Cặp vợ chồng người Myanmar cùng đầu thai chuyển thành sinh đôi nối lại tiền duyên

Cặp vợ chồng người Myanmar cùng đầu thai chuyển thành sinh đôi nối lại tiền duyên

Ngày nay nhiều người quan niệm chết là hết, không có kiếp trước cũng chẳng có kiếp sau. Nhưng từ xưa đến nay sự kỳ diệu của sinh mệnh và vũ trụ luôn triển hiện tại thế gian, có rất nhiều người khi cận kề cái chết đã thể nghiệm được sự thần kỳ này, ngay cả các nhà khoa học cũng nhận định có sự tồn tại của linh hồn.

Con người sở dĩ quen biết, gặp gỡ nhau kiếp này đều là do nhân duyên tiền kiếp. Nhân sinh như mộng, vậy nên làm bất cứ việc gì chúng ta cũng nên nhớ tới vòng tuần hoàn nhân quả trong sáu nẻo luân hồi.

Có một nghiên cứu về luân hồi, cho thấy một cặp vợ chồng người Myanmar sinh cùng ngày cùng năm cùng tháng cũng chết cùng ngày, không những vậy sau đó còn chuyển sinh thành anh em tiếp tục đoạn duyên kiếp trước. Họ có thể nhớ được kiếp trước, biết kiếp trước là vợ chồng, nhớ rõ những chi tiết trong cuộc sống ví dụ như những món nợ chưa được hoàn trả.

Walter Semkiw, một bác sĩ ở California, người đang tham gia nghiên cứu về luân hồi, đã chia sẻ trường hợp luân hồi này trên trang web “Nghiên cứu về luân hồi”.

Trường hợp này được trích từ cuốn sách Linh hồn của một dân tộc (The Soul of a People) của Harold Fielding-Hall, một quan chức cấp cao của Anh tại Myanmar (khi nước này là thuộc địa của Anh). Fielding Hall là một người Anh mất năm 1917.

Những cặp vợ chồng sinh cùng tháng cùng năm và mất cùng ngày

Walter Semkiw viết trên trang web của mình, vào một ngày năm 1849, một bé trai và một bé gái chào đời tại một ngôi làng nhỏ của Myanmar tên là Oksitgon. Bé trai tên là Maung San Nyein và bé gái là Ma Gywin. Họ không chỉ sinh cùng ngày mà còn được sinh ra ở hai ngôi nhà ở sát cạnh nhau.

Maung San Nyein và Ma Gywin chơi đùa cùng nhau từ nhỏ, lớn lên cùng nhau và yêu nhau. Họ kết hôn khi trưởng thành và sống bằng nghề nông.

Không những sinh cùng ngày, hai vợ chồng chết cùng ngày, cùng kết thúc cuộc đời mình.

Maung San Nyein và Ma Gywin quen biết một cặp vợ chồng khác trong làng, đó là vợ chồng Maung Kan.

Cặp đôi tái sinh thành cặp song sinh

Năm 1885, nước Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Anh-Myanmar lần thứ ba và cuối cùng chiếm đóng Myanmar.

Lúc đó vợ chồng Maung Kan vẫn đang sống ở Oksitgon. Vợ ông sinh đôi hai người con trai vào năm 1886. Họ đặt tên cho cặp song sinh là Maung Gye và Maung Nge.

Ngay sau khi sinh Maung Gye và Maung Nge, hai vợ chồng họ chuyển từ Oksitgon đến một ngôi làng tên là Kabyu. Cặp song sinh lớn lên ở đây.

Khi Maung Gye và Maung Nge biết nói, Maung Kan và vợ anh nghe thấy hai đứa trẻ gọi nhau là Maung San Nyein và Ma Gywin. Maung Gye được gọi là Maung San Nyein, trong khi Maung Nge được gọi là Ma Gywin.

Hai vợ chồng này đột nhiên nhớ lại, hai cái tên này giống một cặp vợ chồng họ quen biết ở Oksitgon.

Cặp song sinh nhận ra nhà và quần áo từ kiếp trước

Vợ chồng Maung Kan nghĩ rằng có lẽ Maung Gye và Maung Nge nhớ được kiếp trước của họ là Maung San Nyein và Ma Gywin nên đã đưa hai đứa trẻ sinh đôi đến Oksitgon để xem họ có thể nhận ra nơi này không.

Kết quả, họ đã nhận ra đường đến ngôi nhà nơi Maung San Nyein và Ma Gywin ở, đồng thời nhận ra đây là ngôi nhà kiếp trước của mình. Khi vào trong nhà, họ cũng nhận ra bộ quần áo kiếp trước họ đã mặc.

Nhớ lại món nợ chưa trả từ kiếp trước

Khi cặp song sinh vô tình gặp một người phụ nữ tên là Ma Thet ở Oksitgon, Maung Gye lập tức nhớ lại và nói kiếp trước khi mình là Ma Gywin đã từng vay người phụ nữ này 2 rupee (đơn vị tiền tệ thời bấy giờ) và không trả lại. Bà Ma Thet xác nhận rằng mình thực sự đã cho Ma Gywin vay 2 rupee và Ma Gywin vẫn chưa trả lại mình.

Thể chất của anh em sinh đôi tương ứng với kiếp trước

Fielding Hall gặp cặp song sinh khi họ mới 6 tuổi. Fielding-Hall nhận thấy rằng cơ thể của họ tương ứng với thể trạng trước đây của họ. Tôi nhớ rằng Maung Gye, người chồng ở kiếp trước, tương đối lớn, trong khi Maung Nge tương đối nhỏ, điều này phù hợp với thân phận người vợ của anh ta ở kiếp trước.

Bảo Hân biên dịch.

Tin bài liên quan