Một triết gia ngẫu nhiên nhìn thấy một vị lão sư làm vườn chỉnh sửa cỏ cây, vị ấy không ngừng cắt tỉa những cành lá dư thừa. Sau khi cắt tỉa, hoa và cây nhận được nhiều ánh nắng hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.
Thấy vậy, nhà triết gia đã đưa ra nhận định: “Dường như chúng ta có thể giống như lão sư làm vườn kia” tu sửa chính mình, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, cắt bỏ sự phẫn nộ và ham muốn vô độ. Con người làm được vậy thì mới phát triển mạnh mẽ và tràn đầy sức sống giống như cây được chăm sóc và cắt tỉa cẩn thận vậy.
Trí tuệ của cuộc sống chính là từ từ loại bỏ những tạp chất không quan trọng và giữ lại những thứ trọng yếu nhất.
Đôi khi, nguyên nhân khiến chúng ta liên tiếp thất bại không phải bởi bản thân thiếu năng lực mà là do tác động của cảm xúc và thói quen xấu của chính mình mang lại.
Người có thể nhìn xa trông rộng thường biết cách loại bỏ những tạp niệm trong tư tưởng và giữ được trạng thái tốt trong quá trình tiến về phía trước. Vì vậy, tu sửa chính mình, nâng cao năng lực của bản thân là quá trình chúng ta không ngừng làm 4 việc này. Đó cũng là cách sống tốt nhất trong quãng đời còn lại.
Shakespeare đã nói: “Kẻ kiêu ngạo sẽ luôn ở trong lý giải kiêu ngạo mà hủy hoại chính mình”.
Trong cuộc sống, nếu lời nói và việc làm của một người khoa trương, sắc bén thì sớm muộn gì người đó cũng phải chịu thiệt thòi.
Lúc còn trẻ, Tiền Chung Thư có tính khí ngông cuồng ngạo mạn đã đắc tội với không ít người.
Năm 1933, Tiền Chung Thư tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, nhiều giáo viên nhìn thấy tài năng của ông nên đã không ít lần khuyên ông ở lại trường giảng dạy.
Nhưng ông từ chối không chút do dự, nói rằng không có giáo viên nào ở Đại học Thanh Hoa đủ tiêu chuẩn làm giáo viên.
Sau đó, Tiền Chung Thư đến giảng dạy tại Đại học Liên Tây Nam, nhưng chỉ một năm sau ông đã rời cương vị công tác. Trước khi rời đi, ông còn nói: Diệp Công vô cùng lười biếng, Trần Phúc Điền quá thô tục, Ngô Bật quá dốt.
Kể từ đó, nhiều chuyện kỳ lạ đã xảy ra với ông. Thư mời của hiệu trưởng cũng bị thu lại, thư bổ nhiệm từ Đại Học Thanh Hoa cũng không cánh mà bay.
Mãi cho đến khi Đại học Thanh Hoa thuê ông dạy lần thứ 2, Tiền Chung Thư mới biết được rằng sự việc này là do có người đụng tay đụng chân, người đó chính là giáo viên Diệp Công và Trần Phúc Điền của Đại Học Thanh Hoa.
Bởi vì lời chê bai trước đây của ông khiến cho hai người này bất mãn trong lòng, thế nên ông mới bị làm khó dễ, bị kịch liệt phản đối trở về trường làm giáo viên.
Lúc này Tiền Chung Thư mới nhận ra sai lầm của chính mình. Điều không ngờ là, sau khi ông nhận ra lỗi lầm thì tiền bối Ngô Mật liền tán thành ông quay về Đại học Thanh Hoa công tác. Cuối cùng, nhờ lời giải thích của Ngô Mật, Tiền Chung Thư mới chính thức bắt đầu giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa vào năm 1949.
Trong “Cổ nghị luận” có viết: “Quân tử chọn lấy nơi xa tất phải biết đợi, chọn lấy lớn mạnh tất phải thực hiện được nhẫn”.
Có tài năng và năng lực là điều tốt, nhưng nếu hành động quá ngông cuồng ngạo mạn cũng sẽ khiến thể chất và tinh thần thêm mệt mỏi, khốn đốn.
Chỉ sau khi chịu thua thiệt và cân nhắc lợi hại, con người mới chọn nhẫn nhịn, né tránh và khiêm tốn.
Sự thanh tỉnh lớn nhất của một người là biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm, có lòng kính sợ người và việc. Có thể làm được hạ thấp bản thân mới là một người mạnh mẽ.
Bạn đã bao giờ có một trải nghiệm như vậy chưa? Khi nhìn thấy những người xung quanh được thăng chức và kiếm được vài ngàn đô la mỗi tháng, trong khi bản thân lại nhận được mức lương ít ỏi, chợt cảm thấy có một khoảng cách rất lớn.
Khi bạn gặp khó khăn trong công việc, người khác giải quyết một cách có trật tự nhưng bạn phải hao hết tâm sức và luôn cảm thấy lo lắng không biết làm thế nào. Lúc ở cùng các đồng nghiệp, ai cũng nói cười nhưng bản thân lại không biết nói gì, trong lòng vô cùng sầu khổ.
Đây vốn là những trạng thái sinh hoạt bình thường trong cuộc sống nhưng bởi vì bản thân quá coi trọng mà tạo thêm gông xiềng cho thân thể và tâm trí mình.
Trong kinh Phật có câu: “Chấp vào một niệm thì bị một niệm trói buộc, buông xuống một niệm thì tâm được tự tại thêm một phần”. Người sống ở đời thường hay lo nghĩ bất an, suy nghĩ quá nhiều về những điều vụn vặt, đôi khi vì nó mà khiến cuộc sống bị đảo lộn. Thế nhưng, thứ thật sự khiến chúng ta cảm thấy khổ não lại không phải những việc ầm ĩ hỗn loạn từ bên ngoài mà là những tâm tư khó buông bỏ trong chính chúng ta.
Lý Tiểu Ý từng nói trong một video giảng tới một thần khí gọi là “hòm phiền não”.
Bên trong hòm có rất nhiều tờ giấy nhỏ ghi lời nhắn nhủ, trên mỗi tờ chứa đầy những lo nghĩ và phiền não đối với tương lai, ví như “không viết ra được bản thảo, đầu óc mít đặc”, “Đi công tác không thể đem con gái theo, thật không yên”, “Nếp nhăn trên trán ngày càng nhiều, thật buồn”, “Công việc đồng nghiệp không hiểu, tiến độ bị ảnh hưởng”…
Đối với những ghi chú bỏ vào trong chiếc hòm này, cô thường đợi tới thời điểm cách đó một tuần hoặc lâu hơn mới mở ra xem.
Kết quả phát hiện, những phiền toái này không phát sinh hoặc đã được giải quyết và không còn tồn tại nữa.
Cô nói trong video: Phần lớn thời gian chúng ta sống quá mệt mỏi là bởi bản thân suy nghĩ quá nhiều. Nếu chúng ta bớt suy nghĩ một chút thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Nhiều khi, rắc rối là do tự mình tìm đến. Hiểu được điều này thì sự việc dù khó đến mấy cũng có thể tự giải quyết được.
Tôi đọc được một câu như thế này: “Lo nghĩ cũng không thể tiêu trừ được bi thương của ngày mai, nó chỉ làm tiêu hao sức lực ngày hôm nay”.
Mọi người cuối cùng sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau. Nếu bạn lúc nào cũng lo lo lắng lắng, điều đó sẽ chỉ làm suy yếu khả năng đối mặt với khó khăn của bạn mà thôi.
Trong suốt quãng đời còn lại, hãy sống tốt từng ngày và quan trọng nhất là cần buông xuống những lo lắng bất an.
Tôi rất thích một câu nói: “Để bay xa hãy khoác lên mình bộ cách mới, xây dựng tốt cần dọn sạch nền cũ”.
Cuộc sống không bao giờ chỉ để tâm đến việc tiến về phía trước mà còn là biết dừng lại đúng thời điểm, nhìn lại quãng đường đã đi qua để học cách cắt tỉa bản thân, tu bổ chính mình.
Hãy vỗ nhẹ bụi trên vai, dọn sạch rác rưởi trong tâm hồn và để mọi ham muốn, kiêu ngạo, giận dữ và lo lắng tan biến.
Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể không ngừng trưởng thành, làm phong phú bản thân và vươn tới thế giới rộng lớn hơn.
Tác giả Trương Gia Dịch từng nói: “Thế giới này đầy những cạm bẫy, sự tức giận sẽ dẫn bạn nhận lãnh kết cục tồi tệ nhất”.
Khi gặp phải sự việc không theo ý muốn, con người sẽ dễ dàng trở nên lo lắng không yên, thế nhưng nếu người đó để cho tâm trạng mất kiểm soát xảy ra thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm và nhận lấy tai vạ.
Nhà văn March Fish từng kể lại trải nghiệm của bạn cô ấy rằng, một buổi sáng nọ, bởi có chút chuyện nhỏ xảy ra, bạn của cô ấy đã tranh cãi với chồng vài câu.
Sau đó, bạn cô lái xe đạp điện đi làm, trên đường tới chỗ làm, đầu óc cứ mãi nghĩ về chuyện ban sáng, nội tâm vô cùng khó chịu.
Đúng lúc này, một chiếc xe khác vô ý đụng phải xe bạn cô, thế là bao nhiêu bực tức tích cóp trong lòng đột nhiên bộc phát, cô liền chửi cho người lái xe kia một trận.
Trong lúc tranh cãi, không hiểu tại sao điện thoại của cô lại rơi xuống đất, kết quả khiến màn hình vỡ hỏng không mở được nữa.
Đến công ty, cô đã mắc phải sai lầm lớn, bị cấp trên phê bình khiển trách, cuối cùng cô phải tăng ca mới hoàn thành nhiệm vụ.
Nghĩ về tất cả các việc xảy ra ngày hôm đó, cô đã than thở rằng: “Thật là một ngày khủng khiếp, mọi việc đều không thuận lợi”.
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp không ít chuyện như vậy, rất nhiều người vì không kiểm soát được tâm tình nên cuối cùng đã rơi vào vòng luẩn quẩn gặp toàn sự việc không như ý.
Thế nhưng bạn có biết, chỉ khi làm được tâm bình khí hòa đối diện với mọi sự việc phát sinh thì mọi việc mới trở nên tốt hơn không?
“Tăng Quảng Hiển Văn” từng giảng qua: “Nhẫn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.
Phát tiết nóng giận dường như có thể làm giảm bớt áp lực trong tâm ngay tức thời nhưng vô hình trung lại khiến mọi việc trở nên rối tung và làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Bậc trí giả chân chính biết kiểm soát tâm trí, giữ được lý trí thanh tỉnh từ đầu đến cuối, học được tinh tiến từ những khó khăn trở ngại gặp phải.
Chỉ khi giữ được bình tĩnh lúc xảy ra vấn đề, chúng ta mới có được đầu óc thanh tỉnh, hiểu rõ bản chất của sự việc, giúp bản thân thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Bạn biết đấy, trên thế giới này không thiếu những người thông minh nhưng lại thiếu người có tâm tính ổn định, đối xử với mọi người một cách hòa ái.
Hãy học cách giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và bao dung hơn, như vậy thì đường nhân sinh mới gặp ít trở ngại và trở nên bằng phẳng hơn.
Nếu học được cách cắt tỉa những phiền não thì bạn sẽ phát hiện ra phiền não không phát sinh và cũng không tồn tại nữa.
Có một câu nói như thế này: Người có dục vọng thì sẽ có nhược điểm, một khi bị nắm cứng trong tay thì sẽ trở nên rất hèn mọn.
Dục vọng là con dao hai lưỡi, nó có thể khiến một người thăng lên cao ngàn thước nhưng cũng có thể khiến người đó rơi xuống vực sâu vạn trượng chỉ trong chớp mắt.
Tào Thất Xảo trong tác phẩm nổi tiếng ‘Kim Tỏa ký’ của nhà văn Trương Ái Linh vốn là một người phụ nữ khả ái cởi mở nhưng lại bị dục vọng của bản thân dần dần lôi xuống vực sâu.
Khi còn trẻ, nàng được rất nhiều người theo đuổi. Vì muốn đạt được vinh hoa phú quý mà chọn gả cho một người con trai mắc bệnh thoái hóa xương nhà họ Khương. Sau khi chồng nàng qua đời, vì muốn có thêm tài sản mà dốc sức hại người để tư lợi cho bản thân, nhưng tiếc thay, kế hoạch của nàng đã thất bại. May mà sau đó Khương gia còn để lại một phần nhỏ tài sản cho nàng, thế nhưng lại bởi vì điều này mà nàng suốt ngày sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, nghi thần nghi quỷ.
Nàng cho rằng: “Con người không đáng tin cậy, chỉ có tiền mới đáng tin”. Tào Thất Xảo lo lắng người thân nhìn vào tài sản của mình, sợ họ cướp mất tiền trong tay, liền quyết định không qua lại với họ hàng thân thích. Khi những nam nhân khác theo đuổi con gái nàng, Tào Thất Xảo đối xử lạnh lùng với họ vì nghĩ rằng những người này là vì tiền mới đến làm con rể. Thậm chí, ngay cả khi con gái để quên ga trải giường ở trường, nàng cũng đến tìm hiệu trưởng để lý luận khiến cho con gái nàng mất hết tôn nghiêm.
Trong mấy chục năm, nàng đã dồn hết tâm sức để bảo vệ tiền tài, cuối cùng tự khiến cho bản thân sống trong cảnh khốn khổ thê lương.
Thái Sùng Đạt đã viết trong tác phẩm ‘Túi da’ như thế này: “Sinh mệnh của chúng ta vốn nên nhẹ nhàng nhưng lại bị thân xác và các loại dục vọng bẩn thỉu kìm hãm. Nhiều khi, thứ ảnh hưởng đến trạng thái sinh hoạt của chúng ta không phải là những khó khăn trắc trở mà là bởi những ham muốn quá mức của bản thân”.
Con người một khi không kiểm soát được lòng tham thì sẽ không ngừng vì nó mà phóng túng lời nói và hành động của chính mình, như vậy thì mối họa ưu sầu sẽ rất nhanh ập đến.
Nếu con người quan tâm quá nhiều đến được và mất thì sẽ phải lo nghĩ thống khổ. Điều thực sự đáng theo đuổi trong cuộc đời này không phải tài vật bên ngoài mà là sự phong phú vui vẻ từ bên trong.
Hãy để những ràng buộc trong tâm được giải phóng, con đường nhân sinh mới được ổn định hơn.
San San.