Vái lạy là phép xã giao thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau..."Đời xưa vua đối với bày tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ "tôn quân ti thần", nên thiên tử không đáp lạy bày tôi nữa... Ngaỳ xưa từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu, nếu kẻ ti ấu (bề dưới) chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là nghi thức lúc đã lễ xong....Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan cũng vái bậc trưởng quan... Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến cổ điênr lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra..."(Trích Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ trang 174).
Xem đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xã giao, không chỉ vái lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hoá Âu Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng ti ấu).
Theo phong tục lễ giáo của ta, bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, trò chào thầy trước . Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.
Chúng tôi xin trích kể lại câu chuyện "Tam nguyên Tổng đốc lạy ông Nhiêu".
Ông Nhiêu Chuồi người cùng làm ăn mừng lên thọ 80 Cụ Tam Nguyên cũng tới mừng. Khi làm lễ chúc thọ, cụ Tam cũng như mọi người lễ ông Nhiêu hai lễ rất kính cẩn. "Ai đời cụ Tam Nguyên Tổng Đốc lại lạy một người dân thường. Ông Nhiêu vội vàng sụp xuống lạy tạ. Cụ Tam đỡ ông Nhiêu dậy, ôn tồn nói: Ta lễ là lễ cái thiên tước của ông Nhiêu đấy..."
(Trích Nguyễn khuyến và giai thoại _ Bùi. V. Cường biên soạn_Hội VHNT Hà Nam Ninh xuất bản- tr 123)