Bí quyết trong đối nhân xử thế là nên nói ít và làm nhiều việc có ý nghĩa hơn một chút. Có như vậy thì những tiếng cười nhạo hôm nay mới trở thành tiếng vỗ tay và trao tặng hoa tươi vào ngày mai...
Trong “Cách ngôn Liên Bích – giao tiếp” có viết: “Muốn tu dưỡng bản thân thì cần làm cho nội tâm ngày một thuần khiết, bước vào cuộc sống cần thận trọng trước khi nói”. Cảnh giới cao nhất của tranh luận chính là im lặng. Trong đối nhân xử thế cần làm nhiều hơn và bớt tranh luận, đây mới là cách sống tốt nhất.
Tri Hồ Thượng từng hỏi một câu: “Biểu hiện rõ ràng nhất của sự trưởng thành là gì?”
Cao Tán đã trả lời như thế này: “Mặc dù biết được tình huống rõ ràng đến mức nào đi nữa, nhưng nếu mở lời tranh luận lại không còn ý nghĩa nữa. Bạn không có lý do và cũng không đủ tư cách tranh giành. Nếu bạn có lý thì không cần phải tranh giành”.
Carnegie cũng từng nói: “Cách duy nhất để thắng trong một cuộc tranh cãi chính là im lặng”.
Quan điểm của mỗi người mỗi khác, góc nhìn vấn đề cũng sẽ khác nhau.
Nếu bởi muốn làm rõ vấn đề mà dẫn đến tranh cãi thì vấn đề lại càng không thể làm rõ được. Hơn nữa, nếu làm như vậy sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt của bản thân bị cuốn vào vòng xoáy mất mát.
Việc bạn muốn làm sẽ không vì người khác tán thành mới đạt được thành công, càng không phải bởi vì người khác phản đối mà dẫn đến phá sản.
Cách tốt nhất là, thay vì tranh cãi với người khác, chúng ta nên dùng thời gian để làm nhiều việc thiện hơn. Có như vậy, chúng ta mới có thể khiến cuộc sống trở nên đặc sắc và có ý nghĩa.
Trong “Luận ngữ” có viết: “Nói lời không nên nói chính là lỡ lời”.
Sống trên đời, chúng ta nên biết rằng, việc nói lời nào với những người mà chúng ta gặp là việc rất trọng yếu. Có những lúc chúng ta cũng cần biết im lặng khi đối diện với một số người mà chúng ta gặp.
Trong bầu không khí cởi mở và công bằng, mỗi người đều đưa ra ý kiến riêng của mình để thúc đẩy quá trình phát triển. Tuy nhiên, đối với những người không cùng suy nghĩ, lời nói đạo lý của chúng ta cũng không thể lay động được định kiến của họ.
Có câu nói rằng: “Có thể cùng bậc quân tử tranh hơn thua nhưng không thể cùng kẻ tiểu nhân luận đàm ưu khuyết điểm”.
Trước những kẻ xấu và sự việc thối nát, không tranh cãi không có nghĩa là thỏa hiệp mà là không để tránh tổn thất.
Trong cuộc đời này, người có tài ăn nói mà có thể im lặng đúng lúc thì đó chính là trí tuệ của xem nhẹ.
Trong tâm lý học có một thuyết gọi là “Thiếu sự chứng nghiệm của bản thân”, ý tứ là một người rất muốn người khác thừa nhận tài năng của mình thì lại chính là đang biểu lộ sự thiếu tài năng đó.
Nói cách khác, bạn càng tranh cãi thì lại càng để cho người khác nhìn thấy lỗi lầm khiến bạn cảm thấy chột dạ. Bởi vì chột dạ mới có thể thực sự hy vọng giành thắng lợi qua ngôn ngữ, tạo ra sự việc giống như thật. Hành động thật sự sẽ chiến thắng lời nói và có lực đáp trả mạnh mẽ nhất.
Do vậy, bí quyết trong đối nhân xử thế là nên nói ít và làm nhiều việc có ý nghĩa hơn một chút. Có như vậy thì những tiếng cười nhạo hôm nay mới trở thành tiếng vỗ tay và tặng hoa tươi vào ngày mai.
San San.