Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mới có thể hòa hợp

Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mới có thể hòa hợp

Yêu thương người thì người cũng mến yêu lại, kình trọng người thì người cũng kính trọng lại. Cho dù bạn là ai, gặp phải bất cứ chuyện gì, chỉ khi biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì mới có thể sống hòa hợp. Tình yêu thương của con người cũng là như vậy.

Dưới đây là những bức tranh cùng câu chuyện nói lên sự thật về thay đổi cách nghĩ. 

Bức tranh thứ nhất: Thay đổi cánh nhìn, biết tôn trọng mới xứng có được 

Ba vị hòa thượng gánh nước uống, người ngồi trên cao tưởng chừng vất vả nhất nhưng thực ra lại nhẹ nhàng nhất. Bức tranh nói lên rằng: Cuộc sống vốn không dễ dàng, khi bạn cho rằng cuộc sống của mình khá dễ dàng thì ắt hẳn có người khác đang chia sẻ khó khăn giúp bạn. Thay đổi góc nhìn của chính mình, tôn trọng thì mới có xứng đáng có được.

Tình cảm giữa con người với con người là tương hỗ lẫn nhau. Nếu bạn ghẻ lạnh với người khác thì họ sao có thể tươi cười với bạn? Nếu bạn tính toán chi li thì người khác sao có thể hào phóng với bạn? Không biết quý trọng người khác thì thứ mất đi không chỉ là tình cảm mà còn mất đi sự trợ giúp cũng như chuẩn tắc đối đãi và thưởng thức hương vị cuộc đời. 

Biển vì biết quý trọng dòng nước chảy về từ các con suối nhỏ, bởi vậy biển mới rộng vô ngần. Mùa xuân bởi nó biết quý trọng vẻ đẹp của mỗi đóa hoa mà trở nên rực rỡ. Núi cao nghìn trùng nguy nga tráng lệ là bởi nó biết quý từng tảng đá đặt nền cho nó.

Chỉ khi chúng ta biết quý trọng từng phần tình nghĩa cũng chính là đang quý trọng bản thân từng chút một, như thế mới giúp cho cuộc sống của bản thân phong phú thông thuận rộng lớn hơn.

Người ta quen nhau nhờ duyên phận, dựa vào tình mà tương giao, dựa vào phẩm hạnh mà luyến tiếc, dựa vào đức mà kính trọng. Trong đối nhân xử thế, tấm lòng càng rộng mở thì đường đi càng rộng. Tâm càng chân thành thì tình càng thuần hậu. Hiểu được quý trọng mới đắc được nhiều hơn. 

Đường đời dài đằng đắng, nên biết quý trọng từng chút tình nghĩa trên mỗi bước đi. Trong cuộc sống thường ngày, biết thay đổi cách nghĩ mới xứng đáng có được, quan tâm lẫn nhau mới có thể tạo dựng mối quan hệ lâu dài. 

Bức tranh thứ 2: Thay đổi cách nghĩ, thấu hiểu mới biết cảm ơn 

Có người mời người bạn mù tới ăn tối mãi đến tận khuya mới xong. Người mù nói: “Khuya lắm rồi, tôi phải về đây”. 

Chủ nhà liền thắp ngọn đèn lồng cho người bạn mù của mình. Người bạn mù nói với giọng tức giận: “Tôi không nhìn thấy, bạn lại đưa cho tôi chiếc đèn lồng, chẳng phải đang giễu cợt tôi sao?” 

Người chủ nhà đáp: “Tôi thắp đèn lồng là vì lo cho bạn, bạn không nhìn thấy nhưng người khác sẽ nhìn thấy, trong đêm tối sẽ không đụng vào bạn”. 

Cũng đạo lý ấy, đối với mỗi một sự việc, nếu có thể thay đổi cách nhìn thì sẽ có những kiến giải khác. Cánh nhìn bất đồng thì kết quả cũng tự nhiên không giống. 

Cố gắng đứng ở vị trí của người khác mà suy nghĩ cho họ. 

Thử thay đổi vị trí, đứng ở vị trí của người khác mà suy nghĩ. Có thể lý giải sự bất đắc dĩ ở người khác, biết cảm ơn sự may mắn của bản thân, bạn mới cảm nhận được con đường phía trước tươi sáng rộng mở. 

Hoán đổi suy nghĩ, thay đổi cách sống, có lẽ nội dung vở kịch sẽ trở nên khác. 

Trên hành trình đời người, sự việc không như ý, không thuận tâm thường sẽ xuất hiện, sinh lão bệnh tử chính là quy luật của tự nhiên. Một ngày gặp phải chuyện không vui, đừng ngại điều chỉnh tâm lý của mình và suy nghĩ về sự việc đó ở một góc độ khác. 

Thay đổi cách nghĩ, thấu hiểu mới có thể biết ơn. 

Bức tranh thứ 3: Thay đổi vị trí, tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân 

Cho dù bạn nhìn thấy hình ảnh trong bức tranh là số 6 hay số 9 cũng không quan trọng, điều quan trọng nằm ở vị trí của bạn.

“Nhìn ngang thành đường núi, đứng cạnh mà nhìn thì thấy ngọn núi, khoảng cách độ cao không giống nhau”. Khi Tô Thức nhìn ngắm Lư Sơn, ở các vị trí khác nhau mà quan sát thì cảnh sắc cũng khác theo, ông cảm thấy hình ảnh trước mắt giống như những bức tranh đả kích vậy. 

Khi bạn nhìn sự việc từ các góc độ khác nhau, những gì bạn thấy sẽ không giống nhau và kết quả bạn nhận được thậm chí còn hoàn toàn bất đồng.

Napoleon Hill, bậc thầy truyền cảm hứng thành công nổi tiếng thế giới, năm đó ông cần thuê một thư ký, vì vậy ông đã đăng quảng cáo công việc này trên một số tờ báo.

Kết quả là những lá thư xin việc bay đến như tuyết rơi. Nhưng hầu hết các bức thư này đều giống hệt nhau, chẳng hạn như câu đầu tiên hầu như luôn bắt đầu như thế này: “Năm nay tôi khoảng … tuổi và đã tốt nghiệp trường đại học nào đó, nếu tôi vinh dự được bạn lựa chọn, tôi sẽ làm việc chăm chỉ cẩn thận…”

Vì vậy mà Napoleon Hill rất thất vọng. Khi ông đang nghĩ đến việc từ bỏ kế hoạch tuyển dụng thì một lá thư đã mang đến cho ông hy vọng mới, và ông quyết định chọn ứng cử viên này cho vị trí thư ký. 

Bức thư của cô viết:

“Thưa ông, quảng cáo của ông hẳn đã thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lá thư xin việc, và tôi tin rằng công việc của ông hẳn quá bận rộn nên không có đủ thời gian để đọc kỹ chúng.

Vì vậy, tất cả những gì ông phải làm là quay số và tôi sẽ sẵn lòng đến giúp ông sắp xếp thư từ, giúp ông tiết kiệm thời gian quý báu.

Ông không phải nghi ngờ về năng lực và phẩm chất làm việc của tôi, bởi vì tôi đã có 15 năm kinh nghiệm làm công việc thư ký”.

Sau đó, Napoleon Hill nhắc tới vấn đề này và nói:

“Biết đứng ở vị trí của người khác để suy nghĩ, thực sự có thể nhìn vấn đề từ quan điểm của người khác, xem xét vấn đề và giúp người khác giải quyết vấn đề, thế giới này sẽ là của bạn”.

Thay đổi vị trí, biết tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân. 

Bức tranh thứ 4: Thay đổi suy nghĩ thì hiểu biết sẽ khiến cho khó nạn không thể đến 

Đây là bởi vì chúng ta tập thành thói quen nhìn vấn đề từ góc độ của người khác. 

Bạn là khách hàng và cho rằng người buôn bán quá lãi. Bạn là thương nhân, nghĩ rằng khách hàng đang soi mói. Bạn là lái xe thì mong muốn người đi đường tuân thủ quy tắc. Bạn đi bộ thì mong muốn người lái xe nhường nhịn. Bạn làm công nhân thì thấy sếp vô lý, khi bạn là sếp thì sẽ nghĩ nhân viên không tích cực.

Thực tế chứng minh rằng: Luôn đứng ở vị trí của mình mà nhìn người khác thì những kết luận rút ra sẽ không bao giờ là kết luận đúng đắn.

Chỉ khi thay đổi suy nghĩ, nguyện ý chân thành đứng ở vị trí của đối phương mà nghĩ cho họ thì mới có thể tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp. Đây mới là thể hiện của người có phong thái cao. 

Trong suốt cuộc đời, mỗi thời khắc bạn đều có thể thay đổi cách nghĩ, đứng ở vị trí của người khác mà suy xét, thấu hiểu người thêm một chút, tôn trọng và biết đủ, có thể buông, bạn sẽ trưởng thành thêm một chút, nhờ vậy mà bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, mới có được vui sướng và thảnh thơi. 

Bởi vì sinh mệnh là một loại tiếng vang. Tặng người hoa hồng thì sẽ thấy hương thơm vương vấn trên tay. Yêu thương người khác thì được người yêu thương, tạo phúc cho người thì phúc lại đến với mình.

San San.

Tin bài liên quan