Cuộc đời của chúng ta vẫn luôn có cảm giác như vậy, có người chúng ta gặp thoáng qua rất nhanh, có một số người ở bên cạnh ta suốt ngày, vài người trở thành bạn, vài người trở thành đối địch, hết thảy đều là duyên phận từ tiền kiếp.

Nhiều khi chúng ta phát hiện, người tính không bằng trời tính, cho dù hai người có bát tự xem ra rất hợp nhau, nhưng trên thực tế họ lại không có duyên phận như thế, hoặc cũng biết rõ hai người có bát tự không hợp nhau, lại hết lần này tới lần khác bàn chuyện hôn nhân, kết quả cũng không tốt.

Sự kỳ diệu trong mối quan hệ nói rõ một điều, người với người gặp hoặc kết duyên với nhau đều là dựa vào duyên phận.

Kiếp trước kết duyên, kiếp này lại đồng hành

Những năm gần đây, có một loại liệu pháp hồi tưởng tiền kiếp đang lưu hành trên thế giới. Liệu pháp này dựa trên cơ sở rằng bệnh tâm lý và căn nguyên những cơn đau trường kỳ của kiếp này thường đến từ các kiếp trước.

Liệu pháp hồi tưởng tiền kiếp này đưa người bệnh vào trạng thái bị thôi miên nhập định, mà tái hiện lại trải nghiệm của cơn đau ở kiếp trước, đồng thời đọc và giải thích nhân quả đã trải qua, thế là căn bệnh của kiếp này tự khỏi một cách thần kỳ. Những người đã thể nghiệm trạng thái nhập định của kiếp trước nhớ lại một cách rất sống động, các chi tiết ăn khớp và nối liền nhau, tuyệt đối không phải sản phẩm của trí tưởng tượng.

Tiến sĩ Brian L. Weiss, trưởng khoa tâm thần học tại Trung tâm Y tế Mt. Sinai ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ, là một chuyên gia về điều trị hồi tưởng với quyển sách “Many Lives, Many Masters”. Trong lúc ông giúp đỡ một người bệnh hồi tưởng, đã phát hiện ra nhiều trường hợp có mối nhân duyên từ kiếp trước, đến kiếp này lại tiếp tục.

Một cuốn sách khác của tiến sĩ Weiss có tên “Only Love Is Real” ghi lại một trường hợp liên quan “duyên phận” và hiện tại vẫn đang tiếp tục. Có một người nam và một người nữ vốn không quen biết nhau đồng thời đến tìm tiến sĩ Weiss để tiến hành trị liệu hồi tưởng. Hai người nhớ ra kiếp trước ở Jerusalem vào 2000 năm trước, khi đó họ có mối quan hệ là cha và con gái, người cha bị binh sĩ La Mã tra tấn, chết trong vòng tay con gái.

Cả hai người gặp nhau một lần trong phòng chẩn trị của Weiss, nhưng vì nguyên tắc công việc, Weiss không thể nói với họ về ký ức của đối phương. Tuy nhiên, sau khi quá trình trị liệu của hai người kết thúc, bàn tay vận mệnh lại một lần nữa an bài kỳ diệu – hai người “ngẫu nhiên” ngồi chung một chuyến bay, gặp và yêu nhau.

hôn nhân, duyên phận,

Hai người “ngẫu nhiên” ngồi chung một chuyến bay, gặp và yêu nhau.

Rất nhiều người có thể cho rằng bản thân mình và người bạn đời gặp nhau là hoàn toàn ngẫu nhiên. Như vậy trong câu chuyện trên, hai người nam và nữ ngẫu nhiên kết thân, chẳng lẽ không phải là sự tiếp tục của duyên phận từ 2000 năm trước?

Khi nhà nghiên cứu tiến hành tổng hợp lại một lượng lớn những trường hợp hồi tưởng lại kiếp trước đã phát hiện, có một hiện tượng rất thường gặp đó là rất nhiều cặp vợ chồng kiếp này, thì ở trong rất nhiều kiếp trước đã từng trải qua những câu chuyện ái tình đủ kiểu hình thức.

Bất kể là câu chuyện của kiếp này diễn dịch ra là loại tình cảm gì: hạnh phúc hay đau khổ, bi thương hay nhớ nhung sâu sắc, cũng không phải tất cả các cuộc hôn nhân đều hài hòa, nhưng trong đó cả hai đều trả dứt khoản nợ của kiếp trước, để yêu thương nhau một cách vô tư, có lẽ đây mới chính là mục đích kết hôn của hai người.

Buông bỏ ân oán, sinh mệnh thăng hoa

Tiến sĩ Gina Seminara từng xuất bản quyển sách “Sinh mệnh nhiều kiếp” vào năm 1950, trong đó đã ghi chép một câu chuyện như sau: Một cô gái xinh đẹp kết hôn cùng chồng năm 23 tuổi, trải qua 18 năm, cô vẫn có dung mạo xinh đẹp làm say đắm lòng người như trước.

Chồng của cô là một thương nhân cực kỳ thành công. Nhưng trong 18 năm, người chồng của cô hoàn toàn không có năng lực trong sinh hoạt vợ chồng. Trong xã hội hiện đại, những điều như thế có thể trở thành lý do để ly hôn. Nhưng cô gái này không đành lòng làm vậy, cô vẫn yêu chồng và không nhẫn tâm làm tổn thương chồng.

Trong những năm đầu tiên của cuộc hôn nhân, cô khó lòng chịu đựng sự dày vò của dục vọng và cũng từng ngoại tình. Nhưng dần dần, thông qua tôn giáo, cô học được thiền định và khắc phục được dục vọng này. Năm tháng trôi qua như dòng chảy cứ tĩnh lặng như thế, cho đến một ngày, một người theo đuổi trước đây lại đến bên cuộc sống của cô.

Người thanh niên này lúc còn trẻ đã yêu mến cô, nhưng lúc gia đình anh có điều kiện kinh tế thì cô đã lấy chồng. Hai người gặp nhau, có lúc tưởng chừng không thể tự chủ, nhưng cô gái này cũng chấm dứt mối quan hệ đó. Cô không đành lòng rời xa chồng mình, bởi anh là một người tốt. Cô cũng không nhẫn tâm làm tổn thương mẹ anh, cô không muốn làm hại bất kỳ ai.

Thông qua những hồi tưởng về kiếp trước, thì ra cô gái này và chồng mình hai đời trước tại Pháp cũng là một đôi vợ chồng. Lúc ấy chồng cô gia nhập Thập Tự Quân đi Đông chinh. Nhưng trước khi đi, vì để bảo đảm người vợ không chung sống với người nào khác, anh đã bức ép cô đeo đai trinh tiết. Điều này khiến cho người vợ sau đó luôn căm giận, cô quyết tâm sau này nhất định sẽ trả thù chồng.

Cho nên hai người họ lại đang ở kiếp này gặp nhau trở thành cặp vợ chồng. Người chồng bị mất đi năng lực hiển nhiên là gieo gió gặt bão. Nhưng vì sao người vợ lại gặp phải chuyện phiền phức này? Vì người vợ ở kiếp trước đối với chồng đã gieo đầy thù hận và dục vọng muốn trả thù.

Cô ở kiếp này có dung mạo xinh đẹp như hoa, có đầy đủ năng lực khiến người chồng cảm thấy đố kỵ, hổ thẹn. Cô có thể ly hôn, để đạt được mục đích báo thù, nhưng cô đã đề cao tinh thần của bản thân, không đành lòng làm tổn thương bất kỳ ai. Cũng vì sự thủy chung với hôn nhân, cô đã hi sinh dục vọng, cả sắc đẹp và tuổi thanh xuân của chính mình.

Nhân duyên thức tỉnh, nhân quả khó tránh

Theo “Tỉnh thế nhân duyên truyện”, tương truyền là cuối nhà Minh đầu nhà Thanh do tác giả của “Liêu Trai” Bồ Tùng Linh viết lại, trong sách miêu tả chính là câu chuyện nhân duyên oan oan tương báo hai đời. Hồi 22 của sách là câu chuyện nhân duyên kiếp trước, nhân vật chính Tiều Nguyên giết hại một con hồ ly đắc linh khí, lại nạp kỹ nữ Trân Ca làm thiếp, sau đó Tiều Nguyên để mặc người thiếp ngược đãi vợ, đến mức người vợ Kế Thị không chịu nổi mà treo cổ tự vẫn.

Sau này vì mối nhân duyên, Tiều Nguyên thác sinh thành Địch Hi Trần, hồ ly đắc linh thác sinh làm vợ của Địch Hi Trần là Tiết Tố Thư, Kế Thị thác sinh làm thiếp của Địch Hi Trần là Ký Thư, Trân Ca thác sinh làm tỳ nữ Trân Châu của thiếp của anh ta. Nhân quả báo ứng, Trân Châu cuối cùng bị Ký Thư bức chết, Địch Hi Trần thì bị Tố Thư, Ký Thư lăng nhục, mà sự tàn khốc của Tố Thư rất khác thường, cô dùng bất cứ thủ đoạn tồi tệ nào đối với Địch Hi Trần như giam cầm, châm kim, đánh đập, dùng lửa đốt.

hôn nhân, duyên phận,

Hồ ly chuyến sinh thành Tiết Tố Thư, đối với Địch Hi Trần vô cùng tàn ác.

Xem hết câu chuyện “Tỉnh thế nhân duyên truyện” liền có thể hiểu rõ, gieo thiện nhân được thiện quả, gieo ác nhân nhận ác báo, quy luật nhân quả không sai chút nào. Cái gọi là “Tu mười năm được ngồi cùng thuyền, tu trăm năm cùng chung chăn gối”, trên bề mặt Phật gia nói là từ góc độ luyến tiếc nhân duyên, khuyên người đời phải trân trọng mối duyên phận gặp gỡ khó đắc giữa người với người, nhưng hàm ý thực sự chính là thức tỉnh con người, hết thảy trong thế gian đều là nhân duyên tương hợp mà thành, bất kể duyên phận của chúng ta được hình thành như thế nào, duyên của kiếp này là tốt hay không, đều phải trân trọng mối duyên phận hiện tại mà thiện giải ác duyên, tiếp tục lại thiện duyên, cũng kết liễu mọi loại ân oán.

Trong cuộc sống khổ nạn và hạnh phúc giao thoa, thường xuyên cần phải xem xét lại, đứng ở một vị trí hay góc độ khác mà nhìn nhận vấn đề, có lẽ sẽ có cảm nhận khác. Ví như câu chuyện “Sinh mệnh nhiều kiếp”, nhắc đến cô gái đó, cô lựa chọn đề cao tâm tính của bản thân, chứ không phải dùng thủ đoạn báo thù mà đối diện mối nhân duyên không vẹn toàn, nên đã kết thúc được ân oán đời trước và sự bất hạnh của nhân duyên.

Natalie.

Tin bài liên quan