Xin chào tất cả mọi người! Hôm nay chúng ta nói về “linh đồng chuyển thế”. Đây là một hiện tượng thần kỳ trong Phật giáo Tây Tạng; nghĩa là, khi một người tu luyện Mật tông thành tựu ly thế, ông ta có thể lựa chọn nơi mình sẽ đầu thai chuyển thế trong kiếp sau để tiếp tục tu luyện, không ngừng lũy tích sự tu hành của của bản thân một mạch cho đến khi thành Phật...
Khi vị “tu hành giả” nguyên lai qua đời, tự viện sẽ sử dụng các nghi thức khác nhau để tìm kiếm anh nhi được sinh ra sau khi Lạt ma viên tịch. Sau đó, sẽ tuyển định một vị làm “linh đồng chuyển thế” của vị Phật sống tiền bối.
Tất nhiên, linh đồng có những tiêu chuẩn tuyển chọn, bao gồm dự ngôn, di chúc, chỉ thị hoặc dấu tích đặc thù, còn có “cảm ứng đặc biệt” khác của những người tu hành, hoặc một số điềm báo cát tường, đặc biệt trọng yếu là các dấu hiệu xuất hiện trong các tự miếu.
Sau khi một Lạt ma kiếp trước viên tịch, các đệ tử của Ngài sẽ căn cứ một số phương pháp mà chúng tôi vừa giới thiệu để tìm kiếm vị “linh đồng” này. Sau khi được tìm thấy, các đệ tử sẽ tiến hành một số bài trắc nghiệm và bồi huấn “linh đồng”, cuối cùng “linh đồng” sẽ được nghênh nhập tự viện; khi đến tuổi trưởng thành, trải qua nghi lễ “tọa sàng”, sẽ chính thức kế thừa tư cách tôn giáo của “Lạt Ma tiền nhân”.
Theo cách đó, “linh đồng chuyển thế” tất định bất đồng với chúng sinh, và vận mệnh của họ cũng mỗi người mỗi vẻ, bởi vì nó cũng có quan hệ đến gia đình xuất sinh ở kiếp này. Không phải tất cả các linh đồng đều đạt được ý nguyện họ muốn. Hôm nay chúng ta sẽ nói về những kết cục bất đồng của hai vị “linh đồng chuyển thế”.
Vào những năm 1960, một vị cao tăng Tây Tạng tên là Lạt ma Yeshe bắt đầu hoằng dương Phật giáo Tây Tạng cho người phương Tây. Các đệ tử của Lạt ma Yeshe đã sáng lập gần một trăm trung tâm Phật giáo, trung tâm thiền tu, tự viện và nhà xuất bản Phật giáo ở hơn 20 quốc gia phương Tây, ngoài ra còn có các phân hội ở Hồng Kông và Đài Loan, có hàng trăm tăng ni nước ngoài trong các đoàn thể này. Lạt ma Yeshe qua đời năm 1984.
Năm 1985, trong một gia đình bình dân Tây Ban Nha tín phụng Phật giáo Tây Tạng, một anh nhi đã được xuất sinh trong sấm sét. Khi đứa bé này sinh ra, người mẹ không cảm thấy một chút đau đớn thống khổ gì khi sinh nở, và đứa bé từ khi chào đời cũng không khóc bao giờ. Có lần mẹ quên cho con bú cả ngày, trẻ sơ sinh không khóc to mà kiên nhẫn chờ đợi. Khi đứa trẻ này lớn hơn một chút, cậu bé không thích chơi với anh chị em của mình mà chỉ thích ở một mình nơi yên tĩnh, trạng thái trầm tư. Bạn thấy rằng biểu hiện của đứa trẻ này khá khác biệt so với những đứa trẻ bình thường khác phải không? Vậy làm thế nào cậu bé khám phá được Phật duyên của mình?
Một lần, mẹ cậu đưa cậu đến một trung tâm Phật giáo, đứa trẻ bất ngờ chủ động chạy đến trước mặt một tăng lữ Tây Tạng, tỏ ra cực kỳ thân cận, sau đó không qua xin phép mà tự ý lấy những pháp khí của vị tăng nhân ra chơi, và cậu đã sử dụng nó rất thuần thục, khiến các tăng lữ rất ngạc nhiên.
Vào lúc này, đệ tử cũ của Lạt ma Yeshe là Zopa Rinpoche bắt đầu chú ý đến cậu. Không lâu sau khi Lạt ma Yeshe qua đời, Zopa Rinpoche đã mời những người có năng lực thần thông chân chính để tra hỏi về việc sư phụ ngài chuyển sinh hạ thế vào đâu. Những dự ngôn này đều nhất trí chỉ ra rằng sau khi Lạt ma Yeshe được đầu thai, cha của ông có tên là “Bago” và mẹ của ông có tên là “Maria”. Cả hai tên này rõ ràng là tên phương Tây. Trong giấc mơ của mình, Zopa Rinpoche cũng mơ thấy Lạt ma Yeshe tái sinh thành một đứa trẻ phương Tây có đôi mắt sáng.
Khi nhìn thấy cậu bé người Tây Ban Nha này, Zopa Rinpoche ngay lập tức nhận ra rằng cậu chính là đứa trẻ mà ngài đã thấy trong giấc mộng. Vì vậy, Zopa Rinpoche đã triệu tập cha mẹ của cậu bé và hỏi tên của họ. Quả nhiên, tên của cha cậu là “Bago” và tên của mẹ cậu là “Maria”!
Vào lúc này, Zopa Rinpoche háo hức hỏi họ liệu có chuyện gì bất tầm thường phát sinh trước khi đứa con trai của họ chào đời hay không. Hãy đoán xem chuyện gì đã xảy ra? Hóa ra nguyên lai là Maria đã đến thăm Lạt ma Yeshe nhiều năm trước. Bà cũng mơ thấy Lạt ma Yeshe ôm đứa bé trên tay. Khi Maria xem qua một số đoạn băng được quay trong cuộc gặp gỡ với Lạt ma, họ liền phát hiện ra rằng Lạt ma Yeshe đã nói một số điều kỳ lạ mà chưa ai nghiên cứu vào thời điểm đó. Ví dụ, ông từng nói: “Tây Ban Nha là một nơi rất tốt. Tôi nguyện đến sống ở đó một thời gian rất dài!”, rồi ông lại nói với Bago: “Tôi với cậu có một duyên phận rất đặc biệt. Tôi sẽ mãi không bao giờ quên cậu, kể cả sau khi chết cũng không quên cậu!”.
Vào một dịp khác, khi Maria mời Lạt ma Yeshe đến thăm nhà lần nữa, Lạt ma đã chạm vào bụng của bà ấy. Cử chỉ này đối với một vị tăng nhân mà nói, là không thể tin được, ngôn ngữ rất cao hứng: “Lai, hội tái lai!” (ý nói hẹn gặp lại)
Được rồi, hãy quay lại với Zopa Rinpoche. Xem những gì ông ấy đã phát hiện được?
Nguyên lai là Zopa Rinpoche nhận thấy rằng cậu bé cư xử rất giống với Lạt ma Yeshe khi còn sống. Ngoài ra, khi nhìn thấy bức chân dung của Lạt ma Yeshe, đứa trẻ đã hành đính lễ nhiều lần, mắt ứa lệ. Sau đó, Zopa Rinpoche và những người khác trộn các pháp khí và tư nhân vật phẩm mà Lạt ma Yeshe từng sử dụng với đồ của người khác để cậu bé nhận dạng. Cậu bé không do dự nhận ra ngay món đồ nào là từ kiếp trước của mình. Vì vậy, ông xác định được cậu bé chính là Lạt ma Yeshe tái sinh, được đặt tên là “Oser Rinpoche”.
Khi đứa trẻ được chính thức thừa nhận bởi các cao tăng tự viện của Phật giáo Tây Tạng, không ít đệ tử ngoại quốc cũ của Lạt ma Yeshe đã rất hoài nghi. Sau đó tất cả đều nói: “Muốn tin vào luân hồi, đối với dương nhân chúng tôi mà nói, đó là một sự gắng gượng trong nội tâm. Nếu muốn buộc chúng tôi thừa nhận rằng đứa trẻ Tây Ban Nha này là nhân vật chuyển sinh của sư phụ chúng ta đã qua đời, chúng tôi thật khó để thực tâm tin điều đó!” Rồi họ lại tìm cơ hội tự mình khảo nghiệm đứa trẻ này, cuối cùng mọi người đều phải tin rằng cậu bé chính là sư phụ tiền thế của mình.
Một người nước ngoài từng làm tài xế cho Lạt ma Yeshe, Lạt ma Yeshe đương thế đã từng nhiều lần yêu cầu ông sửa biển số xe bị hỏng, nhưng ông chưa bao giờ làm điều đó. Một lần nọ, Oser Rinpoche nhỏ tuổi nhìn thấy người lái xe trong tiền kiếp của Lạt ma Yeshe và chiếc xe cũ của Lạt ma, liền nhẹ nhàng hỏi: “Anh vẫn chưa sửa biển số à?” Người lái xe chấn động cực độ, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Lạt ma Yeshe đã cam kết giới thiệu Phật giáo đến phương Tây trong suốt cuộc đời của mình. Khi lâm trọng bệnh, ông đã hữu ý chọn cách qua đời tại một bệnh viện tân tiến nhất của California, để các phóng viên phương Tây chứng kiến cái chết của ông. Sau khi chết, vị Lạt ma này tái sinh trong nhà một người nước ngoài. Kể từ khi được chú ý, ông đã phải đối mặt với những cuộc theo dõi quy mô lớn của giới truyền thông phương Tây và những ánh mắt nghi ngờ có chủ ý. Có vẻ như ông đã hữu ý cho phép phương Tây chứng kiến sự chuyển sinh của các cao tăng lỗi lạc. Và Hollywood cũng đã lấy cảm hứng từ câu chuyện này và làm bộ phim “Little Living Buddha” (Tiểu Lạt ma).
Sau khi nghe câu chuyện về vị linh đồng chuyển thế này, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu vị linh đồng chuyển thế lớn lên, mặc dù đã được xác nhận, nhưng vẫn không thể quay trở lại chùa? Trên thực tế, tình huống này chân thực đã xuất hiện, dưới đây chúng tôi giới thiệu một câu chuyện cá nhân được Quách Hòa Khanh ghi lại trong cuốn sách “Bất khả tư nghị lục” (những ghi chép không thể tin được). Gia nhân của vị linh đồng chuyển thế không tin vào luân hồi vì họ không muốn buông bỏ con; cuối cùng, lời cảnh báo của Lạt ma đã thực sự ứng nghiệm. Vị Lạt ma đã nói điều gì?
Trước khi nói với các bạn, tôi xin giới thiệu về Quách Hòa Khanh, ông sinh năm 1907 và mất năm 1986. Ông là một học giả hiện đại nổi tiếng, nhà Tây Tạng học và một dịch giả, ông đã theo học từ Aung Wang Langga, Chong Geshe và các cao tăng lỗi lạc khác, là tác giả của “Bất khả tư nghị lục” và những cuốn sách khác – chúng đều là những câu chuyện mà ông đã thân chinh trải qua. Sau đây là câu chuyện về linh đồng chuyển thế được cư dân mạng trích lại và viết bằng tiếng bản địa.
Quách Hòa Khanh nói về thời kỳ thượng sư Chong Geshe đang giảng Kinh ở Nhã An. Một ngày nọ, các Phật đồ môn ở Nhã An dẫn một cậu bé khoảng 10 tuổi đến trước thượng sư, và giới thiệu rằng đứa trẻ này có linh dị, hy vọng thượng sư xem cho.
Mọi người kể: “Đứa trẻ này được sinh ra trong một dược gia họ Trương trên đường Bồ Đề thuộc nội thành Nhã An. Khi đứa trẻ được hai tuổi, một số Lạt ma từ một đạo tràng ở Xikang Batang đã đến Nhã An, căn cứ vào án đồ và đặc trưng ngày tháng năm sinh của linh đồng chuyển thế, cuối cùng tìm được hiệu thuốc nhà họ Trương. Lạt ma thỉnh người nhà họ Trương mang đứa trẻ ra, hy vọng xem xem đứa trẻ có đặc trưng chỉ định của cao tăng chuyển thế – đỉnh đầu có vết bớt đỏ không. Đợi cho đứa trẻ tiến đến trước mặt, vị Lạt ma cẩn thận quan sát từng chi tiết, đứa trẻ này trên đỉnh đầu quả nhiên có một vết bớt đỏ, vị Lạt ma khẳng định đó chính là linh đồng chuyển thế của vị Lạt ma nào đó ở chùa của họ, liền mời vợ của Trương Tu Đình, chỉ huy của quân đoàn phòng không trú tại Nhã An, làm thông dịch viên, vì bà ấy là người Tây Tạng đến từ Litang và có thể nói lưu loát cả tiếng Trung và tiếng Tây Tạng, để nói rõ cho gia đình họ Trương về quá trình tìm kiếm linh đồng chuyển thế của họ. Hiện tại căn cứ vào kiểm tra, họ đã quyết định đứa trẻ này chính là linh đồng của vị Phật sống tại chùa của họ, nguyện ý đánh đổi mọi thứ tiền tài để nghênh hồi được linh đồng trở về chùa đăng vị”.
Vào thời điểm đó, nhà họ Trương mở tiệm thuốc và gia đình rất giàu có, nên cha của đứa trẻ nói: “Tôi không tin chuyển thế là gì. Con của tôi sao có thể dùng tiền mà đổi được? Dù ông có cho tôi vạn lượng vàng, tôi cũng sẽ không bán đứa trẻ”. Trương gia kiên quyết từ chối các Lạt ma. Các vị Lạt ma không chịu rời đi nên họ sống ở Nhã An, hàng ngày họ đến nhà họ Trương để gặp đứa trẻ, và rời đi trong nước mắt. Mặc dù vợ của đoàn trưởng Trương Tu Đình là người Tây Tạng, nhưng bà ấy cũng không thể làm gì được.
Cuối cùng, các vị Lạt ma không còn cách nào khác, quyết định quay trở lại chùa, và lần cuối cùng họ mời vợ của Trương Tu Đình đến nhà họ Trương, với ý định cáo biệt linh đồng. Khi đến Trương gia, vị Lạt ma nói với cha của đứa trẻ: “Tôi đã không quản đường xa vạn lý để đến đây, chỉ vì cậu bé linh đồng này. Bây giờ nếu ngài vẫn từ chối giao đứa trẻ này cho chúng tôi, chúng tôi chắc chắn không thể cưỡng cầu. Tuy nhiên, ngài cần biết rằng, theo Mật tông, nếu linh đồng chuyển thế không thể kế thừa Phật pháp, thì tương lai cậu bé sẽ từ bỏ thân xác tạm thời của mình và đầu thai sang một gia đình khác. Con ngài vẫn có thể ở với gia đình trước tuổi 12. Nếu gần đến tuổi, gia đình ngài có ý định giao cháu bé cho chúng tôi, thì chỉ cần nhờ vợ của đoàn trưởng Trương viết thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ chuẩn bị lễ vật hậu hĩnh để đón linh đồng trở về tự viện. Nếu đến giới hạn đó, ngài vẫn muốn cưỡng lại, ta e rằng cậu bé sẽ không sống quá 12 tuổi”. Nói xong, các vị Lạt ma rời đi.
Sau đó, công việc kinh doanh dược phẩm của Trương gia dần sa sút, cho đến ngày, gia đình họ Trương thậm chí còn không đủ sống. Lúc này, gia đình họ Trương đã nghĩ đến đứa trẻ và sẵn sàng từ bỏ đứa trẻ để đổi lấy tiền nuôi cả gia đình, nhưng vì lúc này vợ của vị lãnh đạo kia đã qua đời, nên họ không thể liên lạc được với các vị Lạt ma kia nữa.
Việc Lạt ma tìm kiếm một linh đồng họ Trương đã lan rộng khắp thành phố. Những người hàng xóm của Trương gia quan sát hành vi của cậu bé này hàng ngày, và phát hiện ra hai đặc điểm:
Một là đứa trẻ này từ khi biết nói chưa bao giờ gọi bố cậu là bố, mà chỉ gọi mẹ. Thứ hai là gia đình của đứa trẻ hay bàn bạc chuyện tìm vợ cho cậu, hay nói đùa rằng một cô gái sẽ trở thành vợ cậu trong tương lai. Sau khi nghe điều này, đứa trẻ lăn ra ốm, cả ngày không ăn, không nói chuyện, nó chỉ uống nước và súc miệng, cũng không uống thuốc.
Sau khi họ nói xong, Quách Hòa Khanh cẩn thận quan sát đứa trẻ có đôi mắt và khuôn mặt đoan chính trước mắt mình, rồi nói: “Đây đúng là một linh đồng. Bất quá là do ở trong gia tộc nhà Hán quá lâu, bị ô uế quá nhiều, làm sao nó có thể sống lâu được đây?”, nói xong ông thở dài.
Thời gian trôi qua trong nháy mắt. Một ngày nọ, Kiêu Quân, một người hàng xóm của Trương gia và là bạn học của Quách Hòa Khanh, đột nhiên hốt hoảng đến nhà ông và nói: “Sáng nay linh đồng họ Trương đã chết. Nó 12 tuổi. Đứa trẻ bị cảm mạo, nhưng nó không chịu uống thuốc, thỉnh thoảng nó lẩm bẩm một mình, chẳng biết tiếng gì mà cứ gọi mẹ đến thắp thêm đèn cho nó, lấy chảo đổ dầu vào đèn, rồi nói với mẹ nó: “Con cần lập tức về chùa”. Mẹ nó lấy tay bịt miệng đứa trẻ lại, dặn nó đừng nói những điều đó, một lúc sau đứa trẻ nói: Căn phòng này không kiền tịnh, con không muốn ngồi trên chiếc giường này. Sau đó, cậu bé cầu xin bà mẹ trải chiếu ngủ ngoài cửa và giúp cậu bước ra khỏi phòng. Đứa trẻ đã ngồi ở ngoài cửa rồi xuất thế”.
Đó là câu chuyện hôm nay, không biết khán giả có cảm giác gì sau khi nghe xong? Nghe có vẻ như thuyết vô thần hiện đại thực sự không thể giải thích những hiện tượng này ở đây, rất nhiều điều vẫn cần phải tự mình suy nghĩ, tự mình tư khảo.
Hương Thảo biên dịch.