3 câu hỏi kinh thiên động địa, rung động lòng người

3 câu hỏi kinh thiên động địa, rung động lòng người

Vị thiền sư hỏi: "Tôi và con con gái ông có chuyện tốt gì?" Cha của cô gái đáp: "Hừ! Ngươi vẫn đùa ư!" Nói xong ông lại đánh lão thiền sư một trận nữa...

* Câu hỏi thứ nhất: Vậy sao?

Lão Thiền sư là một vị cao tăng đắc đạo, tác phong sinh hoạt nghiêm khắc cẩn thận, trang nghiêm thực hành giới luật. Cách ngôi chùa mà ông tu hành không xa có một hộ làm nghề bán vải, cả nhà đều là tín đồ của vị Thiền sư này. Tuy nhiên, trong gia đình này có một bí mật, con gái họ chưa kết hôn mà đã có con. 

Một ngày nọ, cô con gái khóc lóc tiết lộ với cha rằng rằng đứa trẻ chính là của vị thiền sư già kia. Các tín đồ nghe xong thì tâm trạng như đang đối diện với trời long đất lở, dù nghĩ thế nào cũng không tìm ra nguyên nhân vì sao lão thiền sư lại làm loại chuyện này, bởi vì ông ấy là người mà họ kính trọng nhất. Tín đồ ôm đứa trẻ mà con gái vừa sinh xong đến chùa hỏi tội. 

Ông giận dữ cầm lấy cây gậy gỗ đến chùa, chưa kịp nói lời nào đã vung tay đánh vị thiền sư một trận: “Ngươi ở đây ra vẻ đạo mạo hòa thượng, nhìn việc tốt mà ngươi và con gái tôi đã làm ra này”. 

Vị thiền sư hỏi: “Tôi và con con gái ông có chuyện tốt gì?” 

Cha của cô gái đáp: “Hừ! Ngươi vẫn đùa ư!” Nói xong ông lại đánh lão thiền sư một trận nữa và đem đứa trẻ đến đặt trước mặt. Ông nói: “Đây là nghiệt chủng của ngươi, trả lại cho ngươi đó”. 

Lúc này, lão thiền sư mơ hồ hiểu ra đây là tình huống gì. Ông không phản bác, chỉ cười khổ rồi từ tốn nói hai từ: “Vậy sao?” 

Từ đó về sau, vị thiền sư già thường bế đứa trẻ đến các ngôi làng xung quanh để xin sữa nuôi cậu bé. Lúc này dân chúng cũng không còn tin hay kính trọng Thiền sư già này nữa, họ thường hạ nhục, mắng mỏ, nhưng vị thiền sư không bao giờ tự bào chữa cho mình.

Một năm sau, cô con gái ông chủ tiệm vải cuối cùng cũng thừa nhận sai lầm của mình với cha mẹ và tiết lộ sự thật. Thì ra cha của đứa trẻ là người khác. Hai vợ chồng ông chủ tiệm vải vô cùng tức giận con gái vì lời nói dối của cô lúc trước đã khiến họ đổ lỗi cho vị thiền sư.

Sau đó, cả gia đình người bán vải đã mang nhiều quà tặng đến chùa, nơi vị thiền sư già tu hành, họ giải thích toàn bộ sự việc, mong lão thiền sư tha thứ, cũng tỏ vẻ xấu hổ xin mang đứa bé rời đi. 

Lúc này, vị thiền sư già vẫn nhẹ nhàng nói câu như cũ: “Vậy sao?” Rồi ông đem đứa bé khỏe mạnh vui vẻ trả lại cho họ. 

* Câu hỏi thứ 2: "Ngươi không biết sao?"

Vào những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, trong thời kỳ quân phiệt ly khai, một vị tướng đã chuẩn bị tiệc chay và mời các nhà sư nổi tiếng ở địa phương đến hỏi thăm chút sự việc. Đang trong bữa tối, trên bàn đầy những món chay được chế biến và bày biện tinh xảo, bên trong lại có một đĩa đựng miếng thịt lợn lớn. 

Đệ tử đi theo vị hòa thượng này cố ý dùng đũa gảy miếng thịt ra, dự định để cho viên tướng này nhìn thấy. Vị hòa thượng thấy thế liền khéo léo chuyển miếng thịt đến chỗ mà vị tướng không thể nhìn ra. 

Người đệ tử thấy thế thì không khỏi tỏ ra bối rối, một lúc sau lại công khai gẩy miếng thịt ra.

Vị hòa thượng lại lần nữa che đậy lại, rồi nói với đệ tử: “Ngươi không biết sao?” 

Người đệ tử không biết sư phụ của mình làm vậy là có ý gì nên đã buồn bực mất nửa ngày. Cho đến khi bữa tiệc kết thúc, trên đường trở về, đồ đệ hỏi sư phụ: “Thưa Sư phụ, rõ ràng là đầu bếp biết chúng ta không ăn thịt, vì sao lại đem thịt heo bỏ vào món ăn chay. Đồ đệ chỉ là muốn cho vị tướng kia biết để xử phạt mà thôi”. 

Cao tăng nói: “Mỗi người sống trên đời đều sẽ có lúc mắc sai lầm, cho dù là cố ý hay vô ý. Nếu như viên đại soái biết chuyện vào lúc đó thì nhất định sẽ nổi cơn thịnh nộ mà bắn chết người đầu bếp kia hoặc sẽ trừng phạt anh ta một cách nghiêm trọng. Như vậy chẳng phải chúng ta không làm được gì mà lại khiến cho một người phải mất mạng. Chúng ta là người tu hành, cần từ bi. Chúng ta hãy giúp cho những điều tốt đẹp trở nên tốt đẹp hơn, và không để những điều xấu trở nên tồi tệ hơn.”

* Câu hỏi thứ 3: "Có thể đợi một chút không?"

Chùa Phục Long vì chứa chấp tội phạm triều đình mà bị vây khốn đàn áp. Ở sâu trong phòng thiền, binh lính tìm thấy một vị phương trượng. Một người trong số họ đã giơ thanh đao trong tay lên định động thủ. Thấy vậy vị phương trượng nói: “Có thể đợi một chút không?” 

Binh lính kia nói: “Đừng kéo dài thời gian, sớm muộn gì cũng chết, sao phải chờ? Tốt nhất là nên tiễn ngươi lên đường càng sớm càng tốt”. 

Lời của tên binh linh còn chưa nói hết thì vị hòa thượng trụ trì đã bay lên không trung, bay cao mấy thước rồi rơi xuống, khi rơi xuống vẫn còn giữ nguyên tư thế thiền định. Khi hòa thượng trụ trì rơi xuống, binh lính phát hiện ông đã chết, trên khóe mắt còn lưu lại giọt lệ trong như pha lê. 

Theo ghi chép, vị sư trụ trì già đã chứng quả vị A-la-hán, bất kỳ người nào làm thương tổn thân thể ông đều phải bị đẩy vào địa ngục. Vị sư trụ trì thương xót người này chỉ là binh lính nhỏ bé, thà sớm kết thúc bản thân mình trong kiếp này, cũng không muốn thấy cậu ta tạo ác nghiệp. Giọt lệ trên khóe mắt chính là giọt sương đẹp nhất lưu lại trên hoa sen.

San San.

Tin bài liên quan