Từ xa xưa, mỗi khi làm bất cứ công việc gì cho là trọng đại, hầu hết người ta đều chọn tuổi, xem ngày tốt xấu, với mục đích cầu mong cho công việc được thuận buồm xuôi gió. Chuyện dựng vợ gả chồng, Xây dựng nhà cửa, mua đất, mua xe v.v. ……. vốn được coi là chuyện quan trọng của cả đời người, nên thường được cân nhắc rất là kỹ lưỡng.
Tuy vậy, thực chất Kim Lâu là gì? Hoang Ốc ra sao? Cách tính như thế nào cho đúng, thì không phải ai cũng biết và đồng nhất quan điểm.
Nguyên thuỷ cách tính tuổi Kim lâu được viết trong cuốn "Thông thư 聰書” của Trung Hoa cổ, do Chu Liêm Khê đời Tống biên soạn.
Theo Cổ thư, khi dựng vợ, gả chồng, cần tránh 3 tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc, và Tam tai.
Cũng theo tư liệu Trạch Cát Dân Gian về chọn lựa Cát Hung trong khởi sự mọi việc, phép tính Tam Tai dựa vào Tam Hợp của Địa Chi rồi suy ra.
NĂM TAM TAI:
( Kỵ cất nhà, cưới hỏi )
THÂN - TÝ - THÌN tam tai tại các năm DẦN - MÃO - THÌN.
DẦN - NGỌ - TUẤT // // // // // THÂN - DẬU - TUẤT.
TỴ - DẬU - SỬU // // // // // HỢI - TÝ - SỬU .
HỢI - MÃO - MÙI // // // // // TỴ - NGỌ - MÙI
Trong năm Kỷ Hợi 2019 có 3 tuổi rơi vào hạn Tam tai, bao gồm: Tị, Dậu và Sửu.
Theo cách tính hạn Tam tai thông thường, đây là năm đầu tiên mà 3 tuổi này gặp hạn Tam tai (Năm đầu Tam tai là Hợi, giữa là Tý và cuối là Sửu). Cụ thể:
– Năm Hợi gặp Thiên Bại Tinh Quân tắc bại hoại sự nghiệp hoặc bại hoại tài sản hoặc bại hoại gia phong.
– Năm Tý gặp Địa Vong Tinh Quân tắc tai hại vi thổ địa nhi tổn thất hoặc thổ động nhi bệnh tật.
– Năm Sửu gặp Thổ Hình Tinh Quân tắc vi thổ địa nhi cập hình phạt hoặc tổn thất điền địa hoặc vị thổ địa đông nhi hữu tai.
Cần chú ý, trong năm đầu phạm Tam tai, không nên bắt đầu làm việc trọng đại như tiến hành khởi công xây dựng, cưới hỏi, mua nhà cửa…
Còn ở năm giữa Tam tai, không nên dừng việc đang tiến hành (vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại). Trong năm cuối Tam tai, không nên kết thúc việc quan trọng vào đúng năm này.
+ Tâm tính bất ổn, thường xuyên nóng nảy.
+ Tiền bạc hao tán, dễ bị mất cắp mất trộm.
+ Thân tộc có tang chế.
+ Dễ gặp tai nạn bất ngờ, va chạm xe cộ.
+ Bị thương tích, họa huyết quang.
+ Gặp họa khẩu thiệt thị phi
+ Bị kiện thưa hay dính đến pháp luật.
Theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian, Từ xưa Cổ nhân thường có cách hóa giải bằng cách: Nếu gặp những năm "tam tai" , "tứ kim lâu" hoặc "lục hoang ốc" thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách "có đóng, có mở" rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ. Vì vậy thường khi gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể "mượn tuổi" . Nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Kim lâu , Hoang Ốc và Tam tai đứng ra thay thế, để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất..Sau đó đến năm gia chũ được năm làm nhà thì làm lễ mua lại Bản Quyền.). Nếu gặp năm Hoang ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi nhập trạch ( về nhà mới ) thì nhờ người khác (thường là người thân, không phạm Hoang ốc) đến ở một thời gian, sau đó Chủ nhà mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì "xin dâu hai lần" để hoá giải việc "đứt gánh giữa đường".
Nói chung, đây là phương pháp hóa giải, cũng ví như người có bệnh cần phải chữa bệnh. Tốt nhất là tránh được để không phải bệnh thì hay hơn nhiều.
“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Con gái lấy chồng theo quan niệm dân gian không được tổ chức cưới vào năm tuổi Kim Lâu. Vậy tuổi Kim Lâu là gì, quan niệm này từ đâu mà có, nó có thực sự chính xác hay không?
Theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam, khi quyết định chuyện hôn nhân, hai bên gia đình sẽ tùy theo tuổi người con gái mà lựa chọn năm để tổ chức đám cưới. Có tuổi được xem là đẹp để kết hôn, có tuổi lại bị cho là phải kiêng kị, tránh phạm phải.
“1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng”. Các cụ từ xa xưa đã đúc kết nên câu nói này từ bao đời nay. Dựng vợ gả chồng là chuyện cả đời người, càng phải cân nhắc kĩ lưỡng. Theo quan niệm dân gian, con gái đến tuổi Kim Lâu thì nên tránh chuyện ăn hỏi, cưới xin.
Theo quan niệm xưa, Kim Lâu là hạn gây ra tai họa cho gia chủ, vợ con cùng các vật nuôi của gia đình đó. Do đó, nếu gia chủ tiến hành dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa mà bị phạm vào hạn Kim Lâu sẽ bị ốm đau bệnh tật và thậm chí có thể gây ra họa sát thân.
Theo sách Thông Thư của Trung Hoa cổ đại thì làm nhà hay dựng vợ gả chồng nên tránh tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai. Tuổi Kim Lâu ở đây được tính theo tuổi mụ của người trụ cột trong nhà.
Dân gian cho rằng Kim Lâu gồm có:
Người ta xem và dựa vào tuổi âm để tính Kim Lâu. Cụ thể, lấy tuổi mụ của gia chủ chia cho 9 và lấy số dư.
Nam: Lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ) chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà)
Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ)
Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ)
Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ)
Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà); Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật.
Nữ: Lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ]) chia cho 9, số dư mà bằng 1, 3, 6, 8 là phạm Kim Lâu (tính theo tuổi lấy chồng)
Tóm lại – Các tuổi Kim Lâu cần tránh: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Tuy vậy, có sách còn ghi “ Ngũ Thập nhập Trung Cung" Có nghĩa: Người từ 50 tuổi trở lên mới được tính vào Trung Cung. Dưới 50 tuổi không tính theo phép chia 9.
Trường hợp Kim Lâu Lục Súc, nếu bạn không phải là người kinh doanh chăn nuôi, hoặc chăn nuôi nhỏ lẽ mang tính tăng gia thì có thể bỏ qua.
Một trường hợp nữa, có câu nguyên văn “Mươi, Ba, sáu, tám, cưới vợ, tậu trâu, làm nhà thì đừng, ( Nghĩa là Một mươi, Ba mươi, Sáu mươi, Tám mươi ) chứ không phải 1 tuổi, 3 tuổi, 6 tuổi, 8 tuổi”. Hai cái này có ý nghĩa khác nhau rất nhiều, mà hiện nay nhiều người hiểu nó là một.
Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất hoặc không có, thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người Vợ hay người đàn bà lớn tuổi nhất trong nhà, rồi tính như trên.
Theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian, gặp năm Kim Lâu thì chớ bàn chuyện dựng nhà hay cưới gả. Song để giải tỏa tâm lý cho gia chủ và linh hoạt hơn trong xử lý những chuyện đại sự cả đời, cũng có rất nhiều cách để hóa giải hạn Kim Lâu. Ví dụ như làm nhà gặp Kim Lâu thì gia chủ có thể “mượn tuổi”, tức nhờ người khác không phạm vận hạn gì đứng ra thực hiện cho.
Với chuyện cưới xin, dân gian có lệ “xin dâu hai lần” để hóa giải hạn “đứt gánh giữa đường”. Cũng có nơi chọn ngày cưới sau ngày Đông chí hoặc ngày sinh nhật của cô dâu, coi như khi đó là cô dâu đã sang tuổi mới, hết hạn Kim Lâu.
Theo quan niệm xưa, “Hoang ốc” được hiểu là ngôi nhà hoang. Do đó, nếu chủ nhà chọn xây nhà, mua nhà vào năm phạm hạn Hoang ốc xấu sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn, gặp hạn chủ về chết chóc, bệnh tật, tán gia bại sản.
Cách tính hạn Hoang ốc:
Theo các tài liệu về Trạch cát dân gian, vòng tính tuổi Hoang Ốc chia ra làm 6 cung: nhất Cát, nhì Nghi, tam Địa Sát, tứ Tấn Tài, ngũ Thọ Tử, lục Hoang Ốc.
Cách tính là khởi tuổi bắt đầu 10 tại nhất Cát, 20 tại nhì Nghi, 30 tại tam Đại Sát, 40 tại tứ Tấn Tài, 50 tại ngũ Thọ Tử, 60 tại lục Hoang Ốc, 70 lại bắt đầu từ nhất Cát…
Ý nghĩa các cung Hoang ốc bao gồm:
Nhất Cát (hay Kiết cũng vậy) (tốt): Làm nhà tuổi này sẽ có chốn an cư tốt, mọi việc hanh thông, thuận lợi (Nhất kiết an cư, thông vạn sự).
Nhì Nghi (tốt): Làm nhà tuổi này sẽ có lợi, nhà cửa hưng vượng, giàu có (Nhì nghi tấn thất địa sinh tài).
Tam Địa sát (xấu): Tuổi này làm nhà là phạm, gia chủ sẽ mắc bệnh tật (Tam sát nhơn do giai đắc mệnh).
Tứ Tấn tài (tốt): Làm nhà tuổi này thì phúc lộc sẽ tới (Tứ tấn tài chi phước lộc lai).
Ngũ Thọ tử (xấu): Tuổi này làm nhà là phạm, trong nhà chia rẽ, lâm vào cảnh tử biệt sinh ly (Ngũ tử ly thân phòng tử biệt).
Lục Hoang ốc (xấu): Tuổi này làm nhà cũng bị phạm, khó mà thành đạt được (Lục ốc tạo gia bất khả thành).
Theo ý nghĩa trên, nếu gia chủ xây nhà vào các năm thuộc các tuổi có cung tốt như nhất Cát, nhì Nghi, tứ Tấn Tài thì mọi sự hanh thông, tốt đẹp. Còn nếu rơi vào các cung xấu còn lại dễ bị phạm, phải kiêng tránh nếu không sẽ gặp đại họa.
Kết luận – Các tuổi Hoàng Ốc cần tránh: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42 , 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75, 78, 81, 83.
Xem chi tiết: Bảng tra hạn Tam tai, Hoang ốc, Kim lâu theo năm