Bí ẩn Kinh Dịch: Quẻ Khảm Vi Thuỷ lời dạy của Thần dành cho con người

Bí ẩn Kinh Dịch: Quẻ Khảm Vi Thuỷ lời dạy của Thần dành cho con người

Kinh Dịch là một tác phẩm phi thường mà Thần để lại cho con người, là lời dạy của Thần giúp nhân loại có thể đạt đến hạnh phúc đích thực. Trong quẻ Thuần Khảm này, người hữu duyên có tâm tìm hiểu sẽ thấu tỏ thêm nhiều bài học lợi lạc cho bản thân cũng như cho nhiều người khác.

Khảm Vi Thủy mang ý nghĩa gì?

Quẻ này đứng thứ 29 trong số 64 quẻ. Tượng trưng cho Nước. Tên quẻ chỉ gồm 3 chữ nhưng hàm chứa nhiều huyền cơ. Không phải “Khảm Vi Thuỷ” đơn giản nghĩa là “Khảm là nước” như lâu nay người ta vẫn cho là thế. Chúng ta có thể tạm hiểu như sau:

  • Chữ “Khảm” trong Khảm Vi Thủy: Quẻ này không phải là thuần âm hay thuần dương như hai quẻ Càn và Khôn. Hào dương nằm giữa hai hào âm biểu hiện cho cấu tạo của phân tử nước (H2O), qua đó nói lên nguồn gốc thiêng liêng của nước là sự dung hòa của âm dương, Trời Đất mà có thể nuôi dưỡng vạn vật, là món quà vô giá cho cuộc sống.
  • Chữ “Vi”: có thể hiểu là các phần tử tế vi rất nhỏ và siêu nhỏ. Các phân tử nước siêu nhỏ nhưng lại chứa đựng năng lượng vi tế vô cùng lớn, có thể mang chở sự sống và nuôi dưỡng sức sống trong toàn thể Trái Đất này. Nó chính là nguồn sống của vạn vật, là sự biểu hiện của Đạo Trời. Không phải chữ Vi nghĩa là “là” như một số sách cổ hay viết.
  • Chữ “Thủy”: có thể hiểu là nước mưa, hơi ẩm và nước từ các dòng sông, biển, hồ nơi Trái Đất chúng ta đang sinh sống. Khảm Vi Thủy còn có nghĩa là nguồn nước nguyên thủy nhất từ Mẹ thiên nhiên chứa đựng trong nó những năng lượng vi tế nhất, tuyệt diệu nhất; từ trong cơ thể vạn vật cho đến trong không trung, lòng đất không đâu là không có. Thủy là nguồn gốc của các sinh mệnh, bản thân nó cũng là một sinh mệnh.

Khảm Vi Thủy – lời dạy của Thần dành cho con người

Kinh Dịch là một tác phẩm phi thường mà Thần để lại cho con người, là lời dạy của Thần giúp nhân loại có thể đạt đến hạnh phúc đích thực. Trong quẻ Thuần Khảm này, người hữu duyên có tâm tìm hiểu sẽ thấu tỏ thêm nhiều bài học lợi lạc cho bản thân cũng như cho nhiều người khác.

1- Nước là nguồn sinh mệnh Trời Đất ban cho muôn loài, vạn vật là cùng nguồn gốc, là nhất thể

Nhìn từ góc độ khoa học thì phân tử nước H2O là 2 nguyên tử Hydro kết hợp với Oxygen mà thành, kết cấu này hoàn toàn tương đồng với biểu tượng của quẻ Khảm. Hào dương nằm chính giữa ở vị trí 2 và 5 đắc Trung và Chính. Hai hào này có thể nói là từ quẻ Càn mà ra vì Càn là tượng trưng cho những gì quang minh chính đại. Các hào âm còn lại là đến từ Khôn vì Khôn là thuần âm. Lấy hai quẻ Càn và Khôn lồng vào nhau, ta có Thuần Khảm. Vậy có thể suy ra nguồn gốc của nước là thể tổng hợp của âm dương và Trời Đất, là cội nguồn của sự sống.

Cơ thể con người cũng như tất cả sinh vật đều là sự tổng hòa âm dương ngũ hành mà thành. Nhưng muốn duy trì sự tổng hòa âm dương ngũ hành này một cách hoàn hảo thì cần phải có một thể gắn kết, là một loại dung dịch, dung môi để nối thông và cung cấp năng lượng cho toàn bộ thân thể cấu thành từ vô số bộ phận, vô số nguyên tử phân tử từ nhỏ cho đến lớn nhất. Dung dịch này phải cấu thành từ những vật chất siêu nhỏ, vi quan nhất có thể thẩm thấu qua tất cả sinh vật sống thì mới có thể giúp tất cả phát triển trường tồn. Đó chính là Nước – hay Khảm Vi Thủy, Tịnh Thủy.

Nếu nói Càn Khôn là Trời Đất sinh vạn vật và thể hiện Đạo Trời một cách vô hình, thì Khảm Vi Thủy có thể xem là biểu hiện hữu hình của Đạo Trời, là đường dẫn đem năng lượng cả Trời và Đất tưới tắm, nuôi sống vạn vật và làm cho mọi thứ cân bằng, phát triển hoàn hảo. Cái Đạo hữu hình này luôn tồn tại ngay trong thân thể mỗi người đến tận tế bào, luôn có ở mọi sinh vật, mọi nơi. Vậy nên Nước là sinh mệnh vĩ đại nhất trần gian chỉ đứng sau Đất Mẹ Thuần Khôn.

Từ đó, có thể hiểu rằng nguồn gốc của loài người là đến từ tự nhiên, không thể tách rời tự nhiên, cũng không cao quý hơn tự nhiên. Sự tồn vong và hạnh phúc của con người không phải do bản thân họ tự định đoạt mà cần suy xét trong mối tương quan với tự nhiên và vạn vật. Chỉ có lối sống thuận theo tự nhiên, khiêm tốn như dòng nước chảy chỗ thấp, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ mọi sinh mệnh mới mang đến cho con người cuộc sống hạnh phúc thật sự và tránh khỏi hủy diệt; đây mới là Chân Phúc. Làm thương tổn thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước là chúng ta đang tự giết mòn chính mình, vì chúng ta cũng là một phần của thiên nhiên. Chảy trong cơ thể mỗi người đều là Nước.

2- Không thể tùy ý lãng phí và hủy hoại nước, không có nước sạch thì nhân loại cũng không còn

Có một giai thoại thú vị về nước trong lịch sử Việt Nam:

Mùa hè năm nào vua Duy Tân cũng ra nghỉ mát ở cửa Tùng, một cửa biển đẹp, yên tĩnh, có bãi tắm bằng phẳng, cát trắng và mịn. Một hôm, nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay còn dính cát, một thị vệ liền bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay, vua vừa rửa vừa hỏi: “Tay bẩn lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy chi mà rửa?”.

Thị vệ lúng túng không trả lời được. Nhà vua bèn đặt lại câu hỏi: “Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch?”. Thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói: “Nước bẩn thì lấy máu mà rửa”.

Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh lòng yêu nước hay tinh thần chống ngoại xâm của vua Duy Tân. Nước ngọt trên Trái Đất này là có hạn và không thể nào đủ cho toàn nhân loại nếu chúng ta không tiết kiệm mà cứ luôn hủy hoại nó. Với đà ô nhiễm và kinh tế khủng hoảng như hiện nay, những cuộc chiến tranh vì nguồn nước rất có thể sẽ diễn ra. Nhiều người sẽ phải chết vì “nước dơ”, nên câu nói “nước dơ lấy máu mà rửa” cũng phản ánh sự thật đó chứ không đơn giản chỉ là việc xảy ra ở nước ta thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, bản chất nước ngọt là một sinh mệnh sống được Trời ban phúc, là thứ duy nhất có thể tẩy tịnh vạn vật, nuôi sống vạn vật. Nếu chúng ta tùy tiện làm ô nhiễm nó, nghĩa là làm nó mất đi bản chất thiêng liêng thì điều chờ đợi nhân loại là hủy diệt. Vì sao lại nói như vậy?

Theo lý của Dịch thì vật cực tất phản, sẽ diễn ra quá trình phục nguyên để tẩy tịnh cho dòng nước đã bị ô nhiễm. Có hai khả năng có thể xảy ra:

Một là khi đạo đức nhân loại hoàn toàn mất hết, không còn tin vào Trời Phật nữa, mặc sức làm loạn khắp nơi: Trong quẻ Thuần Khảm có hai hào số 2 và số 5 là dương, tượng trưng cho Trời, cho sự trong sạch của bản chất nước, cũng tượng trưng cho Đạo Trời, đạo đức của con người nơi nhân gian, lòng tín phụng Trời Đất. Nếu nước dơ hay đạo đức mất hết thì hai hào đó coi như biến thành âm, toàn quẻ sẽ trở thành Thuần Khôn, nhưng không phải quẻ Khôn mang phúc lành từ Đất, mà là hai quẻ Khôn (đất) thuộc âm chồng lên nhau, là âm ở trên âm, là Đất Âm, tức là Đất Chết, đất để chôn người. Những đại nạn như Hồng Thủy, núi lửa Pompeii, hay sự hủy diệt văn minh Atlantis sẽ lại diễn ra để ứng với tượng quẻ Đất Âm như đã nói ở trên, là hủy diệt hoàn toàn.

Hai là khi nhân loại cố gắng thay đổi và cứu chữa thiên nhiên, nhưng lại không đi từ gốc là nâng cao đạo đức bản thân, sống tốt hơn mà lại dùng khoa học kỹ thuật để xử lý: Hai hào âm dương cấu thành quẻ Khảm, trong đó các hào âm tượng trưng cho nguyên tử Hydro. Các hoạt động khoa học kỹ thuật tác động cải tạo môi trường cũng như tác động để hai hào âm nối lại thành hào Dương, như thế quẻ Khảm sẽ quay về tượng quẻ Càn Vi Thiên. Nhưng không phải Càn Vi Thiên theo nghĩa tốt, vì Càn Vi Thiên cũng tượng trưng cho Kim, cho vũ khí.

Hai hào âm nối lại cũng trùng hợp với phản ứng hợp hạch tạo ra thứ gọi là bom khinh khí, bom H, một lưỡi gươm treo trên đầu nhân loại. Khi mà chiến tranh về nguồn nước diễn ra, sẽ không ai dám bảo đảm là người ta sẽ không đem cái thứ bom kia ra sử dụng để nhanh chóng giành chiến thắng. Vì thế, hủy diệt có lẽ sẽ không phải do thiên tai như trường hợp thứ nhất, mà là từ nhân họa.

Tĩnh Thuỷ.

Tin bài liên quan