Câu chuyện lịch sử: Tâm đố kỵ hại người hại mình

Câu chuyện lịch sử: Tâm đố kỵ hại người hại mình

Lý Nguyên Xương triều đại nhà Đương là con trai thứ bảy của Đường Cao Tổ. Thời kỳ Lý Nguyên Xương làm quan đô đốc ở đất Lương Châu, ông ta có rất nhiều hành vi và việc làm trái ngược với phép tắc, luật pháp.

Đường Thái Tông sau khi biết được, đã tự tay viết chiếu thư nhắc nhở, khiển trách ông ta. Nhưng Lý Nguyên Xương không những không tự suy xét lại bản thân mình mà còn mang tâm oán hận trong lòng.

Lý Nguyên Xương biết rõ thái tử Lý Thừa Càn rất ghen ghét đố kỵ với em trai mình là Ngụy Vương (Lý Thái) vì được Hoàng đế ân sủng. Vì thế, ông ta nhân cơ hội, kết hợp với Lý Thừa Càn lập mưu đồ làm loạn.

Năm Trinh Quán thứ 17, việc làm của Lý Nguyên Xương và Lý Thừa Càn bị bại lộ. Đường Thái Tông không đành lòng tru sát cả gia tộc nhà Lý Nguyên Xương. Vì vậy, Hoàng đế liền đặc xá, tha tội chết cho Lý Nguyên Xương.

Tuy nhiên, đại thần lúc bấy giờ của triều đình là Cao Sĩ Liêm và Lý Thế Tích không đồng ý phụng chỉ Hoàng đế mà thỉnh cầu Hoàng đế phải dựa theo phép tắc vốn có từ trước đến nay mà xử Lý Nguyên Xương tội chết.

Đường Thái Tông bất đắc dĩ đành phải ban cho Lý Nguyên Xương cái chết, bằng cách tự sát ở trong gia đình. Lý Thừa Càn cũng bị phế, không còn được làm thái tử.

Mặc dù nhìn thấy tâm tật đố, ghen ghét của thái tử. Lý Nguyên Xương đã không khuyên nhủ mà trái lại, lại nịnh hót bợ đỡ, kích thích tâm tật đố ấy, làm nó gia tăng thêm. Kết quả, chẳng những hại thái tử mà còn hại chính bản thân và gia đình mình.

Tâm tật đố, đố kỵ, quả thực là đáng sợ! Nó không chỉ khiến con người trở nên nhỏ nhen, mà còn khiến con người mất đi suy nghĩ sáng suốt, mù quáng, không phân biệt phải trái đúng sai mà rơi xuống vực thẳm.

 

Mai Trà

Tin bài liên quan